Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2005-2006 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Câu 1 (1điểm) : Cho biết từ loại của những từ được in đậm dưới đây:

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

 (Mây và sóng, R.Ta-go, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 2 (1 điểm): Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?

a/ Nói có sách, mách có chứng. c/ Lời chào cao hơn mâm cỗ.

b/ Dây cà ra dây muống. d/ Ông nói gà, bà nói vịt.

Câu 3 (1 điểm): Cho biết những phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau và chỉ rõ từ ngữ thực hiên phép liên kết câu đó:

(1)Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2)Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3)Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.

 (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 4 (2 điểm): Vừa qua, trường (hoặc địa phương) của em đã tổ chức cuộc vận động ủng hộ nạn nhân cơn báo số 1 (Chanchu). Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc và suy nghĩ của mình về cuộc vận động đó.

 

doc 3 trang cucpham 7320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2005-2006 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2005-2006 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2005-2006 - Sở giáo dục vào đào tạo Thành phố Đà Nẵng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 ----------------------------- Khóa ngày 15 tháng 6 năm 2006
 --------------------------------
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề )
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (1điểm) : Cho biết từ loại của những từ được in đậm dưới đây:
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
	(Mây và sóng, R.Ta-go, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 2 (1 điểm): Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a/ Nói có sách, mách có chứng.	c/ Lời chào cao hơn mâm cỗ.
b/ Dây cà ra dây muống.	d/ Ông nói gà, bà nói vịt.
Câu 3 (1 điểm): Cho biết những phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau và chỉ rõ từ ngữ thực hiên phép liên kết câu đó:
(1)Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2)Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3)Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.
 (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 4 (2 điểm): Vừa qua, trường (hoặc địa phương) của em đã tổ chức cuộc vận động ủng hộ nạn nhân cơn báo số 1 (Chanchu). Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc và suy nghĩ của mình về cuộc vận động đó.
Câu 5 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau đây:
	Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
	Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
	Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
	Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
	Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
	Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
	Lưng đưa nôi và tim hát thành lời :
	- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
	Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
	Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
	Mai sau con lớn vung chày lún sân...
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 9, tập một)
-----Hết-----
GỢI Ý THỰC HIỆN YÊU CẦU ĐỀ THI: 
Câu 1 : 
+ họ : đại từ 	+ biết : động từ	+ thú vị : tính từ	+ trăng : danh từ
+ hai : số từ 	+ ôm : động từ	+ mái nhà : danh từ	+ xanh thẳm : tính từ
Câu 2 : 
a) Phương châm về chất	c) Phương châm lịch sự
c) Phương châm cách thức	d) Phương châm quan hệ
Câu 3 : 
- Phép lặp : học vấn, toàn nhân loại
- Phép nối : bởi vì
Câu 4 : 
	a) Về kĩ năng: 
	- Có kĩ năng xây dựng một đoạn văn với độ dài theo yêu cầu của đề bài (không quá 20 dòng).
	- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, không mắc lỗi. Các câu văn liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức.
	b) Về nội dung:
	Đoạn văn cần có các ý chính sau : 
	- Xúc động, thương cảm trước những tổn thất về người và của ; đồng cảm, sẻ chia với những nỗi đau của các gia đình nạn nhân, nhất là các bạn học sinh bị mất người thân.
	- Nhận thức được việc tổ chức cuộc vận động ủng hộ thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta ; mỗi người và cộng đồng phải có trách nhiệm góp phần nhỏ bé của mình vào việc tham gia khắc phục hậu quả, ủng hộ cả vật chất và tinh thâng giúp những nạn nhân và gia đình nạn nhân sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát, nhanh chóng ổn định cuộc sống ; bản thân hưởng ứng cuộc vận động bằng những hành động thiết thực, cụ thể và vận động người thân, bạn bè tham gia cuộc vận động.
Câu 5 : 
	a) Kĩ năng : Vận dụng được phương pháp nghị luận một đoạn thơ ; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt có cảm xúc ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	b) Nội dung :
	- Giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và đoạn trích :
	+ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được tác giả sáng tác khi dang công tác tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
	+ Bài thơ ca ngợi tình yêu thương con và ước mong của người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến. Bài thơ gồm ba khúc ru, đoạn trích là khúc ru thứ nhất, miêu tả công việc gĩa gạo nuôi bộ đội và ước mơ của người mẹ. 
	- Khúc ru mở đầu bằng lời ru của tác giả tạo nên giai điệu ngọt ngào, tha thiết mang âm hưởng dân ca.
	- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiên lên trong cảnh vừa điệu con vừa giã gạo thật vất vả, nhưng thật đẹp với tình yêu thương mênh mông. Chú ý phân tích hình ảnh nhịp chạy nghiêng – giấc ngủ em nghiêng và hàng loạt ình ảnh giàu tính biểu cảm mồ hôi, má, vai, lưng, tim...
	- Tình yêu thương con và ước mong của người mẹ Tà-ôi đặt trong mối quan hệ gắn bó với công việc và tình yêu thương bộ đội. Chú ý phân tích cách nói con mơ cho mẹ, mai sau con lớn để thấy được người mẹ gởi trọn niềm tin yêu, mong mỏi vào đứa con và tương lai ; cách ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng của lời ru trực tiếp đã tạo nên âm điệu dìu dặt vấn vương và càng làm cho lời ru thêm thiết tha, tình cảm và ước mong của người mẹ cành tự nhiên, chân thật, sâu sắc và cao đẹp.
	- Từ hình ảnh, tấm lòng của người mẹ Tà-ôi, tác giả đã thể hiện tình yêu thương quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
-----Hết-----

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2005_2006.doc