Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Câu 1. (1 điểm)

 Trong hai câu sau, trường hợp nào muối được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào muối được dùng như một từ thông thường ?

a. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Tế Hanh, Quê hương)

b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. (Từ điển tiếng Việt)

Câu 2. (1 điểm)

Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì ?

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu 3. (1 điểm)

Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

a. Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết câu và cho biết đó là phép liên kết gì ?

b. Xác định phép tu từ được sử dụng trong phần trích trên và cho biết phép tu từ đó được tạo ra bằng cách nào ?

 

doc 3 trang cucpham 02/08/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút 
Câu 1. (1 điểm)
 Trong hai câu sau, trường hợp nào muối được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào muối được dùng như một từ thông thường ?
a. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 	(Tế Hanh, Quê hương)
b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. 	(Từ điển tiếng Việt) 
Câu 2. (1 điểm)
Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì ?
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.	(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 3. (1 điểm)
Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. 	(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
a. Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết câu và cho biết đó là phép liên kết gì ?
b. Xác định phép tu từ được sử dụng trong phần trích trên và cho biết phép tu từ đó được tạo ra bằng cách nào ?
Câu 4. (2 điểm)
Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày. 
(Dẫn theo Ngữ văn 7, tập 2)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 5. (5 điểm)
Em hãy phân tích ba khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận xét sau : 
Vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình.
 	(Tư liệu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam)
Thình lình đèn điện tắt	Ngửa mặt lên nhìn mặt	Trăng cứ tròn vành vạnh
phòng buyn-đinh tối om	có cái gì rưng rưng	kể chi người vô tình
vội bật tung cửa sổ	như là đồng là bể	ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng tròn	như là sông là rừng	đủ cho ta giật mình.
	 TP. Hồ Chí Minh, 1978
	 (Ngữ văn 9, tập 1)
	 - Hết -
Họ và tên thí sinh
Phòng thi 
Số báo danh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm (câu 4, câu 5).
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Giám khảo có thể cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài không làm tròn số.
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Thuật ngữ: muối ở câu b 
0,5
Từ thông thường: muối ở câu a
0,5
2
Thành phần biệt lập: chắc, hình như 
0,5
Thành phần tình thái
0,5
3
a. Phép liên kết câu
Chúng (thay cho hai con búp bê)
0,25
Phép thế
0,25
b. Phép tu từ
Phép tu từ nhân hóa
0,25
Được tạo ra bằng cách dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật  (quàng tay, ngước nhìn, thân thiết, âu yếm).
0,25
Câu 4. Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.
I. Yêu cầu :
1. Yêu cầu về kĩ năng :
 	Biết cách viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận xã hội. Diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung :
 	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý :
a. Giải thích :
- Cuốn sách tốt là cuốn sách có nội dung lành mạnh, có tính thẩm mĩ và giáo dục cao.
 	- Ý kiến khẳng định vai trò tích cực của một cuốn sách tốt đối với con người.
b. Bàn luận
- Sách chứa đựng tri thức của nhân loại từ xưa đến nay. Vì vậy, một cuốn sách có giá trị luôn đáng tin cậy, là người bạn tốt giúp ta khám phá cuộc sống và bản thân mình. 
	- Những cuốn sách hay bao giờ cũng hướng con người đến cái đẹp, cái thiện, giúp con người học tập, rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn. 
	- Phê phán hiện tượng không biết chọn sách để đọc hoặc không thích đọc sách. 
c. Liên hệ bản thân, rút ra bài học
