Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

I . Đọc hiểu (3.0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 Con ơi tuy thô sơ da thịt

 Lên đường

 Không bao giờ nhỏ bé được

 Nghe con

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? của ai ?

 Câu 2. Hãy chỉ rõ thành phần biệt lập trong khổ thơ trên?

Câu 3. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì?

II. Tạo lập văn bản. (7.0 điểm):

Câu 1(3.0 điểm):

 Viết bài văn ngắn ( khoảng trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên của ông cha qua câu ca dao:

 “ Bầu ơi thương lấy bí cùng,

 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

 

doc 5 trang cucpham 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
 Năm học: 2015- 2016
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút
 ( Đề này gồm 02 phần, 05 câu, 01 trang)
I . Đọc hiểu (3.0 điểm): 
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 
 Con ơi tuy thô sơ da thịt
 	 Lên đường
	 Không bao giờ nhỏ bé được
	 Nghe con
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? của ai ? 
	Câu 2. Hãy chỉ rõ thành phần biệt lập trong khổ thơ trên?
Câu 3. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì?
II. Tạo lập văn bản. (7.0 điểm):
Câu 1(3.0 điểm):
	Viết bài văn ngắn ( khoảng trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên của ông cha qua câu ca dao:
 “ Bầu ơi thương lấy bí cùng,
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu 2 (4.0 điểm):
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc dến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông. Qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.
 --- - ----------------------------Hết----------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 
 VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
 Năm học: 2015- 2016
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 05 câu, 03 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1(1.0 điểm):
- Khổ thơ được trích từ tác phẩm “ Nói với con” của Y Phương.
Câu 2 (1.0 điểm):
– Thành phần biệt lập- thành phần gọi đáp: Con ơi.
Câu 3 (1.0 điểm):
Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con : Dù có thiếu thốn, nghèo nàn, vất vả, khổ cực, dù đi đâu về đâu, dù làm gì, con cũng phải luôn là người cứng rắn, có nghị lực, niềm tin.
1.0
1.0
1.0
Phần II
Tạo lập văn bản
(7,0 điểm)
Câu 1 ( 3.0 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ đoàn kết.
* Giải thích :	
- “Bầu” và “ bí” là hai loại cây khác nhau nhưng chung một giàn, tức là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để xanh tươi, tồn tại.
- “Bầu” và “ bí” được nhân hóa, trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương đất nước.
-> Từ hình ảnh thiên nhiên ông cha muốn khuyên con người phải biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện sống để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Bàn luận, mở rộng, bài học nhận thức và hành động:
- Yêu thương, đoàn kết là truyền thống của dân tộc từ xưa tới nay. Điều đó trở thành đạo lý tốt đẹp, đáng tự hào của mỗi con người Việt Nam.
- Yêu thương, đoàn kết sẽ giúp cho mỗi con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập được cuộc sống. Người giúp đỡ sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng, sống có trách nhiệm hơn.
- Mọi người trong xã hội biết yêu thương, đoàn kết, xã hội sẽ công bằng, giàu mạnh, văn minh.
- Cần có thái độ đúng đắn, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương, vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại.
- Sự giúp đỡ, yêu thương phải chân thành, tự nguyện, thường xuyên quan tâm cả vật chất và tinh thần.
- Tình cảm yêu thương, đoàn kết không chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp mà còn mở rộng xây dựng tình cảm bè bạn quốc tế.
* Khái quát vấn đề cần nghị luận.
Câu 2 ( 4.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Phân tích tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:
+ Tình yêu làng, yêu nước được bộc lộ sâu sắc từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi trò truyện với con Út: ông đau đớn, bẽ bàng, sững sờ, ám ảnh, day dứt, luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã. Ông tủi thân, thương con, thương làng chợ Dầu bị mang tiếng là dân làng Việt gian. Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống. Tâm trạng bế tắc. Ông muốn quay về làng, ông thù làng.
+ Trong tâm trạng ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con Út của mình để củng cố nềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.
-> Tình yêu làng là cơ sở, ngọn nguồn của tình yêu nước, tình yêu nước làm cho tình yêu làng sâu sắc. Tình yêu làng, yêu nước, gắn bó hòa quyện với tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện gay cấn.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói.
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
* Từ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, học sinh hiểu được:
-Tình yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Biểu hiện: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, niềm tự hào dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc; cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn học dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. 
-Thực tế cuộc sống có nhiều người chưa có ý thức cao trong việc xây đắp cho chính mình tình yêu quê hương đất nước, thậm chí nhiều người còn có thái độ không ủng hộ, phản bội lại Tổ quốc, yêu nước mù quáng, theo khẩu hiệu. 
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cùng với sự hội nhập của những giá trị văn hóa trên thế giới, nhiều truyền thống dân tộc bị mai một hoặc bị biến đổi. Nhưng truyền thống yêu nước của dân tộc thì không bao giờ thay đổi, nó luôn là như là một ngọn lửa âm ỉ cháy ở trong tâm hồn mỗi người Việt và khi có điều kiện hoàn cảnh thích hợp sẽ được bộc lộ, thể hiện.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
0,5
0.25
0..5
1.5
0.25
0.5
0.25
2.0
1.0
0.25
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
	PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V- 02 – TS10D -14- PGD7. doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI	TỔ TRƯỞNG	XÁC NHẬN CỦA BGH
Hoàng Thị Sâm	Hoàng Thị Sâm	Ninh Quang Linh

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v02_pg7_nam_hoc_2.doc