Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đọc hiểu ( 3.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

“ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.

Để khỏi vô lễ, người con trai ấy vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa!.”

Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

Câu 2.Xác định thành phần biệt lập và phép liên kết câu trong đoạn trích đó.

Câu 3.Vì sao trong tác phẩm đó, các nhân vật đều không có tên riêng?

 

doc 5 trang cucpham 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
I, Đọc hiểu ( 3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.
Để khỏi vô lễ, người con trai ấy vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa!...”
Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
Câu 2.Xác định thành phần biệt lập và phép liên kết câu trong đoạn trích đó.
Câu 3.Vì sao trong tác phẩm đó, các nhân vật đều không có tên riêng?
II, Tạo lập văn bản( 7.0 điểm)
Câu 1 ( 3.0 điểm)
Trong bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương viết:
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Từ nội dung đoạn thơ, em hãy nêu suy nghĩ của em về ý chí, nghị lực của con người.
Câu 2 ( 4.0 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông. Từ đó nêu suy nghĩ về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.
----------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I, Phần đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1.
- Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.(0.5 điểm)
- Tác phẩm được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (0.5 điểm)
Câu 2.
- Thành phần cảm thán: Chao ôi (0.5 điểm)
- Phép liên kết: (0.5 điểm)
+ Phép thế: Mặc dù vậy
+ Phép lặp từ: ông, anh,cháu
Câu 3. Các nhân vật trong tác phẩm đều không có tên riêng mà được đặt tên theo lứa tuổi, nghề nghiệp. Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trên khắp đất nước ta, đâu đâu cũng có những con người, không kể tuổi tác hay nghề nghiệp, ai ai cũng hăng say và âm thầm lao động góp phần xây dựng đất nước. ( 1.0 điểm).
II, Tạo lập văn bản
Câu 1 ( 3.0 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt
a.Yêu cầu chung:
* Về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
* Về kiến thức: nêu được suy nghĩ về ý chí, nghị lực của con người.
b.Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống
* Giải thích thế nào là ý chí, nghị lực 
- Ý chí: là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn để đạt được mục đích đó.
- Nghị lực: là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn.
* vai trò và biểu hiện của ý chí và nghị lực: 
+ Ý chí và nghị lực có vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi người: Nhờ có ý chí con người tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, biết cách khắc phục khó khăn. Nhờ có nghị lực mà con người vượt qua tất cả.
+ Chứng minh qua một số tác phẩm văn học và thực tế cuộc sống.
* Mở rộng.
- Phê phán những con người sống không có ý chí và nghị lực.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi HS phải rèn luyện cho mình kĩ năng sống cần thiết, đặc biệt là nghị lực sống bởi đó là cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất để hướng tới thành công.
+ Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đối mặt với thử thách và va chạm cuộc sống để tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập và ý chí thép để đối mặt với khó khăn trên đường đời. 
+ Những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự rèn luyện cho mình một ý chí vươn lên.... Những ai đã trải qua thử thách của cuộc sống thì nâng cao hơn nữa ý chí, nghị lực của bản thân và niềm tin vào cuộc sống.
* Khái quát ý nghĩa giá trị của ý chí, nghị lực, biết liên hệ bản thân phù hợp.
2. Thang điểm
- Điểm tối đa ( 3 điểm): Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
 	- Điểm chưa tối đa (2.0->2.5 điểm): Đáp ứng khoảng 60-70% các yêu cầu trên, còn một số sai sót nhỏ.
 	- Điểm chưa tối đa (1.0->1.5 điểm): Đáp ứng khoảng 30-50% các yêu cầu trên, còn mắc lỗi nhưng không trầm trọng.
- Điểm chưa tối đa (0.25->0.75 điểm): Đáp ứng khoảng 10-20% các yêu cầu trên, còn mắc lỗi nhưng không trầm trọng.
 	- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
Câu 2 (4.0 điểm)
1.Yêu cầu cần đạt được
a. Yêu cầu chung :
* Về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích truyện. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh.
* Về kiến thức: làm rõ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
b. Yêu cầu cụ thể :
A, Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và giới thiệu vấn đề cần phân tích: tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. ( 0.25 điểm)
B, Thân bài : 
* Phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai (2.5 điểm)
- Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây : Ông Hai đi tản cư luôn nhớ về làng, khoe làng, tự hào về làng
- Tình yêu làng, yêu nước được bộc lộ sâu sắc khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây : 
+ Ông đau đớn, bẽ bàng, sững sờ, ám ảnh, day dứt, luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. Ông tủi thân thương con, thương dân làng chợ Dầu bị mang tiếng là làng Việt gian. Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống rồi đến tâm trạng bế tắc, thù làng
+ Trong tâm trạng ấy ông chỉ biết tâm sự với đứa con út của mình để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến.
- Khi nghe tin làng được cải chính: ông Hai tươi vui rạng rỡ, khoe tin Tây đốt nhà với bác Thứ và mọi người.
-> Khái quát : Tình yêu làng là cơ sở ngọn nguồn của tình yêu nước; tình yêu nước làm cho tình yêu làng trở nên sâu sắc. Tình yêu làng, yêu nước gắn bó với tình yêu kháng chiến, tin yêu cụ Hồ.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Đặt nhân vật trong tình huống truyện gay cấn; miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động và lời nói. (0.5 điểm)
* Từ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, câu chuyện gợi ta suy nghĩ về tình yêu đất nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay : (0.5 điểm)
- Biểu hiện : tiếp tục phát huy truyền thống yêu làng, yêu nước trong quá khứ; ra sức xây dựng làng quê, đất nước ngày càng giàu mạnh bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và đặc biệt là ra sức bảo vệ làng quê, đất nước (bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc)
- Phê phán tình yêu nước mù quáng, theo khẩu hiệu,
- Học sinh liên hệ tới bản thân mình
C. Kết bài : Khái quát lại ý nghĩa giá trị của truyện Làng. (0.25 điểm).
2.Thang điểm : 
- Điểm tối đa (4 điểm) : bài viết đủ ý, có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, không mắc quá 5 lỗi các loại .
- Điểm chưa tối đa (3 –> dưới 4 điểm) : bài viết đủ ý, có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, còn mắc quá 5 lỗi các loại .
- Điểm chưa tối đa (2 điểm) : bài viết đủ ý, nhưng bố cục chưa rõ, chủ yếu sa vào kể truyện mà không phân tích những tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu.
- Điểm chưa tối đa (1->1,5 điểm) : bài viết ½ ý, nhưng bố cục chưa rõ, viết quá sơ sài. 
- Điểm chưa đạt (0 điểm) : không làm được bài hoặc làm lạc đề.
------------Hết----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN: 
TÊN FILE ĐỀ THI: V-05-TS10D-15-PG7
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Ngô Thị Phương Loan
TỔ TRƯỞNG
(Họ tên, chữ ký)
Ngô Thị Phương Loan
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v05_pg7_nam_hoc_2.doc