Biết chọn những cuốn sách tốt để đọc, rèn luyện thói quen đọc sách hằng ngày.
II. Biểu điểm:
	- Điểm 2 : Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
	- Điểm 1 : Hiểu đề. Nêu được một số ý cơ bản nhưng chưa sâu. Diễn đạt nhiều chỗ còn lúng túng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0 : Không hiểu đề. Bỏ giấy trắng.
Lưu ý : 
 	- Bài làm có thể không đầy đủ các ý nhưng thí sinh có kĩ năng làm bài tốt thì vẫn có thể đạt điểm tối đa.
 	- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
	- Ngoài cách căn cứ theo biểu điểm nêu trên giám khảo có thể tham khảo cách phân điểm theo từng nội dung như sau: Giải thích đúng : 0,5 điểm ; biết cách bàn luận, mở rộng : 1,0 điểm ; biết liên hệ bản thân, rút ra bài học : 0,5 điểm 
Câu 5. 
	I. Yêu cầu :	
1. Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết giàu cảm xúc, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung :
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng, thí sinh có thể có nhiều cách làm khác nhau nhưng phải phân tích nội dung và các chi tiết nghệ thuật của ba khổ thơ cuối để làm rõ nhận xét nêu ở đề bài. Cần có các ý chính sau :
a. Giới thiệu tác giả, bài thơ và ý kiến nhận xét về ba khổ thơ cuối.
b. Phân tích ba khổ cuối bài thơ để chứng minh.
b.1. Vầng trăng gợi lại cả một thời trong quá khứ :
- Chủ thể trữ tình hội ngộ với vầng trăng trong một tình huống không ngờ (Thình lình đèn điện tắt/ phòng buyn-đinh tối om/ vội bật tung cửa sổ/ đột ngột vầng trăng tròn).
- Khoảnh khắc đối diện với vầng trăng (ngửa mặt lên nhìn mặt) đã khiến con người xúc động (có cái gì rưng rưng). 
- Vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời đã đánh thức cả một thời quá khứ tươi đẹp. Vầng trăng từng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu nơi làng quê, với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong thời chiến ; trăng trở thành tri kỉ với con người ; mối quan hệ trăng-người ngỡ không bao giờ quên, tất cả hiện về tự nhiên, giản dị (như là đồng là bể/như là sông là rừng).
b.2. Vầng trăng làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình :
	- Vầng trăng vẫn đầy đặn nghĩa tình, vẫn trọn vẹn thuỷ chung, vẫn bao dung độ lượng với con người (trăng cứ tròn vành vạnh, cứ im phăng phắc) dù con người đã thay đổi, đã dần lãng quên những nghĩa tình trong quá khứ (vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường).
	- Ánh sáng của vầng trăng rọi vào tâm hồn, làm cho thi nhân bừng tỉnh (xót xa, bàng hoàng về sự vô tình đối với người bạn tri kỉ, đối với quá khứ nghĩa. tình).
	- Phút giật mình thức tỉnh cũng là lúc con người quay trở về với chính mình, với đạo lí thuỷ chung, nghĩa tình. Cách sử dụng đại từ nhân xưng ta duy nhất ở cuối bài thơ như một lời tự phê phán nghiêm khắc, đầy hối hận.
c. Đánh giá chung 
 	- Ý kiến đã khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của đoạn thơ, đặt ra vấn đề thái độ của con người đối với quá khứ, gợi nhắc đạo lí sống thuỷ chung – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
	- Đoạn thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình; giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ; xây dựng hình tượng ánh trăng giàu ý nghĩa biểu tượng.
II. Biểu điểm 
	- Điểm 5 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. 
	- Điểm 4 : Nắm vững yêu cầu đề. Biết cách xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng nhưng có chỗ phân tích chưa sâu. Bài viết còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
	- Điểm 3 : Nắm được yêu cầu đề. Chọn, phân tích được một số hình ảnh, chi tiết để làm rõ những ý chính, nhưng có chỗ còn hạn chế. Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 2 : Hiểu yêu cầu của đề nhưng kĩ năng làm bài còn nhiều thiếu sót, một số chỗ còn diễn xuôi. Bài thiếu nhiều ý chính. Bố cục chưa rõ, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	- Điểm 1 : Chưa nắm yêu cầu đề. Kĩ năng nghị luận kém. Chủ yếu diễn xuôi đoạn thơ. Bài viết mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
	- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề./.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2013_2014.doc