Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

I . Đọc hiểu (3,0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”

(Ngữ văn 9, tập hai)

1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng ” ở câu thơ trên.

3. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ” trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V03.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề này gồm 02 phần, 05 câu, 01 trang)
I . Đọc hiểu (3,0 điểm): 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Ngữ văn 9, tập hai)
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng ” ở câu thơ trên.
3. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời ” trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
II. Tạo lập văn bản. (7,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm). Viết bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập.
Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Từ nhân vật Phương Định và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
-----------Hết-----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1(1,0 điểm):
- Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Câu 2 (1,5 điểm):
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến cho ẩn dụ “ mặt trời trong lăng ” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng ” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ đó cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
Câu 3 (0,5 điểm):
Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”:
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 (Nguyễn Khoa Điềm –Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
1,0
1,5
0,5
Phần II
Tạo lập văn bản
 (7,0 điểm)
Câu 1 ( 3.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập .
* Giải thích :
- Tự lập là khả năng tự đứng vững, tự định hướng tương lai cho bản thân,
không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác
* Biểu hiện của tính tự lập: 
+ Xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình
+ Chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
+ Không ỷ lại hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. (Dẫn chứng minh họa) 
* Bàn luận, mở rộng, bài học nhận thức và hành động:
- Tự lập là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Bởi:
+ Khi có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. (Dẫn chứng minh họa)
+ Khi thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã
trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội. (Dẫn chứng minh họa) 
- Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác (Dẫn chứng minh họa) 
- Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa với việc khước từ mọi sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh. 
- Liên hệ bản thân : Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người. Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính tự lập trong học tập, cuộc sống.
* Khái quát vấn đề cần nghị luận
Câu 2 ( 4.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc.
- Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố. 
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng: cô hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn: nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát.
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra vồn vã.)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ (chăm sóc Nho khi cô bị thương), yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Ngời lên những phẩm chất đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin (trong một lần phá bom))
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xung phong.
=> Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
* Từ nhân vật Phương Định và hiểu biết về xã hội, học sinh nêu suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay: 
Học sinh tự do bày tỏ suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay theo các hướng khác nhau. Sau đây là một vài gợi ý:
- Thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, kế tục và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh: 
+ Xây dựng cho mình một lí tưởng sống cao đẹp
+  Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng đất nước. 
+ Khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc với lòng yêu nước chân chính, không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
0,5
0,25
0,25
0,25
1.5
0.25
0.5
0.25
2.0
1.0
0.25
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
-----------Hết-----------
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V - 03 -TS10D -15- PG7. doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Nguyễn Thị Thu Hạnh
TỔ TRƯỞNG
(Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Hương Giang
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Vũ Thị Bích Dần

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v03_pg7_nam_hoc_2.doc