Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc kỹ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngữ liệu 1:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

 (Dẫn theo Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.16)

Ngữ liệu 2:

Về Tam Giang giữa một ngày tháng sáu, trước mắt tôi Tam Giang phô bày vẻ bình yên cổ tích toát lên từ xóm chài lúp xúp đầy tiếng cười con trẻ, từ những cụm đò nằm im trong dáng cổ xưa, lặng lẽ và an nhiên như thuở mới khai sinh hình hài ( ) Bên chợ Đầm xưa cũ, tôi mãi miên man về hình ảnh trong đôi mắt tuổi thơ tôi một thời - hình ảnh những mớ cá tôm còn lách tách trên treẹc theo vai những o bán cá chân đất chạy bộ qua quãng đồng dài để đến chợ làng trong những buổi sớm mai.

 (Nguyễn Đăng Hựu, Quăng chài trên Tam Giang, Tạp chí Sông Hương số T.12-13)

Câu 1: (0,5 điểm)

Ngữ liệu 1 được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.

Câu 2: (0,5 điểm)

Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 1.

Câu 3: (0,5 điểm)

Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4: (0,5 điểm)

Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì?

Câu 5: (1,0 điểm):

 Cảm xúc của em được gợi lên từ hai đoạn ngữ liệu trên? (Trả lời ngắn từ 2-3 câu)

 

doc 5 trang cucpham 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Nhóm THỪA THIÊN HUẾ
A. MA TRẬN
   Mức độ
NL ĐG
 Nhận biết
Thông hiểu
              Vận dụng
   Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 I. Đọc - hiểu 
 - Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 02 đoạn ngữ liệu dung lượng vừa phải.
- Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nhận diện được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn VB bằng các kiến thức về Tiếng Việt, thể loại, đề tài, chủ đề của VB.
- Hiểu được vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu, biết dùng kiến thức về kiểu câu để lí giải.
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh,  xuất hiện trong ngữ liệu, nội dung ngữ liệu.
Nêu cảm xúc của bản thân sau khi đọc ngữ liệu.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
3/2
0,75
7,5%
5/2
1,25
12,5%
1
1
10%
5
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội
Viết một bài văn NLVN
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
3/2
0,75
7,5%
5/2
1,25
12,5%
2
3
20%
1
5
50%
7
10
100%
B. CÂU HỎI 
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1: 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 (Dẫn theo Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.16)
Ngữ liệu 2: 
Về Tam Giang giữa một ngày tháng sáu, trước mắt tôi Tam Giang phô bày vẻ bình yên cổ tích toát lên từ xóm chài lúp xúp đầy tiếng cười con trẻ, từ những cụm đò nằm im trong dáng cổ xưa, lặng lẽ và an nhiên như thuở mới khai sinh hình hài () Bên chợ Đầm xưa cũ, tôi mãi miên man về hình ảnh trong đôi mắt tuổi thơ tôi một thời - hình ảnh những mớ cá tôm còn lách tách trên treẹc theo vai những o bán cá chân đất chạy bộ qua quãng đồng dài để đến chợ làng trong những buổi sớm mai. 
 (Nguyễn Đăng Hựu, Quăng chài trên Tam Giang, Tạp chí Sông Hương số T.12-13)
Câu 1: (0,5 điểm)
Ngữ liệu 1 được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. 
Câu 2: (0,5 điểm)
Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 1. 
Câu 3: (0,5 điểm)
Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao? 
Câu 4: (0,5 điểm)
Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì? 
Câu 5: (1,0 điểm):
	Cảm xúc của em được gợi lên từ hai đoạn ngữ liệu trên? (Trả lời ngắn từ 2-3 câu)
II. Phần Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong bài thơ Mây và sóng, Ra-bin-đra-nát Ta-go viết:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Còn trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa cũng viết: 
Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
Từ những ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá một trang giấy thi) thể hiện suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống con người.
Câu 2: (5,0 điểm) 
 Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác ()”. 
 Qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
. 
C. HUỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
 (Hướng dẫn chấm - Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
 II. Đáp án và thang điểm 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
Đọc hai ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu
1
- Ngữ liệu 1 được trích từ bài thơ Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh
0,25
0,25
2
 Tác dụng của Biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 1:
 So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, đầy sức sống của con thuyền khi ra khơi chinh phục biển cả. 
0,5
3
- Xét về cấu tạo, câu cuối của ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu đơn.
- Vì câu được cấu tạo bởi một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ: tôi/ mãi miên man về hình ảnh trong đôi mắt tuổi thơ tôi một thời.
0,25
0,25
4
Điểm chung về nội dung của hai ngữ liệu: khung cảnh và cuộc sống sinh hoạt của người lao động làng chài.
0,5
5
- Học sinh nêu được những cảm xúc phù hợp với nội dung hai đoạn trích, trình bày hợp lí.
- Học sinh nêu được những cảm xúc phù hợp với nội dung hai đoạn trích, trình bày tương đối hợp lí.
- Học sinh không không trả lời hoặc nêu cảm xúc không liên quan với nội dung hai đoạn trích.
Gợi ý những cảm xúc HS có thể nêu:
 + Yêu mến cảnh đẹp nên thơ, thanh bình,của những làng chài ven biển.
 + Yêu mến vẻ đẹp mộc mạc, bình dị,của con người lao động.
 + Mong muốn được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người ở những miền quê như thế.
1,0
0,5
 0,0
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
1
Từ ý thơ trong các câu thơ được trích dẫn, viết một đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của Tình mẹ.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống con người
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng,... 
- Nội dung, ý nghĩa các câu thơ:
+ Hai câu thơ nói lên tình cảm mẹ con yêu thương, gắn bó.
+ Tình mẹ lớn lao mà cũng vô cùng gần gũi
 - Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của Tình mẹ:
+ Tình mẹ là tình cảm vô tận, thiêng liêng, bất diệt, không giới hạn bởi không gian và thời gian.
+ Tình mẹ có sức nâng đỡ dịu dàng bền bỉ, là chỗ dựa bình yên nhất cho con trên mọi nẻo đường đời.
+ Mỗi người cần hiểu, trân trọng tình mẹ và biết phê phán những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, bất hiếu với cha mẹ.
0,25
0,25
1,0
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
0,25
2
 Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi ở câu 2.1
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ mở bài, thân bài, kết bài với nhiệm vụ từng phần hợp lí.
 b) Xác định đúng vấn đề: nội dung ý kiến Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác và vẻ đẹp bài thơ Đồng chí (Chính Hữu)
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thể hiện được cảm xúc chân thành. 
Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Thơ: là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác
 + Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. 
 + Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ
-> thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. 
 - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.
Chứng minh bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là bài thơ hay cả hồn lẫn xác. 
Nội dung:
 Bài thơ ngợi ca tình đồng chí, đồng đội của người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Cơ sở của tình đồng chí. 
- Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- Vẻ đẹp tình đồng chí.
Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm. 
- Giọng điệu thủ thỉ tâm tình; sử dụng câu thơ, hình ảnh sóng đôi.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
* Đánh giá: 
- Sức hấp dẫn về nội dung, nghệ thuật của bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc.
 - Sự tiếp nhận ở người đọc: cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri ân, đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể chia sẻ những tình cảm đồng điệu. 
0,5
0,5
3,0
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 
e) Chính tả: Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả...
0,5
0,5
--------------- Hết -----------------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_so_giao_duc_va_dao_tao.doc