Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

I . Đọc hiểu (3.0 điểm):

Trong “Truyện Kiều” có câu:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

1. Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.

2. Đoạn thơ vừa chép thuộc trích đoạn nào của “Truyện Kiều”, diễn tả tình cảm của ai với ai?

3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?

 

doc 4 trang cucpham 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang
I . Đọc hiểu (3.0 điểm): 
Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
.....................................”
1. Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
2. Đoạn thơ vừa chép thuộc trích đoạn nào của “Truyện Kiều”, diễn tả tình cảm của ai với ai?
3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
II. Tạo lập văn bản. (7.0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm)
Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng: 
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi. 
 (Quê hương)
Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 2. (4,0 điểm). Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc dến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông. Qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:......................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.....................................................................................
Giám thị 2:......................................................................................
 MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
I. Đọc hiểu. (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
Học sinh chép chính xác 7 câu tiếp theo;
- Không viết sai chính tả, hoàn chỉnh 8 câu thơ;
- Trường hợp học sinh viết sai chính tả 03 lỗi hoặc sai 01 từ nhưng vẫn hoàn chỉnh 8 câu thơ thì trừ 0,25 điểm; trường hợp sai 01 câu trừ 0,5 điểm.
- Các trường hợp còn lại giám khảo cần vận dụng linh hoạt cho điểm.
1,0
Câu 2
(0,5 điểm)
Đoạn thơ vừa chép thuộc trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
0,25
Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
0,25
Câu 3
(1,5 điểm)
Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí.
0,5
- Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
+ Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào. Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ. Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
+ Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
0,25
0,25
- Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
0,5
II. Tạo lập văn bản.
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
 HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu.
 Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.
 Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: 
+ Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân:
- Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương.
- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ. Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. 
 Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
- Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.
+ Suy nghĩ của bản thân:
- Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người...
- Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương.
 Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất.
- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
- Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình...
- Trách nhiệm xây dựng quê hương.
*Cho điểm (3,0 điểm)
- Mức tối đa (3,0 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên, diễn đạt trong sáng, cảm xúc, biết trình bày trong bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi).
- Mức chưa tối đa (1,5 – 2,75 điểm): Hs đạt được 50 - 80% các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa (Dưới 1,5 điểm): Hs đạt được 30 - 40% các yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
	Câu 2. (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Phân tích tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:
+ Tình yêu làng, yêu nước được bộc lộ sâu sắc từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi trò truyện với con út: ông đau đớn, bẽ bàng, sững sờ, ám ảnh, day dứt, luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. Ông tủi thân, thương con, thương làng chợ Dầu bị mang tiếng là dân làng Việt gian. Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống. Tâm trạng bế tắc. Ông muốn quay về làng, ông thù làng.
+ Trong tâm trạng ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con út của mình để củng cố nềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.
-> Tình yêu làng là cơ sở, ngọn nguồn của tình yêu nước, tình yêu nước làm cho tình yêu làng sâu sắc. Tình yêu làng, yêu nước, gắn bó hòa quyện với tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện gay cấn.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói.
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
* Từ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, học sinh hiểu được:
- Tình yêu nước là gì.
- Tại sao phải có lòng yêu nước.
- Biểu hiện của tình yêu nước của nhân dân ta hiện nay: nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu làng, yêu nước trong quá khứ; ra sức xây dựng làng quê, đất nước ngày càng giàu mạnh bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực. Đặc biệt ra sức bảo vệ làng quê, đất nước (bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc).
- Phê phán tình yêu nước mù quáng, theo khẩu hiệu.
- Học sinh biết liên hệ tới bản thân mình...
* Khái quát vấn đề nghị luận.
Cho điểm:
*Các tiêu chí Nội dung (3,5 điểm)
- Mức tối đa (3,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên.
- Mức chưa tối đa (2,0 – 3,0 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa (0,5 - 1,75 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
	*Các tiêu chí Hình thức (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đầy đủ bố cục, sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học. Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Hs đạt được ½ các yêu cầu trên. Hoặc học sinh thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt chưa tốt, lời văn cảm xúc còn nghèo nàn. 
- Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại.
--------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v04_pg7_nam_hoc_2.doc