Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Câu 1: (1 điểm) Xác định phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó.

 Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

 Câu 2:(1 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì ?

 Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh.

 Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở thì mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoàng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi, cũng chạy theo.

 (Lỗ Tấn, Cố hương)

 Câu 3:(1 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích sau:

 Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

 Câu 4: (2 điểm) Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (không quá 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bài ca dao trên.

 

doc 3 trang cucpham 01/08/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2006-2007 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Khóa ngày 16 tháng 6 năm 2007
 ----------------------------- --------------------------------
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian : 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Câu 1: (1 điểm) Xác định phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó.
	 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
	Câu 2:(1 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì ?
	Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh.
	Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở thì mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoàng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi, cũng chạy theo.
	 (Lỗ Tấn, Cố hương)
	Câu 3:(1 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích sau:
	Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh”.
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
	Câu 4: (2 điểm) 	Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
	Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (không quá 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bài ca dao trên.
	Câu 5: (5 điểm) Phân tích hai khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, tập 1).
	Không có kính không phải vì xe không có kính
	Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
	Ung dung buồng lái ta ngồi,
	Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
	Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
	Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
	Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
	Như sa như ùa vào buồng lái.
-----Hết-----
GỢI Ý THỰC HIỆN YÊU CẦU ĐỀ THI: 
	Câu 1: 
	- Phép so sánh, như (hoặc nêu hai vế so sánh hoặc nêu cả câu có sử dụng phép so sánh) 
	- Phép điệp từ (điệp ngữ), lồng 
	Câu 2: 
	- có lẽ : thành phần tình thái 
	- đứa cháu vừa lên tám tuổi : thành phần phụ chú 	 
	Câu 3: 
	mềm mại, dịu dàng, mơ màng, xanh xanh 
	Câu 4: 
	Yêu cầu :
	a) Về kĩ năng: 
	- Học sinh có thể viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn với độ dài theo yêu cầu của đề bài (không quá 20 dòng).
	- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, không mắc lỗi. Các câu vănliên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức.
	b) Về nội dung:
	Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau về bài ca dao. Song, do đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, nên có thể tập trung vào các ý chính sau:
	- Bài ca dao đã cho ta hiểu công ơn cha mẹ đối với con cái thật là to lớn, sâu nặng. Từ đó biết coi trọng ơn nghĩa sinh thành. Cha mẹ đã có công mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Những khó nhọc, hi sinh mà cha mẹ dành cho con cái là không thể nào kể xiết
	- Bài ca dao giúp ta nhận thức rõ hơn về chữ hiếu, về bổn phận của người làm con. Đó là phải thờ mẹ kính cha, phải hiếu thảo với cha mẹ. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua viẹc phải luôn kính trọng và vâng lời cha mẹ, ông bà; làm những viẹc tốt, chăm lo học tập, rèn luyện đạo đức
	- Từ đó, phê phán những hiện tượng không biết ơn cha mẹ, những việc làm trái với đạo làm con.
	Câu 5: 
	Yêu cầu: Học sinh có thể phân tích đoạn thơ, sắp xếp hệ thống các ý theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:
	a) Về kĩ năng:
	Vận dụng được phương pháp nghị luận một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
	b) Về nội dung: 
	- Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ. 
	+ Phạm Tiến Duật là cây bút thơ tiêu biểu của lớp các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ
	+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm. Hai khổ thơ được phân tích là hai khổ đầu của bài thơ.
	- Hai câu đầu làm nổi bật lên hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực: Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Cái hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với văn xuôi, lại có giọng điệu thản nhiên càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Các điệp ngữ không cókhông phảikhông có, bom giật, bom rung đã làm cho âm điệu thơ thêm phần mạnh mẽ, gợi lên sự khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
	- Hai câu thơ tiếp theo gợi ra một hình ảnh rất đẹp của người lính lái xe với tư thế Ung dung buồng lái ta ngồi, với cái nhìn khoáng đạt Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ nhìn đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ.
	 Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn. Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lính lái xe trên những chiếc xe không kính. Qua khung cửa xe không còn kính, người lính lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Điệp ngữ nhìn thấy cùng với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác xoa mắt đắng đã làm cho câu thơ có giá trị gợi tả rất cao. Qua khung cửa xe không còn kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu với với sao trời và cánh chim như cũng ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính xác cái cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái làm cho người dọc có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy.
	- Bài thơ nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng có giọng điệu và ngôn ngữ thật độc đáo. Giọng thơ rất gần với lời nói thường, có những câu như văn xuôi, tạo nên một giọng điệu ngang tàng, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
-----Hết-----

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2006_2007.doc