Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”

 ( Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên là của tác giả nào?

A. Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng. C. Nguyễn Thành Long D. Nguyễn Duy

Câu 2: Bộ phận in đậm trong câu “ Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” là thành phần gì của câu?

 A.Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Tình thái. D. Khởi ngữ.

Câu 3: Các từ láy có trong đoạn văn trên là những từ nào?

A. Chạy xô, ngơ ngác. B. Lạ lùng, đón chờ C. Ngơ ngác, lạ lùng D. chạy xô, đón chờ.

Câu 4: Trong đoạn văn trên từ “nó” thực hiện phép liên kết nào của câu?

A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp. D. Dùng từ đồng nghĩa

II. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm)

Câu 1:Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu ” của Hữu Thỉnh?

Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của bài thơ “Sang thu” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 08 câu, 01 .trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”
	 ( Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9 tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên là của tác giả nào?
A. Kim Lân B. Nguyễn Quang Sáng. C. Nguyễn Thành Long D. Nguyễn Duy
Câu 2: Bộ phận in đậm trong câu “ Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” là thành phần gì của câu?
 A.Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Tình thái. D. Khởi ngữ.
Câu 3: Các từ láy có trong đoạn văn trên là những từ nào?
A. Chạy xô, ngơ ngác. B. Lạ lùng, đón chờ C. Ngơ ngác, lạ lùng D. chạy xô, đón chờ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên từ “nó” thực hiện phép liên kết nào của câu?
A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp. D. Dùng từ đồng nghĩa 
II. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm) 
Câu 1:Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu ” của Hữu Thỉnh?
Câu 2: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của bài thơ “Sang thu” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
III. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
 Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin, liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 2: (4,5 điểm)
Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10THPT
Năm học 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 08 câu, 03 .trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu 1: Mức độ nhận biết, đáp án C. Nguyễn Thành Long 	
Câu 2: Mức độ nhận biết, đáp án D. Khởi ngữ
Câu 3: Mức độ nhận biết, đáp án C. Ngơ ngác, lạ lùng
Câu 4: Mức độ thông hiểu, đáp án B. Phép thế 
II. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm) 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
- Học sinh chép đúng, đủ số câu chữ trong khổ cuối bài thơ Sang thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
0,5 điểm
Câu 2
Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ là Ẩn dụ. “Sấm” : tượng trưng cho những vang vọng bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi ” là tượng trưng cho những con người từng trải, già dặn.
Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy nghĩ của mình là khi con người đã từng trải thì họ sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 
0,5 điểm
0,5 điểm
III. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng bố cục thể loại của bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
- Có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, thuyết phục, lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức:
Phần
Đáp án
Điểm
Mở bài 
Nêu vấn đề nghị luận: Một bộ phận học sinh sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.
0,5 điểm
Thân bài
- Giới thiệu khái quát về chiếc điện thoại(lịch sử, sự phát triển, tính năng,)
0,25 điểm
- Thực trạng:Điện thoại di động được sử dụng trong nhiều trường học. Một bộ phận học sinh sử dụng nó chưa đúng cách với mục đích chưa tốt: Sử dụng trong giờ học, khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, sử dụng nhắn tin, gọi điện nặc danh, đe dọa, xúc phạm người khác, để truy cập đăng tải những hình ảnh, thông tin không lành mạnh,chơi game, .
0,25 điểm
- Nguyên nhân: 
+ Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, bởi thế điện thoại di động không thể thiếu đối với mỗi người.
+ Nhiều gia đình có điều kiện trang bị cho con em mình điện thoại di động nhưng lại không có biện pháp quản lí và không hướng dẫn con sử dụng đúng cách ,đúng mục đích.
+ Học sinh lười học, ý thức chưa tốt, thiếu hiểu biết, lạm dụng chức năng điện thoại,..
+ Nhà trường quản lí còn lỏng lẻo, chưa quan tâm đến việc giáo dục văn hóa điện thoại cho học sinh,
