Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được làm theo thể thơ nào?

A. Thơ 5 chữ . C. Thơ 8 chữ.

B. Thơ tự do. D. Thơ lục bát.

Câu 2 (0,5 điểm): Thành phần nào thuộc thành phần biệt lập trong câu?

 A.Tình thái. C. Trạng ngữ.

 B. Chủ ngữ. D. Khởi ngữ.

Câu 3(0,5 điểm): Tác phẩm nào thuộc giai đoạn văn học trung đại?

A. Làng. B. Nói với con. C. Nhớ rừng. D. Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 4 (0,5 điểm): Ý nghĩa triết lí về cuộc đời, con người được Hữu Thỉnh gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài Sang thu là?

Sấm cũng bớt bất ngờ

 Trên hàng cây đứng tuổi.

 A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không còn bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.

 B. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hè đối với hàng cây đứng tuổi.

 C. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm không còn bất ngờ với chúng.

 D. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

 

doc 6 trang cucpham 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ 
Năm học 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 2 phần, 2 trang)
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm) 
Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được làm theo thể thơ nào?
Thơ 5 chữ . C. Thơ 8 chữ. 
Thơ tự do. D. Thơ lục bát. 
Câu 2 (0,5 điểm): Thành phần nào thuộc thành phần biệt lập trong câu?
 A.Tình thái. C. Trạng ngữ.
	B. Chủ ngữ.	 D. Khởi ngữ.
Câu 3(0,5 điểm): Tác phẩm nào thuộc giai đoạn văn học trung đại?
Làng. B. Nói với con. C. Nhớ rừng. D. Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 4 (0,5 điểm): Ý nghĩa triết lí về cuộc đời, con người được Hữu Thỉnh gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài Sang thu là? 
Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
 A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không còn bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.
 B. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hè đối với hàng cây đứng tuổi.
	C. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm không còn bất ngờ với chúng. 
	D. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. 
PHẦN TỰ LUẬN ( 8,0 điểm)
Phần Đọc hiểu văn bản ( 1,5 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình thời nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào
 (Theo sách tham khảo “Ôn tập môn Ngữ văn lớp 10”, NXBGD)
Câu 1 (1,0 điểm): Câu hỏi và câu trả lời của danh tướng đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Qua đó, vị danh tướng đã thể hiện nét đẹp nào trong cách ứng xử?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ đồng nghĩa với từ kính cẩn
Phần Tạo lập văn bản ( 6,5 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em hãy phát biểu suy nghĩ về tình thày trò trong xã hội hiện nay bằng một bài văn ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2 (4.5 điểm): Phân tích tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“ . Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. 
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
-Là con thầy mấy lỵ con u.
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? 
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có. 
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? 
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
 Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. 
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
 Anh em đồng chí biết cho bố con ông. 
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.”
( Trích “ Làng” – Kim Lân – SGK Ngữ Văn 9/ Trang 170/ NXB Giáo dục)
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I Trắc nghiệm (2.0 đ)
Câu 1: C Câu 3: D
Câu 2: A Câu 4: D
Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
 2.0
Phần II
Tự luận
(8,0 điểm)
1. Phần Đọc hiểu văn bản 
Câu 1: - Tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự.
Điều đó đã thể hiện thái độ kính cẩn, lễ phép và sự khiêm nhường của người học trò đồng thời là một vị danh tướng với người thày dạy mình.	
Câu 2: Từ đồng nghĩa: Cung kính, Kính trọng 
2. Tạo lập văn bản
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: - Câu chuyện gợi nhắc truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay. Là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ ngàn đời nay.
* Giải thích :	
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò  trở về thăm trường,  gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài  thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). Đó là cách cách đối nhân xử thấu tình đạt lí, đáng để chúng ta học tập. 
* Bàn luận, mở rộng, bài học nhận thức và hành động:
- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...
- Ngày nay, tình thày trò không quá nặng nề trong quan hệ thày trò “ sống lễ tết, chết để tang” như thời xưa nhưng lòng biết ơn, tinh thần “ tôn sư trọng đạo” thì mãi mãi phải giữ gìn. Đó không chỉ là đạo lí mà còn là lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa giữa người với người.
 -  Tuy nhiên, ta cảm thấy xót xa vì tình thày trò bị xúc phạm nghiêm trọng trong xã hội ta hiện nay: vẫn có những trò có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với  thầy cô đã từng tâm huyết dạy dỗ mình; vẫn có những người thày lợi dụng danh nghĩa để làm những hành vi trái với đạo lí, gây hiệu ứng không tốt đối với học trò. Điều này ảnh hưởng đến tình thày trò vốn tốt đẹp từ ngàn xưa. 
-  Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học sâu sắc: luôn biết ơn thày cô bằng tấm lòng chân thành khi đang ngồi trên ghế nhà trường và mãi mãi về sau.
* Khái quát vấn đề cần nghị luận.
Câu 2 ( 4.5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: ông Hai phải rời xa quê hương đi tản cư, lòng nhớ quê. Đột ngột, ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ. Trước, ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
- Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.
* Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc.
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ
- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
-  Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam với làng quê.
- Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. 
-> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, chân thực và sinh động .
- Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại 
- Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi, tình huống truyện gay cấn.
* Mở rộng, nâng cao:
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với tình yêu nước. 
- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.
- Từ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, liên hệ tình yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc vẫn không bao giờ thay đổi, nó luôn là như là một ngọn lửa âm ỉ cháy ở trong tâm hồn mỗi người Việt và khi có điều kiện hoàn cảnh thích hợp sẽ được bộc lộ, thể hiện.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
0.5
0.5
0.5
0,25
0, 25
0.25
1.0
0.25
0. 5
0. 5
0.5
1.5
0.5
0.5
0. 5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V-03-TS10D-18-PG7.doc
MÃ ĐỀ THI: ..
TỔNG SỐ TRANG ( GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 04 TRANG
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v03_pg7_nam_hoc.doc