Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
I . Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi " Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe."
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ?
2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể ấy?
3. Vì sao "anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi " ba vô ăn cơm".
4. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm học: 2015- 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm 02 phần, 05 câu, 01 trang) I . Đọc hiểu (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi " Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe." 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? 2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể ấy? 3. Vì sao "anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi " ba vô ăn cơm". 4. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? II.Tạo lập văn bản ( 7,0 điểm) Phân tích bài thơ "Nói với con" của Y Phương để làm sáng tỏ nhận định: " Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống." ( Ngữ văn lớp 9, tập 2). Qua đó nêu suy nghĩ của em về ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. .................Hết................. MÃ KÍ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm học: 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 05 câu, 03 trang) Phần Đáp án Điểm Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1: ( 0,5 điểm) - Trích trong tác phẩm " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng Câu 2:( 1,0đ) - Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ ba - Chọn ngôi kể thứ ba vừa miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật, vừa đảm bảo sự khách quan trong việc nhận xét, đánh giá tình cảm nhân vật Câu 3: (0,5đ) - Anh Sáu vẫn ngồi im vì muốn bé Thu gọi một tiếng " ba" Câu 4: (1,0đ) - Bé Thu vi phạm phương châm lịch sự, nói trống không với ông Sáu - Vì nó không muốn gọi ông Sáu là ba 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phần II: Tạo lập văn bản ( 7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau * Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn nhận định * Thân bài: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận + Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương. - Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, vui mừng của cha mẹ. - Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. - Hình ảnh thơ “đan lờ”, “vách nhà ken..” gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả thấy được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ "cài, ken" đi kèm với các danh từ "nan hoa - câu hát" tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, đó là sự mộc mạc về cuộc sống lao động cần cù, chịu khó và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên. "Rừng cho hoađời". - Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống. - Qua đó thấy được tình cảm gia đình sâu nặng, thiêng liêng, tình cảm quê hương bền chặt, con lớn lên trong sự yêu thương, nâng đỡ, mong chờ của cha mẹ, con trưởng thành trong cuộc sống thơ mộng, trong khung cảnh nghĩa tình của quê hương đó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống + Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha đối với con * Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, khoáng đạt, gắn bó với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó. - Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. - Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. * Người đồng mình dù sống trong nghèo khó, gian nan nhưng vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn: - Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh" gợi cuộc sống còn đói nghèo, khó khăn, cực nhọc, vất vả, lam lũ - Điệp ngữ “sống”, “không chê" nói lên người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm vươn lên. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương còn đói nghèo, vất vả. - Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. * Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường, khát vọng xây dựng quê hương và tinh thần tự tôn dân tộc - Phẩm chất của người con quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:“Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình, mộc mạc, giàu ý chí, niềm tin nghị lự - Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực , vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu * Dặn dò con tự tin vững bước vào đời - Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. * Ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống + Giải thích : - Ý chí: Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. - Nghị lực: Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn. + Bàn luận, biểu hiện - Trong cuộc sống luôn xuất hiện nhiều khó khăn thử thách đòi hỏi con người phải vượt qua, con người không thế sống tốt nếu không có ý chí nghị lực - Nghị lực giúp con người vượt lên những khó khăn trở ngại để hoàn thiện những ước mơ - Biểu hiện: ý chí nghị lực của những tấm gương dám sống, dám làm như Nguyễn Ngọc Ký, Hồ Chí Minh, Nick Jivucic, chàng trai Nguyễn Sơn Lâm ý chí nghị lực cho ta bản lĩnh, lòng dũng cảm để đương đầu với mọi khó khăn thử thách, giúp ta tụ tin + Bài học nhận thức và hành động - Ý chí và nghị lực đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người - Bên cạnh đó còn nhiều người thiếu ý chí, thiếu tự tin, nản chí, hèn nhát cần phải lên án - Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. - Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí để đối mặt với mọi khó khăn. - Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách. * Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của mình về giá trị, ý nghĩa bài thơ. 0,5 1,0 2,5 0,5 1,0 1,0 0,5 Lưu ý Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. PHẦN KÍ XÁC NHẬN TÊN FILE ĐỀ THI: V- 01 - TS10D -15 - PGD7 MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 04 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI TỔ TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) Hoàng Thị Cam Bùi Thị Minh Nhật Nguyễn Thị Hồng Thu
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_ma_de_v01_pg7_nam_hoc_2.doc