Đề thi tuyển sinh Khối 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái mà em cho là đúng.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào đã học của tác giả Nguyễn Du ?

A. Chị em Thúy Kiều

B. