Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Câu 1: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” là của tác giả nào?

A. Chế Lan Viên C. Thanh Hải

B. Viễn Phương D. Mặt trời trên lăng

Câu 2: Bài thơ được sáng tác vào năm:

A. 1975 C. 1977

B. 1976 D. 1978

Câu 3: Đến lăng Bác, hình ảnh gây ấn tượng mạnh, khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ là gì?

A. Hàng tre trong sương C. Dòng người vào lăng viếng Bác

B. Trời xanh D. Mặt trời trên lăng

Câu 4: Câu thơ: “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

A. Nói giảm – nói tránh C. Nhân hóa – ẩn dụ

B. Nhân hóa – so sánh D. Nhân hóa – hoán dụ

 

doc 5 trang cucpham 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề này gồm 02 phần, 08 câu, 01 trang)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” là của tác giả nào?
A. Chế Lan Viên
C. Thanh Hải
B. Viễn Phương
D. Mặt trời trên lăng
Câu 2: Bài thơ được sáng tác vào năm:
A. 1975
C. 1977
B. 1976
D. 1978
Câu 3: Đến lăng Bác, hình ảnh gây ấn tượng mạnh, khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ là gì?
A. Hàng tre trong sương
C. Dòng người vào lăng viếng Bác
B. Trời xanh
D. Mặt trời trên lăng
Câu 4: Câu thơ: “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
A. Nói giảm – nói tránh
C. Nhân hóa – ẩn dụ 
B. Nhân hóa – so sánh
D. Nhân hóa – hoán dụ
II. TỰ LUẬN 
Phần I . Đọc hiểu (1,5 điểm): 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
Câu 1: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ trên? Chỉ rõ hình ảnh nào có sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 2: Chép hai câu thơ có hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ giống như hai câu thơ trên trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ đó).
Phần II: Tạo lập văn bản. (6,5 điểm):
Câu 1: (2,5 điểm). Viết bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học
Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Từ nhân vật Phương Định và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
-----------Hết-----------
MÃ ĐỀ THI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
0,5
0,5
0,5
0,5
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Phần I
Đọc hiểu (1,5 điểm)
Phần I: Đọc hiểu (1,5 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là Ẩn dụ.
- Đó là hình ảnh “ Mặt trời” ở câu thơ thứ hai.
Câu 2:(0,5 điểm)
- Chép hai câu thơ có hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ giống như hai câu thơ trên :
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
- Hai câu thơ trên trong bài thơ: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
0,5
0,5
0,5
Phần II
Tạo lập văn bản
 (6,5 điểm)
Phần II: Tạo lập văn bản (6,5 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bài làm có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ...
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau:
I. Mở bài: 
- Giới thiệu về tinh thần tự học.
- Nêu khái quát vai trò của tự học đối với học sinh.
II. Thân bài: 
1. Giải thích thế nào là học và tự học.
- Thế nào là học? (Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại.)
- Thế nào là tự học? ( Tự học là sự chủ động học tập bằng cách đọc sách, suy nghĩ, khám phá để biến những kiến thức đã học thành kiến thức của mình.)
2. Đánh giá ý nghĩa của tinh thần tự học: 
- Tự học giúp ta chủ động suy nghĩ
- Tự học giúp tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau
- Tự học giúp ta chủ động ghi nhớ lý thuyết, chủ động thực hành, tìm ra phương pháp học phù hợp
-> Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
3. Cần có tinh thần tự học như thế nào?
- Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lý, phù hợp với việc học tập trên lớp cũng như ở nhà...
- Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó...
- Tạo cho mình thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông...
4. Phê phán thái độ ỷ lại, thiếu tự lập trong học tập của một số học sinh hiện nay: Phụ thuộc vào bài giảng, sách tham khảo thiếu sáng tạo.
III. Kết bài: 
- Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tự học.
- Cần phải phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại...
Câu 2 ( 4.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc.
- Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố. 
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn hiên, trong sáng: cô hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp âm hồn: nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát.
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra vồn vã.)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ (chăm sóc Nho khi cô bị thương), yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Ngời lên những phẩm chất đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin (trong một lần phá bom))
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xung phong.
=> Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
* Từ nhân vật Phương Định và hiểu biết về xã hội, học sinh nêu suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay: 
Học sinh tự do bày tỏ suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay theo các hướng khác nhau. Sau đây là một vài gợi ý:
- Thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, kế tục và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh: 
+ Xây dựng cho mình một lí tưởng sống cao đẹp
+  Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng đất nước. 
+ Khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc với lòng yêu nước chân chính, không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
2,0
1,0
0,5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
-----------Hết-----------
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V - 04 -TS10D -16- PG7. doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Nguyễn Thị Thu Hạnh
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Hương Giang
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v04_pg7_nam_hoc_2.doc