Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Ánh trăng.

C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Những ngôi sao xa xôi.

Câu 2. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

A. Ẩn dụ B. Nhân hóa

C. So sánh D. Hoán dụ.

Câu 3. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?

 “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

 - Hà, nắng gớm, về nào ”

 (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)

 A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

 B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.

 C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

 D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.

Câu 4. Phẩm chất nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”

 A. Cần cù B. Bất khuất, kiên trung

 C. Ngay thẳng, trung thực D. Thanh cao, trung hiếu.

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ ĐẠI TRÀ.
Năm học: 2018-2019
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút.
(Đề thi gồm 7 câu, 1 trang)
I. Phần trắc nghiệm : (2,0 điểm) Viết phương án đúng nhất vào bài thi.
Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Ánh trăng. 
C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Những ngôi sao xa xôi. 
Câu 2. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
Ẩn dụ B. Nhân hóa
So sánh D. Hoán dụ.
Câu 3. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
 “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
	- Hà, nắng gớm, về nào” 
 (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
 A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
	B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
	C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
	D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 
Câu 4. Phẩm chất nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”
 A. Cần cù B. Bất khuất, kiên trung
 C. Ngay thẳng, trung thực D. Thanh cao, trung hiếu.
II. Phần đọc hiểu (1,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 	“Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
 (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng- Ngữ văn 8 tập 1)
a.Phân tích cấu tạo ngữ pháp trong câu đầu của đoạn văn. Từ đó, xác định kiểu câu.
b.Tìm những từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn văn trên. Đặt tên cho trường từ vựng ấy. 
c.Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên .
III. Phần tạo lập văn bản (6,5 điểm)
1. Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò cảu tình mẫu tử trong cuộc sống. ( 2,0 điểm)
2. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (4,5 điểm)
 ---------------------- Hết----------------------
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ ĐẠI TRÀ.
Năm học: 2018- 2019
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút.
(Hướng dẫn chấm gồm 3 trang)
I. Phần trắc nghiệm: Đáp án đúng
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
II. Phần đọc hiểu.
Câu
1,5 điểm
Đáp án
Điểm
a. Cô tôi// chưa dứt câu, cổ họng tôi// đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
 Đây là câu ghép.
0,5 điểm
b. vồ, cắn, nhai, nghiến- trường từ vựng chỉ hoạt động 
0,25 điểm
c 
 + Cách so sánh của tác giả thật cụ thể mà cũng thật ấn tượng. Tác giả kết hợp nghệ thuật so sánh với lối nói liệt kê và một loạt động từ mạnh “vồ”, “cắn”, “nhai”, “nghiến” để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của chủ bé Hồng khi người mẹ mà chú hằng yêu quý bị những cổ tục đầy đọa. Và càng quyết tâm để phá bỏ những cổ tục ấy.
 + Qua đoạn văn, người đọc cảm nhận được tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà Hồng dành cho người mẹ đáng thương của chú.
0,75 điểm
III. Phần tạo lập văn bản. (6,5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
2,0 điểm
A. Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minhđể viết bài nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục.
- Dẫn chứng phong phú, tiêu biểu.
B. Về kiến thức: HS xác định được vấn đề nghị luận là vai trò của tình mẫu tử đối với cuộc đời mỗi người.
* Giải thích: Tình mẫu tử đó là tình cảm gắn kết giữa mẹ và con vô cùng thiêng liêng, cao quý 
0,25 điểm
* Tình mẫu tử có vai trò to lớn trong cuộc đời mỗi con người. 
- Trong đời sống con người có biết bao tình cảm cao đẹp nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ta. (Dẫn chứng)
0,25 điểm
- Tình mẫu tử có sức mạnh kì diệu, giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống, làm cuộc đời ấm áp hơn. (Dẫn chứng)
0,25 điểm
- Là động lực để ta phấn đấu, lao động, học tập. (Dẫn chứng)
0,25 điểm
- Ngay cả khi ta đã lớn khôn ta vẫn cần tình yêu thương và sự che chở của mẹ.
0,25 điểm
* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những biểu hiện, thái độ hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay: cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng ... hay có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ con, không làm tròn trách nhiệm người mẹ, bao bọc, nuông chiều con thái quá.. 
- Tình mẫu tử cùng với tình cha con, tình cảm của ông bà và các cháu, tình cảm anh chị em tạo nên những tình cảm bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Mỗi chúng ta cần gìn giữ nâng niu những tình cảm ấy.
0,5 điểm
*Liên hệ bản thân:
- Việc làm để đền đáp công ơn của mẹ: Ghi lòng tạc dạ công ơn của mẹ, luôn kính trọng lễ phép, hiếu thảo, thấu hiểu cảm thông, chia sẻ công việc giúp đỡ mẹ. Niềm vui lớn nhất của mẹ là thấy con khỏe mạnh, thành đạt ngoan ngoãn vì vậy mỗi chúng ta hãy cố gắng học tập, tu dưỡng trở thành người có ích, chăm sóc khi mẹ ốm đau, già yếu....
0,25 điểm
Câu 2
(4,5 điểm )
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học. 
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề.
 - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
B. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đạt được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận.
0,5 điểm 
- Khái quát về hoàn cảnh sáng tác 
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m
0,25 điểm 
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
+ Có lòng yêu nước và lí tưởng sống cao đẹp: Sẵn sàng viết đơn xin ra mặt trận, xung phong lên đỉnh Yên Sơn sống và làm việc một mình để mong cống hiến xây dựng và bảo vệ đất nước, hạnh phúc khi thấy công việc của mình có ý nghĩa cho đất nước...(Dẫn chứng và phân tích)
0,5 điểm
+ Có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Công việc dù gian khổ nhưng anh vẫn gắn bó, anh coi công việc là người bạn, là niềm vui, anh luôn ý thức được trách nhiệm công việc của mình với đồng chí, với nhân dân...(Nêu dẫn chứng và phân tích)
0,5 điểm
+ Có suy nghĩ đúng đắn về công việc...(Nêu dẫn chứng và phân tích)
0,5 điểm
+ Luôn quan tâm chân thành, chu đáo với mọi người: biếu vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, biếu ông họa sĩ và mọi người làn trứng để ăn dọc đường..... ...(Nêu dẫn chứng và phân tích)
0,25 điểm 
+ Yêu cuộc sống, biết cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, chủ động: Trồng hoa, nuôi gà, để tô điểm và cải thiện cuộc sống, gian nhà nhỏ nhưng sạch sẽ ngăn nắp... ...(Nêu dẫn chứng và phân tích)
0,5 điểm
+ Anh thanh niên còn rất mực khiêm tốn: Từ chối khi họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh giới thiệu những người khác theo anh là xứng đáng hơn...
0,5 điểm 
- Đánh giá về nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật: Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho người lao động trong thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhà văn không đặt tên riêng cho nhân vật mà gọi tên theo nghề nghiệp, tuổi tác, vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói của nhân vật và qua đánh giá, nhìn nhận của các nhân vật khác....
0,5 điểm
 - Liên hệ tuổi trẻ ngày nay
0,5 điểm
 ---------------------- Hết----------------------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: V-03-TS10D-18-PG8 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ DG&ĐT GHI):
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM LÀ: 4 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ kí)
Phạm Thị Thủy
NGƯỜI THẨM ĐỊNH
VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ kí)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ kí, đóng dấu) 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v03_pg8_nam_hoc.doc