Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Câu 1.Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” in trong tập thơ nào của Huy Cận?

A. Tập thơ “Lửa Thiêng” B. Tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”

C. Tập thơ “Đất nở hoa” B. Tập thơ “Bài ca cuộc đời”

Câu 2. Câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định điều gì?

A. Trời xanh là vĩnh cửu. B. So sánh Bác với trời xanh bao la.

C. Bác Hồ mãi như trời xanh. D.Tình thương nhớ Bác như trời xanh.

Câu 3. “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì?

A. Câu rút gọn. B. Câu đặc biệt.

C. Câu đơn. D. Câu ghép.

Câu 4. Thành phần câu nào sau đây không phải là thành phần biệt lập?

A. Trạng ngữ B. Phụ chú

C. Tình thái D. Gọi đáp

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
..
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2018-2019
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút
( Đề thi gồm 03 phần, 8 câu, 01 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 
Hãy lựa chọn 1 phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1.Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” in trong tập thơ nào của Huy Cận?
A. Tập thơ “Lửa Thiêng”
B. Tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”
C. Tập thơ “Đất nở hoa”
B. Tập thơ “Bài ca cuộc đời”
Câu 2. Câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định điều gì? 
A. Trời xanh là vĩnh cửu.
B. So sánh Bác với trời xanh bao la.
C. Bác Hồ mãi như trời xanh.
D.Tình thương nhớ Bác như trời xanh.
Câu 3. “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì?
A. Câu rút gọn.
B. Câu đặc biệt.
C. Câu đơn.
D. Câu ghép.
Câu 4. Thành phần câu nào sau đây không phải là thành phần biệt lập?
A. Trạng ngữ
B. Phụ chú
C. Tình thái
D. Gọi đáp
II. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm):
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
 Không có kính không phải vì không có kính
 Bom giật bom rung, kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
 	 (Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2011)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?Ai là tác giả?
Câu 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ mở đầu. Việc sử dụng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu cho bài thơ như thế nào? 
III. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ hình ảnh những người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật em hãy trình bày suy nghĩ về tình yêu nước của nhân dân ta. Câu 2 (4,5 điểm):
Vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
------------Hết----------
 MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 03 phần, 8 câu, 03trang)
Phần
Đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
Học sinh lựa chọn đúng phương án đúng cho từng câu hỏi. 
Mỗi phương án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án đúng
B
C
A
A
2,0 đ
II.
1.Đọc hiểu văn bản 
a. Câu 1: 0,5 điểm
- Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm:Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
b.Câu 1: 1,0 điểm
- Từ phủ định trong câu thơ mở đầu là: không (phải), không (có)
- Việc sử dụng liên tiếp hai từ phủ định trong câu thơ nhằm:
+ Khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ, gợi tả và nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh. 
+ Góp phần tạo nên giọng điệu vừa đùa tếu tự nhiên, vừa ngang tàng khí phách của những người lính lái xe trẻ tuổi anh hùng trên tuyến đường Trường Sơn. 
0,25đ
0,25đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
2. Tạo lập văn bản
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh viết 1 đoạn văn hoặc bài văn đảm bảo đúng các yêu cầu của bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở cảm nhận về lòng yêu nước của người chiến sĩ lái xe trong bài thơ của Phạm Tiến Duật, học sinh trình bày những suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước. Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
 - Tình yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Biểu hiện: tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, niềm tự hào dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc; cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. 
- Yêu nước là một truyền thống cao quý đẹp đẽ có từ ngàn đời nay của nhân dân ta. Truyền thống ấy được bộc lộ và phát huy sức mạnh rõ rệt nhất mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Ngày nay, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn trân trọng gìn giữ phát huy truyền thống yêu nước.
- Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận chưa có ý thức cao trong việc trau dồi bồi đắp cho chính mình tình yêu quê hương đất nước, thậm chí nhiều người còn có thái độ không ủng hộ, phản bội lại Tổ quốc, yêu nước mù quáng, theo khẩu hiệu. 
- Bài học nhận thức hành động của bản thân em: là học sinh, những chủ nhân của đất nước trong tương lai, em cần phải xác định cho mình 1 lí tưởng sống đúng đắn cao đẹp, xác định rõ nghĩa vụ bổn phận của mình với đất nước quê hương, có thái độ hành động đúng đắn tích cực thể hiện lòng yêu nước trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Câu 2: (4,5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo tốt các yêu cầu của kiểu bài nghị luận văn học: lập luận chặt chẽ, mạch lạc; bố cục rõ ràng hoàn chỉnh, ngôn ngữ trong sáng giản dị; không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 
b. Phân tích: 
 * Vẻ đẹp nhân vật:
 - Tình yêu làng thể hiện trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây
 + Luôn tự hào hãnh diện khoe làng mình giàu đẹp, có tinh thần kháng chiến. 
 + Khi bắt buộc tản cư xa làng, ông Hai luôn buồn rầu, nhớ những kỉ niệm về làng, muốn trở về làng
 + Khi nghe được tin xấu về làng: đau đớn tủi nhục, xót xa vô cùng.
 + Buồn đau, tức giận về làng nhưng trong thâm tâm luôn tin ở làng, hướng về làng.
 + Vui sướng khi nghe được tin cải chính về làng, tình yêu niềm tự hào về làng lại tràn đầy nồng nhiệt.
 - Tinh yêu làng thể hiện khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây
 + Tự giác tham gia vào công việc kháng chiến.
 + Căm thù bọn Việt gian bán nước, bọn Tây cướp nước.
 + Bàng hoàng, đau xót đến chết lặng cả người khi nghe tin làng mình Việt gian phản động.
 + Luôn sống trong mặc cảm tội lỗi từ khi nghe tin đồn về làng.
 + Khi phải lựa chọn giữa làng và nước, ông đã dứt khoát đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng quê.
 + Luôn tin tưởng, thủy chung với Cách mạng, một lòng ủng hộ kháng chiến, dẫu biết cuộc kháng chiến ấy còn lắm gian nan, mất mát hi sinh.
- Tình yêu làng thể hiện sau khi nghe tin làng cải chính: Vui mừng hớn hở
 * Vẻ đẹp nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 - Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách nhân vật, buộc nhân vật phải bộc lộ phẩm chất tính cách.
 - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật thông qua hành động, ngôn ngữ (đặc biệt qua ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm).
 - Ngôn ngữ nhân vật vừa mang những nét chung của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp vừa mang nét cá tính riêng dí dỏm khiến câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
c. Đánh giá, liên hệ:
- Ông Hai tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: mộc mạc chân chất, gắn bó tha thiết với làng quê xứ sở nhưng cũng có lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến sâu sắc,cao đẹp. Với nhận thức ngày càng tiến bộ, tình cảm ngày càng mở rộng, chín chắn, những người nông dân như ông Hai đã tích cực đóng góp cho công cuộc kháng chiến của dân tộc theo cách riêng của mình. Điều ấy thật đáng trân trọng.
- Liên hệ thực tế: nêu trách nhiệm và hành động cần thiết của bản thân em.
Lưu ý: Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết,, ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ
0,5đ
0.5 đ
0,5đ
-----------Hết-----------
 TÊN FILE ĐỀ THI: V – 01 - TS10D – 18 - PG7.doc 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
Trịnh Thị Hồng Nguyệt
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
Hoàng Thị Sâm
 XÁC NHẬN CỦA BGH
	Hoàng Thị Sâm

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_co_da.doc