Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất.
“Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.”
Để khỏi vô lễ người con trai vẫn ngồi im cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa.”
(Ngữ văn 9 – tập 1- NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
A. Bến Quê – Nguyễn Minh Châu C. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.
B. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long D. Làng – Kim Lân.
Câu 2. Tác phẩm ấy được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Kháng chiến chống Pháp C. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong chuyến tác giả đi công tác tại Lào Cai.
B. Kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước hòa bình.
Câu 3. Từ “Chao ôi” trong đoạn trích trên thuộc thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi đáp.
Câu 4: Câu nói: “Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa!” thể hiện nét đẹp nào của nhân vật?
A. Đức tính khiêm tốn. C. Lòng vị tha.
B. Đức tính giản dị D. Đức hi sinh cao cả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm học: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm 03 phần, 09 câu, 02 trang) Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất. “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.” Để khỏi vô lễ người con trai vẫn ngồi im cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói: Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa.” (Ngữ văn 9 – tập 1- NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? A. Bến Quê – Nguyễn Minh Châu C. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng. B. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long D. Làng – Kim Lân. Câu 2. Tác phẩm ấy được viết trong hoàn cảnh nào? A. Kháng chiến chống Pháp C. Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong chuyến tác giả đi công tác tại Lào Cai. B. Kháng chiến chống Mĩ. D. Đất nước hòa bình. Câu 3. Từ “Chao ôi” trong đoạn trích trên thuộc thành phần biệt lập nào? A. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú. B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi đáp. Câu 4: Câu nói: “Không bác đừng vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư trồng rau dưới Sa Pa!” thể hiện nét đẹp nào của nhân vật? A. Đức tính khiêm tốn. C. Lòng vị tha. B. Đức tính giản dị D. Đức hi sinh cao cả. Phần II: Đọc hiểu văn bản (1.5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Nói với con, Y Phương) Câu 1. Hãy chỉ rõ thành phần biệt lập trong khổ thơ trên? (0,5 điểm) Câu 2. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Nếu là người con trong bài thơ, em sẽ làm gì để thực hiện lời căn dặn của cha ? (0,5 điểm) Phần III: Tạo lập văn bản (6.5 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Từ lời dặn dò của người cha trong bài thơ Nói với con (Y Phương), em hãy viết bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập. Câu 2: (4,5 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của người cha đối với con trong đoạn thơ sau. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông, như suối Lên thác, xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. ( “Nói với con”- Y Phương ) ------------Hết--------- MÃ ĐỀ THI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm học: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 09 câu, 03 trang) Phần Đáp án Điểm I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A 0,5 0,5 0,5 0,5 II. Đọc hiểu văn bản (1,5 điểm) Phần I: Đọc hiểu (1,5 điểm) Câu 1: Chỉ rõ thành phần biệt lập trong khổ thơ trên: thành phần gọi đáp: Con ơi, Nghe con Câu 2: Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con: Dù có thiếu thốn, nghèo nàn, vất vả, khổ cực, dù đi đâu về đâu, dù làm gì, con cũng phải luôn là người cứng rắn, có nghị lực, niềm tin, luôn tự hào về truyền thống của quê hương dân tộc mình. Câu 3: Nếu là người con trong bài thơ, em sẽ: + Khắc ghi lời dặn dò của cha... + Sống có nghị lực, có niềm tin, trước khó khăn thử thách không chùn bước... + Không tự ti về dân tộc mình mà luôn tự hào về quê hương, biết kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương, dân tộc, tích cực học tập, rèn luyện mai ngày góp sức xây dựng quê hương... 0,25 0,5 0,75 III. Tạo lập văn bản (6,5 điểm) Phần II: Tạo lập văn bản (6,5 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập . * Giải thích : - Tự lập là khả năng tự đứng vững, tự định hướng tương lai cho bản thân, không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác * Biểu hiện của tính tự lập: + Xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình + Chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống + Không ỷ lại hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. (Dẫn chứng minh họa) * Bàn luận, mở rộng, bài học nhận thức và hành động: - Tự lập là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Bởi: + Khi có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. (Dẫn chứng minh họa) + Khi thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội. (Dẫn chứng minh họa) - Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác (Dẫn chứng minh họa) - Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa với việc khước từ mọi sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh. - Liên hệ bản thân : Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người. Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính tự lập trong học tập, cuộc sống. * Khái quát vấn đề cần nghị luận Câu 2 ( 4.5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) và nêu vấn đề nghị luận. * Lời người cha tâm sự với con về quê hương mình, đồng bào mình. - Về tâm hồn, ý chí: “cao đo nỗi buồn / xa nuôi chí lớn”. Tính từ “cao”, “xa” gợi không gian sống khoáng đạt, rộng lớn của người miền núi , đó là thước đo tâm hồn, là thử thách nuôi ý chí. Hai câu thơ gợi đời sống tâm hồn phong phú và nghị lực lớn lao, phi thường của người đồng mình. - Về cuộc sống, lối sống: Các hình ảnh cụ thể: “Sống trên đá- đá gập ghềnh”, “Sống trong thung” và hình ảnh so sánh với thiên nhiên: “Sống như sông, như suối” Sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc câu cùng các điệp ngữ: “sống”, “không chê” để nhấn mạnh và khẳng định cuộc sống cực nhọc, lam lũ, vất vả nhưng mạnh mẽ, phóng khoáng, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng niềm tin, nghị lực của mình. Đồng thời, họ sống thủy chung, tình nghĩa với quê hương. - Về truyền thống, phong tục: Các hình ảnh “thô sơ, da thịt” đối lập với “không nhỏ bé” đã khẳng định sự mộc mạc về hình thức bên ngoài nhưng tâm hồn họ không hề nhỏ bé mà phong phú lớn lao Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương ” vừa gợi công việc dựng xây quê hương, vừa có ý nghĩa tượng trưng, khẳng định ý thức tự lực, tự cường của người đồng mình , đồng thời là lời nhắc nhở về ý thức tự tôn và giữ gìn bản sắc dân tộc - Tóm lại qua lời tâm sự với con về người đồng mình, người cha thể hiện niềm xúc động, tự hào sâu sắc về quê hương mình. * Lời nhắc nhở con: - Giọng thơ tha thiết cùng những lời gọi, lời nhắn nhủ “Con ơi”, “nghe con ” người cha muốn nhắc nhở con về lòng tự hào và tình yêu quê hương, về lối sống thủy chung tình nghĩa, biết chấp nhận và vượt gian nan thử thách với ý chí và niềm tin của mình. - Qua lời nhắc nhở con, ta thấy người cha có tình yêu con tha thiết và yêu quê hương sâu sắc. - Khái quát nội dung và nghệ thuật: Thể thơ tự do, giọng điệu tha thiết, cách nói giàu hình ảnh, sử dụng thành công phép tu từ, điệp ngữ, so sánhđoạn thơ đã gợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của một dân tộc miền núi Việt Nam, đặc biệt là tình yêu con và tự hào về quê hương mình. * Khái quát vấn đề nghị luận. 0,25 0,25 0, 5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2,0 1,5 0,5 Lưu ý Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. ------------Hết--------- PHẦN KÍ XÁC NHẬN TÊN FILE ĐỀ THI: V-04-TS10D -18- PG7.doc MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 05 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ tên, chữ ký) Nguyễn Thị Thu Hạnh NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG (Họ tên, chữ ký) Phạm Thị Hương Giang XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v04_pg7_nam_hoc.doc