Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, từ “xanh” trong câu: “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
A. Mặt đất. C. Ông trời.
B. Mặt trăng D. Thiên nhiên.
Câu 2: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du nói lên nội dung gì?
A. Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 3: Em hiểu ý nguyện muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” là:
A. Chân thành dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
B. Muốn làm một mùa xuân rực rỡ, đầy sắc hương.
C. Ý nguyện chung sống, sẽ chia với mọi người
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 4: Hình ảnh “Cây tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa như thế nào?
A. Cây tre là vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta.
B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam.
C. Cây tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
D. Cả B và C đều đúng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU .. ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 09 câu trong 02 trang I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, từ “xanh” trong câu: “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì? A. Mặt đất. C. Ông trời. B. Mặt trăng D. Thiên nhiên. Câu 2: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du nói lên nội dung gì? A. Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng. B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ. D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Câu 3: Em hiểu ý nguyện muốn làm “Một mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” là: A. Chân thành dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống. B. Muốn làm một mùa xuân rực rỡ, đầy sắc hương. C. Ý nguyện chung sống, sẽ chia với mọi người D. Cả 3 đều đúng. Câu 4: Hình ảnh “Cây tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa như thế nào? A. Cây tre là vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta. B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam. C. Cây tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. D. Cả B và C đều đúng. II . TỰ LUẬN. (8,0 điểm). 1. Đọc hiểu (1,5 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”? Câu 2 (0,5 điểm): Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào? Câu 3 (0,5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. 2. Phần viết. Câu 1. (2,5 điểm): Viết bài văn ngắn khoảng trang giấy thi nêu suy nghĩ cña em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. Từ đó nêu suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay. ------HẾT------ MÃ KÍ HIỆU .. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5đ Câu 1: C. Ông trời. Câu 2: B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. Câu 3: D. Cả 3 đều đúng. Câu 4: D. Cả B và C đều đúng. II . TỰ LUẬN. (8,0 điểm). 1. Đọc hiểu (1,5 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”? HS nêu đúng: - Bài thơ được viết năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh. *Cho điểm: - Mức tối đa (0,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên. - Mức không đạt (0 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài. Câu 2 (0,5 điểm): HS giải nghĩa: Từ “mặt” trong “nhìn mặt”: chỉ mặt trăng. Được dùng theo nghĩa chuyển.(0.25đ) - Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ (0.25đ) *Cho điểm: - Mức tối đa (0,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên. - Mức chưa tối đa (0,25 ) Học sinh đạt được một trong các ý trên. - Mức không đạt (0 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài. Câu 3 (0,5 điểm): HS chép chính xác một khổ thơ có hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” (0,0 điểm): Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Sai một câu (sai chính tả, thiếu từ, viết hoa chữ đầu dòng của 3 câu cuối khổ) trừ 0,25 điểm *Cho điểm: - Mức tối đa (0,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên. - Mức chưa tối đa (0,25) Học sinh đạt được một trong các ý trên. - Mức không đạt (0 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài. 2. Phần viết: Câu 1. (2,5 điểm): a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp,diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: + Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung: lòng biết ơn những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ. + Giải thích câu tục ngữ: “Qủa”: là trái ngon, quả ngọt, là bông lúa thơmlà thành quả lao động, do công sức mồ hôi của kẻ “trồng cây” làm nên. “Quả” không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn, áo mặcmà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống của nhân dân ta từ xưa tới nay “Ăn quả”: được hưởng thụ hương thơm, trái ngọt ở đời, được nuôi nấng, chăm sóc học hành, được sống một cuộc sống độc lập, thanh bình, yên vuiphải biết trân trọng, biết ơn những “kẻ trồng cây” trong xã hội, những người đã lao động vất vả làm ra “quả” cho ta được ấm no, hạnh phúc. + Đánh giá về câu tục ngữ: Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Là bài học về lòng biết ơn, giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn ở thuỷ chung( Lấy dẫn chứng) Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Bản thân mỗi người phải biết cống hiến để người sau được hưởng thêm thành quả mới. + Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lý dân tộc, đạo lý của người được hưởng thụ; nói về nghĩa vụ của những ai được hưởng thụ thành quả. Hãy sống và làm việc theo truyền thống đạo lý đó. *Các tiêu chí Nội dung (2,25 điểm) - Mức tối đa (2,25 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên. - Mức chưa tối đa (1,25 – 2,0 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa (0,25 – 1,0 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài. *Các tiêu chí Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Ngôn ngữ giàu sức thuyết phục, bài viết có sự liên kết chặt chẽ, chuyển đoạn, chuyển ý nhịp nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn. - Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại. Câu 2. (4.0 điểm): * Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương: đẹp người, đẹp nết). - Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương: * Đẹp người: tư dung tốt đẹp -> Vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu. * Đẹp nết: - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo: + Khi mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật.(d/c) + Khi mẹ chồng chết lo tang ma chu tất.(d/c) - Vũ Nương là người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng, vun vén hạnh phúc gia đình: + Khi mới về nhà chồng. ( d/c) + Khi tiễn chồng ra trận. ( d/c) + Khi chồng đi xa. ( d/c ) + Khi chồng trở về. ( mong được hưởng hạnh phúc nhưng bị chồng nghi oan nàng vẫn nhu mì, thùy mị.) (d/c) - Vũ Nương là một người mẹ yêu con, đảm đang, tháo vát. + Đảm đang: sinh nở một mình, một mình nuôi con thơ, chăm mẹ già đau ốm, thay chồng vun vén quán xuyến việc gia đình, lo tang ma cho mẹ chu tất. (d/c). - Vũ Nương là một người tình nghĩa, nhân hậu, vị tha. + Dù ở thủy cung vẫn luôn quan tâm đến người thân. (d/c). + Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh. (d/c). - Đánh giá về nghệ thuật. - Truyện có kết cấu hai phần để làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, tạo nên cái kết có hậu, làm nên tính truyền kì cho tác phẩm, là bài học đắt giá cho Trương Sinh. - Truyện có kịch tính, thắt nút mở nút gây bất ngờ. - Truyện có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố ảo. - Suy nghĩ về vị trí người phụ nữ trong xã hội nay: - Người phụ nữ được đối sử bình đẳng, được yêu thương, tôn trọng, được sống hạn phúc, được làm chủ cuộc đời mình. - Họ sẵn lòng hi sinh hạnh phúc riêng tư, thậm chí đến tính mạng vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. - Họ tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực mà người xưa né tránh: Kinh tế, văn hóa, chính trị (Nhiều phụ nữ đảm nhiệm chức vụ cao trong các lĩnh vực: Phó chủ tịch nước, các bộ trưởng) là những con người nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. - Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương. - Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay. *Cách cho điểm: *Các tiêu chí Nội dung (3,75 điểm) - Mức tối đa (3,75 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên. - Mức chưa tối đa (2,5 – 3,5 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa (0,5 – 2,0 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài. *Các tiêu chí Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. Ngôn ngữ giàu sức thuyết phục, bài viết có sự liên kết chặt chẽ, chuyển đoạn, chuyển ý nhịp nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn. - Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại. ------HẾT------ PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V-02-TS10D-16- PG7 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):.. TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ tên, chữ ký) LÊ HỒNG PHONG NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN (Họ tên, chữ ký) PHẠM THỊ PHƯỢNG XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) TRẦN MẠNH HÙNG
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v02_pg7_nam_hoc_2.doc