Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Câu 1. Văn bản nào sau đây được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

A. Đồng chí B. Nói với con

C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ D. Ánh trăng

Câu 2. Truyện ngắn“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào?

 A. Bác lái xe B. Cô kĩ sư

 C. Anh thanh niên D. Ông hoạ sĩ

Câu 3. Cụm từ in đậm trong câu văn: “ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh” thuộc thành phần biệt lập nào?

 A. Thành phần phụ chú B. Thành phần tình thái

 C. Thành phần cảm thán D. Thành phần gọi- đáp

Câu 4. Trong các nội dung sau, ý nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – Phạm Đình Hổ?

 A .Miêu tả thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận.

 B. Thể hiện thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước cuộc sống xa hoa trong phủ chúa

 C. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh

 D. Phê phán hành động tác oai, tác quái của bọn quan lại trong phủ chúa

 

doc 6 trang cucpham 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V01.PG8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
 MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 03 phần, 09 câu, 02 trang)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách chọn một đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Văn bản nào sau đây được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Đồng chí B. Nói với con
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ D. Ánh trăng
Câu 2. Truyện ngắn“ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào?
 	 A. Bác lái xe B. Cô kĩ sư
 C. Anh thanh niên D. Ông hoạ sĩ
Câu 3. Cụm từ in đậm trong câu văn: “ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh” thuộc thành phần biệt lập nào? 
 A. Thành phần phụ chú	 B. Thành phần tình thái
 C. Thành phần cảm thán D. Thành phần gọi- đáp
Câu 4. Trong các nội dung sau, ý nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” – Phạm Đình Hổ?
 A .Miêu tả thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận.
 B. Thể hiện thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước cuộc sống xa hoa trong phủ chúa
 C. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh
 D. Phê phán hành động tác oai, tác quái của bọn quan lại trong phủ chúa
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (1,5 điểm)
 Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
 (Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
 Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao câu thơ mở đầu bài thơ tác giả không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “ thăm” ?
Câu 3. (0,5 điểm) Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh hàng tre trong đoạn thơ trên?
III. TẠO LẬP VĂN BẢN (6,5 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
	Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lời dạy của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. 
Câu 2: ( 4,5 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của con người lao động mới qua đoạn thơ:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
 (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 
VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 phần, 09 câu, 03 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I
Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: C
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần II
Đọc- hiểu
(1,5 điểm)
Câu 1: Sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, tác giả ra miền Bắc vào lăng viếng Bác.
Câu 2: - Thăm: Là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát.
Câu 3: HS nêu được:
 + Ý nghĩa tả thực: là cây tre thực, là hình ảnh thân thuộc của làng quê , đất nước Việt 
 + Ý nghĩa biểu tượng: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất.
0,5
0,5
0,25
0,25
Phần II
Tự luận
(6,5 điểm)
Câu 1 ( 2.0 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai lỗi chính tả. 
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Giải thích ý nghĩa câu nói của Lênin
 + Ý nghĩa của việc lặp lại ba lần từ " học": khuyên chúng ta ý thức học hỏi không ngừng; tích cực, chủ động trong học tập suốt đời
	+ Đó là phương châm rèn luyện việc học để nâng cao trình độ của mỗi người
* Bàn luận vấn đề
+ Vốn tri thức của loài người là vô tận, hiểu biết của mỗi người là nhỏ bé. Mở rộng hiểu biết là nhu cầu của mỗi người ham tiến bộ.
+ Khoa học kí thuật phát triển vì vậy học để nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học, để sống, làm việc tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- liên hệ, dẫn chứng:
 + Học bằng nhiều hình thức, học ở trường, tự học, học qua sách vở, học trong đời sống, qua công việc
	+ Học phải có kế hoạch, tự giác
	+ Biết áp dụng điều học vào thực tế
* Mở rộng vấn đề
 + Phê phán những người không tự học hỏi để trau dồi, nâng cao kiến thức, còn lười học, kiến thức nông cạn, hay những kẻ tự kiêu tự mãn khi đã có bằng cấp mà không chịu tiếp tục học tập nếu như vậy sẽ dần lạc hậu..
	+ Vì vậy phải có thái độ học tập đúng đắn, học hỏi suốt đời, học để theo kịp với sự phát triển của thời đại mới..
* Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân
Câu 2: (4,5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học đúng yêu cầu đề ra, bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Cảm nhận về nội dung đoạn thơ: Khung cảnh đánh cá giữa biển đêm được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp:
- Vẻ đẹp – giàu của thiên nhiên: không gian bao la, rộng mở, vừa kì vĩ vừa nên thơ với biển, trăng, sao, mây, gió (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng; Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long); với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tựa như vẻ đẹp của tranh sơn mài (Cá nhụ cá chim cùng cá đé / Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe); với sự giàu có, phong phú của các loài cá trên biển.
-> Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này.
- Vẻ đẹp của con người: được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi (được thể hiện qua không khí lao động – hoạt động đánh bắt cá – khẩn trương sôi nổi (Ra đậu dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng ; Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao); tư thế, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng); tình yêu, lòng biết ơn đối với biển cả (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào).
->Hình ảnh thơ: vừa kì vĩ, vừa lung linh, huyền ảo, được tạo nên bởi trí tưởng tượng bay bổng và những liên tưởng phong phú, bất ngờ. Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ vừa sôi nổi, khỏe khoắn vừa bay bổng, nhịp thơ biến hóa linh hoạt
=> Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa gần gũi với con người. Đặc biệt vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng làm tôn lên vẻ đẹp và tầm vóc của con người.
- Đánh giá chung:
 Đây là đoạn thơ đặc sắc của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, kết tinh vẻ đẹp, thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ, góp phần khiến cho bài thơ trở thành khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới, cuộc sống mới động thời thể hiện sự biến chuyển về tư tưởng, tình cảm trong thơ Huy Cận.
- Liên hệ bản thân: Không ngừng học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
* Khái quát vấn đề nghị luận.
0,25
 0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
1,5
1,5
0,5
0,5
0,25
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25. 
-----------Hết-----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: V-01-TS10D-18-PG8 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Lê Thị Hồng Nhung
NGƯỜI THẨM ĐỊNH
VÀ PHẢN BIỆN
 (Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Huyền
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Lương Thị Hà

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_file_de_v01_pg8_nam_hoc.doc