0,5 điểm
- Hậu quả(tác hại)
+ Việc học sao nhẵng, lười biếng,.dẫn đến kết quả học tập sa sút, gian dối trong kiểm tra thi cử,..
+ Sử dụng với mục đích xấu làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người xung quanh, vi phạm đạo đức, pháp luật,..
+ Lạm dụng nó không đúng đẫn đên ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần, trí tuệ bản thân, thiệt hại kinh tế gia đình,
0,5 điểm
- Giải pháp
+ Bản thân học sinh phải tự có ý thức sử dụng điện thoại đúng cách đúng mục đích, khai thác hiệu quả của chiếc điện thoại vào mục đích tốt đẹp để nó phục vụ hữu ích cho việc học tập và sinh hoạt.
+ Gia đình không nuông chiều con quá mức, hướng dẫn,giáo dục con về việc sử dụng điện thoại sao cho hiệu quả, bổ ích, giảm căng thẳng,
+ Nhà trường tăng cường quản lí học sinh,.
0,5 điểm
Kết bài
Bài học, liên hệ bản thân
0,5 điểm
Câu 2: (4,5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc,ít mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức:
Phần
Đáp án
Điểm
Mở bài
- giới thiệu sơ lược về tác giả và bài thơ, hoàn cảnh sáng tác.
- giới thiệu khái quát nội dung đoạn thơ
0,5 điểm
Thân bài
* Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác(khổ 1)
- Nhà thơ giới thiệu thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong đó biết bao điều( hành hương về nguồn, nơi xa xôi cách trở nghìn trùng vừa mới vượt qua khói lửa của chiến tranh,trở về báo công với Bác, tâm trạng vui sướng xúc động hồi hộp,)
- Nhà thơ xưng “con - Bác” đầy xúc động về tình cảm vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” một cách nói giảm nói tránh kìm nén đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi.
- Ra thăm lăng Bác ấn tượng đầu tiên của tác giả đó là hình ảnh “hàng tre” vừa tả thực vừa ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam dũng cảm kiên cường, bền bỉ cả trong lao động và chiến đấu, tụ hội về đây xếp thành hàng ngũ chỉnh tề canh giấc ngủ bình yên cho Người, niềm xúc cảm tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam qua thán từ “ôi” .
* Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác(khổ 2)
- Cảm nghĩ về tầm vóc vĩ đại và công lao to lớn của Bác qua hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo “Mặt Trời trong lăng” chỉ Bác Hồ , Bác đã đem lại nguồn sống ánh sáng, độc lập tự do, xua tan màn đêm nô lệ, cho dân tộc ta như mặt trời đem đến sự sống cho muôn loài. -> Tình cảm biết ơn, tôn kính, tự hào của nhà thơ nói riêng và của dân tộc ta với Bác.
- Điệp từ “ngày ngày” nhà thơ đúc kết một sự thực cảm động ngày này qua ngày khác biết bao dòng người với biết bao tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác ví như tràng hoa, đó là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo, Tràng hoa được kết bằng những con người Việt Nam, cuộc đời của họ được nở hoa trước ánh sáng của Người, cùng với ẩn dụ “Bảy mươi chín mùa xuân ” là Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và chính con người bảy mươi xuân ấy đã làm nên những mùa xuân khắp nơi trên đất nước ta. -> Lời thơ thể hiện tình cảm biết ơn, niềm thành kính thiêng liêng của nhà thơ và cả dân tộc ta vơi Bác Hồ.
1,75 điểm
1,75 điểm
Kết bài
* Khái quát những thành công về nghệ thuật của đoạn thơ:
+ giọng thơ vừa trang nghiêm vừa sâu lắng, cảm xúc thiết tha, tự hào.
+Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với ẩn dụ sáng tạo giàu sức biểu cảm và khái quát cao.
* Khái quát nội dung: 
- Tóm lại hai khổ đầu là niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, niềm tự hào, biết ơn của nhà thơ khi ra viếng lăng Bác.
- Cảm xúc suy nghĩ của bản thân.
0,5 điểm
Thang điểm:
Đáp ứng tốt các yêu cầu trên:4,5 điểm
Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên còn một vài lỗi nhỏ : 3,5 – 4 điểm
Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên có thể còn một vài yêu cầu chưa hoàn thiện : 3 điểm
Đáp ứng hơn 2/3 các yêu cầu trên có thể mác các lỗi diễn đạt ,thiếu ý: 2 điểm
Bài sơ sai thiếu ý,có quá nhiều sai sót không hiểu rõ và không biết triển khai được vấn đề mắc nhiều lỗi: 1-2 điểm
Bài làm lạc đề, hoặc không làm bài : 0 điểm
(Lưu ý khi chấm giáo viên linh hoạt tùy vào bài làm của học sinh mà áp dụng cho điểm phù hợp khuyến khích bài làm có nhiều sáng tạo.)
------------Hết----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: V-05-TS10D-18-PG7.doc 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ và tên, chữ ký)
NGUYỄN THỊ MAI
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
(Họ và tên, chữ ký)
MAI THỊ HƯƠNG 
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)
VŨ THỊ THU HƯƠNG

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v05_pg7_nam_hoc.doc