Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên (Có đáp án)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì đáng là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Cứ gặp ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này
( Trần Nhuận Minh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?
Câu 2. Theo em, người cha muốn dặn con điều gì qua câu thơ:
“Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?”
Câu 3. Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác tác giả dùng từ hành khất thay cho các từ đồng nghĩa khác?
Câu 4: Từ “úa tàn” trong câu “ Dù họ hôi hám úa tàn” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tại sao?
Câu 5. Em hiểu gì về những điều người cha muốn nói trong văn bản trên ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN Ma trận chính thức ( gồm 02 trang) KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Môn : Ngữ Văn 9 MA TRẬN ĐỀ I. Mục đích 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình ngữ văn THCS, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực - Đọc-hiểu văn bản - Tạo lập văn bản 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được giá trị chân chính của cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức thi: Tự luận III. Ma trận Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngệ thuật - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích/văn bản có độ dài 150-200 chữ. - Nhận diện phương thức biểu đạt. - Nhận biết nội dung một câu thơ. - Hiểu nghĩa của từ. - Giải thích được cách dùng từ. - Hiểu nội dung văn bản. Tổng Số câu 2 3 5 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tập làm văn Câu 1. Nghị luận xã hội Viết đoạn văn nghị luận xã hội Câu 2. Nghị luận văn học Viết đoạn văn nghị luận văn học Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 2 3 1 1 7 Số điểm 1 2 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% ĐỀ BÀI I. ĐỌC-HIỂU ( 3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì đáng là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Cứ gặp ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này ( Trần Nhuận Minh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ? Câu 2. Theo em, người cha muốn dặn con điều gì qua câu thơ: “Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?” Câu 3. Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác tác giả dùng từ hành khất thay cho các từ đồng nghĩa khác? Câu 4: Từ “úa tàn” trong câu “ Dù họ hôi hám úa tàn” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tại sao? Câu 5. Em hiểu gì về những điều người cha muốn nói trong văn bản trên ? II. TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm) Câu 1(2điêm) Từ nội dung của văn bản phần đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu bày tỏ suy nghĩ về cách ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống. Câu 2( 5 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. .............................. Hết..................................... HƯỚNG DẪN CHẤM A. Lưu ý chung - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất trong nhóm, phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Chấp nhận những cách diễn đạt, cách thể hiện khác đáp án mà vẫn đảm bảo hợp lý, chuẩn kiến thức, kỹ năng. B. Hướng dẫn cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC-HIỂU I. 1 - HS xác định được phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận. 0.5 2 Qua câu thơ: Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào” người cha muốn nhắc nhở con không được hỏi về quê hương của những người hành khất. 0.5 3 - Từ đồng nghĩa với từ “hành khất”là từ “ăn mày”. - Lí do tác giả dùng từ hành khất thay cho từ ăn mày: thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may, cơ nhỡ trong cuộc sống. 1 4 - Từ “úa tàn” trong câu “ Dù họ hôi hám úa tàn” được dùng theo nghĩa chuyển. - Vì nghĩa của từ “úa tàn” trong câu là: rách rưới, nghèo khổ, mệt mỏi. 0.5 5 - Hs có thể nêu ra rất nhiều cách hiểu khác nhau về những điều người cha muốn nói trong đoạn trích trên: + Hãy biết chia sẻ với những người thiệt thòi trong cuộc sống. + Cần tôn trọng con người dù họ là ai, làm gì. + - HS chỉ cần trả lời được một trong những ý trên Gv vẫn cho điểm tối đa. 0.5 TẬP LÀM VĂN 1 Từ nội dung của văn bản phần đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu bày tỏ suy nghĩ về cách ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống. 2.0 a. Đảm bảo thể thức, độ dài của đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống. 0.25 c. Nội dung nghị luận Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý về nội dung: - Hiểu được thế nào là ứng xử: đối thoại, xử lí các tình huống với người giao tiếp về các vấn đề trong cuộc sống. - Biểu hiện của ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống hàng ngày: Tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương - Tại sao con người cần phải biết cách ứng xử: Để tạo mối quan hệ tốt đẹp, tạo sự gần gũi giữa con người với nhau - Bài học cho bản thân Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng vẫn hợp lí và làm nổi bật được yêu cầu. 1,25 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật. Thân bài trình bày được cảm nhận về nhân vật. Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 0.5 c. Nội dung nghị luận * Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, văn bản Chiếc lược ngà, nhân vật bé Thu. 0.25 * Hoàn cảnh của bé Thu. 0.25 * Cảm nhận về nhân vật bé Thu: Là cô bé ngây thơ, hồn nhiên và đặc biệt là có tình yêu thương cha sâu sắc: - Trước khi nhận ra anh Sáu là cha: + Khi mới nhìn thấy anh Sau: Thu ngạc nhiên, sợ hãi. + Trong những ngày anh Sáu nghỉ phép: Thu bướng bỉnh, quyết không chịu gọi anh sau là cha. 1 - Khi nhận ra anh Sáu là cha: Thu ân hận, không bướng bỉnh, thể hiện tình yêu thương cha vô bờ bến. 1.5 * Đánh giá chung - Về nội dung: Tác giả đã kể câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Về nghệ thuật: miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật phù hợp với lứa tuổi; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật phù hợp với tình huống truyện. 0.25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.5 e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 1. 2. “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn. Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống. 3. Tác dụng: + Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ. + Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ 4. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần. 5. Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển trong khổ thơ thứ nhất và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ đó gắn với ngữ cảnh trong bài thơ? Câu 3. Tại sao tác giả lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào”? Tác giả dùng từ hành khất vì: - Tác dụng phối thanh - Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con(phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất) Câu 4. Bài thơ đã gợi cho anh chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người đối với con người? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm và nghị luận. 2. Từ được dùng theo nghĩa chuyển: úa tàn- chỉ sự rách rưới, nghèo khổ, mệt mỏi. 3. Vì hỏi quê quán là chạm vào nỗi đau của họ, khiến họ thêm tủi hổ. 4. Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về các ứng xử của con người với nhau.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_so_giao_duc_va_dao_tao.docx