Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre

“Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.

Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai)

a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:

- Từ láy. (0,5 điểm)

- Thành ngữ. (0,5 điểm)

- Khởi ngữ. (0,5 điểm)

b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)

 Câu 2. (3,0 điểm)

 Con chim sẻ nhỏ chết rồi

 Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

 Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

 Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

 Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

 (Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)

Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.

 

doc 3 trang cucpham 02/08/2022 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút
	 (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre 
“Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,
(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai)
a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định: 
- Từ láy. 	(0,5 điểm)
- Thành ngữ. 	(0,5 điểm)
- Khởi ngữ. 	(0,5 điểm)
b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)
	Câu 2. (3,0 điểm)
	Con chim sẻ nhỏ chết rồi
	Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.
	Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
	Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
	Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
	 (Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)
Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.
	Câu 3. (5,0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã :
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình :
- Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
	 (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)
- Hết -
Họ và tên thí sinh
Phòng thi
Số báo danh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 	 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
- Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh (câu 2, câu 3); tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên cán bộ chấm thi cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Cán bộ chấm thi cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài không làm tròn số. 
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Xác định:
- Từ láy: lồng lộng, mênh mông. 
Lưu ý:
Đúng hai từ, sai một từ: 0,5 điểm; đúng hai từ, sai hai từ: 0,25 điểm; đúng hai từ, sai ba từ: 0 điểm. 
Đúng một từ, sai một từ: 0,25 điểm; đúng một từ, sai hai từ: 0 điểm.
- Thành ngữ: Tre già măng mọc. 
Lưu ý: 
Đúng một thành ngữ, sai một thành ngữ: 0,25 điểm.
Đúng một thành ngữ, sai hai thành ngữ: 0 điểm. 
- Khởi ngữ: Các em. 
Lưu ý: 
Đúng một khởi ngữ, sai một khởi ngữ: 0,25 điểm. 
Đúng một khởi ngữ, sai hai khởi ngữ: 0 điểm.
b) Măng: Nghĩa chuyển.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
1. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn hoặc bài văn ngắn; đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc được tác giả nói đến trong đoạn thơ. 
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận:
a) Sự việc được tác giả nói đến trong đoạn thơ: 
- Con chim sẻ nhỏ chết giữa cơn bão. Mặc dù tác giả có biết con chim sẻ đang gặp nguy hiểm nhưng vẫn ngon giấc trong chăn ấm. 
- Ý nghĩa của sự việc: Chê trách sự vô tâm của con người trước cảnh ngộ đáng thương.
b) Bàn luận: 
- Sự thờ ơ, vô cảm làm cho tâm hồn trở nên cằn cỗi, chai sạn; con người không có sự đồng cảm, sẻ chia, gắn kết; cuộc sống sẽ thiếu vắng tình thương;
- Chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ những người thiếu may mắn, gặp hoạn nạn. Đó là cách ứng xử phù hợp với đạo lí làm người, tạo nên một xã hội tương thân tương ái,
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh. Cần phân biệt giữa lòng yêu thương và sự thương hại; những người thực sự cần được giúp đỡ và những kẻ lười biếng, ỷ lại
c) Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được tác hại của sự vô tâm.
- Cần có hành động cụ thể, thiết thực để giúp đỡ những số phận không may.
2,25
0,5
1,25
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
3
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài); viết đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận:
3.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
0,25
3.2. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
a) Về nội dung:
* Con người:
- Anh thanh niên: Tiếc nuối vì sắp phải chia tay (trời ơi, chỉ còn có năm phút); quan tâm người khác một cách chân thành (đưa lại chiếc khăn mùi soa cho cô gái, gửi làn trứng cho ông họa sĩ).
- Cô kĩ sư: Nỗi lưu luyến, hồi hộp lúc từ biệt; sự cảm phục trước vẻ đẹp của anh thanh niên (chìa tay ra cho anh nắm, nhìn thẳng vào mắt anh).
- Ông họa sĩ: Luyến tiếc vì cuộc gặp gỡ thú vị mà ngắn ngủi (tặc lưỡi đứng dậy); yêu quý, trân trọng cái đẹp (Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?).
- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ, trong giây phút chia tay, giữa ba con người xa lạ đã nảy nở những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp, lớn lao. Qua đó, tác giả tôn vinh những con người có tâm hồn cao quý.
* Thiên nhiên: Thơ mộng, hùng vĩ, rực rỡ sắc màu, ấm áp, tươi vui (nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn) như phản chiếu tâm hồn ba nhân vật lúc chia tay.
b) Về nghệ thuật:
- Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự với miêu tả; lối văn đậm chất trữ tình. 
- Nghệ thuật phác họa chân dung nhân vật.
- Miêu tả thiên nhiên với phép so sánh, nhân hóa, liên tưởng, giàu tính biểu tượng.
3,0
1,5
0,5
1,0
3.3. Đánh giá chung: Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích xây dựng thành công hình tượng người lao động mới; qua đó, thể hiện niềm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những con người đang lặng lẽ cống hiến cho đời.
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018.doc