Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

 Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú ?

A. Này, hãy đến đây nhanh lên!

B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!

C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.

D.Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.

Câu 2.Thành ngữ « Nước đến chân mới nhảy » có nghĩa là gì ?

A. Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ.

B. Hành động chậm chạp, lười biếng

C. Hành động cẩu thả, qua loa.

D. Hành động chậm trễ, thiếu tính toán.

Câu 3. Bài thơ « Nói với con » của Y Phương được làm theo thể thơ nào ?

A. Năm chữ C.Lục bát

B. Tám chữ D. Tự do

Câu 4. Nghĩa tường minh là gì ?

A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.

B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.

D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề thi gồm 09 câu, 01 trang)
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
 Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú ?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D.Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.
Câu 2.Thành ngữ «  Nước đến chân mới nhảy » có nghĩa là gì ?
Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ.
Hành động chậm chạp, lười biếng
Hành động cẩu thả, qua loa.
Hành động chậm trễ, thiếu tính toán.
Câu 3. Bài thơ «  Nói với con » của Y Phương được làm theo thể thơ nào ?
Năm chữ	C.Lục bát
Tám chữ	D. Tự do
Câu 4. Nghĩa tường minh là gì ?
Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
II, PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Phần 1 : Đọc hiểu ( 1,5 điểm) 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận thử thách.
Để khỏi vô lễ, người con trai ấy vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa!...”
Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
Câu 2.Xác định thành phần biệt lập trong đoạn trích đó.
Câu 3.Đoạn trích giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của anh thanh niên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (6,5 điểm)
 Câu 1 ( 4,0 điểm)
Một trong những thành công của tác phẩm Làng là nhà văn Kim Lân đã miêu tả một cách tinh tế, sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 2 (2,5 điểm)
Từ truyện ngắn Làng của Kim Lân, em hãy nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong khoảng 01 trang giấy thi.
----------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I, PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
HS lựa chọn đúng 1 đáp án. Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. 
Nếu HS lựa chọn 2 đáp án hoặc không chọn đáp án nào thì không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
D
D
B
II, PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Phần 1. Đọc hiểu (1,5 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
- Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.(0,25 điểm)
- Tác phẩm được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (0,25 điểm)
Câu 2. (0,5 điểm)
- Thành phần biệt lập cảm thán: Chao ôi 
Nếu HS chỉ xác định tên thành phần biệt lập mà không chỉ rõ từ ngữ hoặc chỉ nêu từ ngữ mà không gọi tên thành phần biệt lập chỉ cho 0,25 điểm.
Câu 3. (0,5 điểm)
Đoạn trích giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh niên: con người rất lịch sự, biết tôn trọng người khác; có lối sống khiêm tốn.
Phần 2. Tạo lập văn bản (6,5 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
1.Yêu cầu cần đạt được
a. Yêu cầu chung :
* Về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích truyện. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh.
* Về kiến thức: làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai- diễn biến đầy phức tạp khi nghe tin làng mình theo giặc. 
b. Yêu cầu cụ thể :
A, Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và giới thiệu vấn đề cần phân tích. ( 0,25 điểm)
B, Thân bài : 
* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc (2,5 điểm)
- Phân tích hoàn cảnh của ông Hai : rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng, nhưng lại phải xa làng Chợ Dầu thân yêu để đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng, khoe làng, tự hào về làng
- Tình yêu làng, yêu nước bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến 
- Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt đau đớn, phải đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trải qua các trạng thái tình cảm, thái độ khác nhau :
+ Thoạt đầu nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư nói ra, ông lão bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được.
+ Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin. Ông đau đớn, bẽ bàng, ám ảnh, day dứt, với mặc cảm là kẻ phản bội.
+ Ông luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. Ông tủi thân thương con, thương dân làng chợ Dầu bị mang tiếng là làng Việt gian. Nỗi lo sợ, ám ảnh thường trực khiến ông chỉ trốn biệt ở trong nhà.
-Ông Hai tiếp tục bị đặt vào tình huống căng thẳng hơn, quyết liệt hơn khi nghe bà chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu ra khỏi nơi tản cư :
+ Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống.
+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông định quay về làng nhưng ông hiểu làm như thế là phản bội cách mạng, cụ Hồ ông quyết định « Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù »
+ Trong tâm trạng ấy ông chỉ biết tâm sự với đứa con út của mình để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến. Ông giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ.
-> Khái quát : Tình yêu làng là cơ sở ngọn nguồn của tình yêu nước; tình yêu nước làm cho tình yêu làng trở nên sâu sắc. Tình yêu làng, yêu nước gắn bó với tình yêu kháng chiến, tin yêu cụ Hồ.
* Nghệ thuật : (0,5 điểm)
- Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ nên rất sinh động.
- Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc bộc lộ được tâm trạng, thái độ của nhân vật.
- Tình huống truyện gay cấn giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thể, đa dạng.
C. Kết bài : (0,25 điểm)
- Khái quát giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của đoạn vừa phân tích, chứng minh.
- Liên hệ nhận thức của bản thân về sức sống của đoạn truyện.
2.Thang điểm : 
- Điểm tối đa (4 điểm): bài viết đủ ý, có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, không mắc quá 5 lỗi các loại .
- Điểm chưa tối đa (3 –> dưới 4 điểm) : bài viết đủ ý, có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, còn mắc quá 5 lỗi các loại .
- Điểm chưa tối đa (2-> dưới 3 điểm) : bài viết đủ ý, nhưng bố cục chưa rõ, chủ yếu sa vào kể truyện mà không phân tích những tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu.
- Điểm chưa tối đa (1->1,5 điểm) : bài viết được ½ số ý nhưng bố cục chưa rõ, viết quá sơ sài. 
- Điểm chưa đạt (0 điểm) : không làm được bài hoặc làm lạc đề.
Câu 2 ( 2,5 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt
a.Yêu cầu chung:
* Về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
* Về kiến thức: nêu được suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.  
b.Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
* Giải thích lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. (0,25 điểm)
- là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
* Biểu hiện + dẫn chứng (1,25 điểm)
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, tình yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, niềm tự hào dân tộc chính đáng.
- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc.
- Cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Lấy dẫn chứng chứng minh. 
* Phê phán: Thực tế cuộc sống có nhiều người chưa có ý thức cao trong việc bồi dưỡng cho chính mình tình yêu quê hương đất nước, thậm chí nhiều người còn có thái độ không ủng hộ, phản bội lại Tổ quốc cần bị phê phán.(0,25 điểm)
* Mở rộng: Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, cùng với sự hội nhập của những giá trị văn hóa trên thế giới, nhiều truyền thống dân tộc bị mai một hoặc bị biến đổi. Nhưng truyền thống yêu nước của dân tộc thì không bao giờ thay đổi, nó luôn là ngọn lửa âm ỉ cháy trong lòng mỗi người dân Việt và khi có điều kiện hoàn cảnh thích hợp sẽ được bộc lộ, thể hiện. (0,25 điểm)
* Khái quát ý nghĩa giá trị của lòng yêu nước, biết liên hệ bản thân phù hợp.(0,25 điểm)
2. Thang điểm
- Điểm tối đa ( 2,5 điểm): Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
 	- Điểm chưa tối đa (1,75-> dưới 2,5 điểm): Đáp ứng khoảng 60-70% các yêu cầu trên, còn một số sai sót nhỏ.
 	- Điểm chưa tối đa (1,0->1,5 điểm): Đáp ứng khoảng 30-50% các yêu cầu trên, còn mắc lỗi nhưng không trầm trọng.
- Điểm chưa tối đa (0,25->0,75 điểm): Đáp ứng khoảng 10-20% các yêu cầu trên, còn mắc lỗi nhưng không trầm trọng.
 	- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
------------Hết----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN: 
TÊN FILE ĐỀ THI: V-03-TS10D-16-PG7.doc
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Ngô Thị Phương Loan
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
 Vũ Thị Chuyên
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v03_pg7_nam_hoc_2.doc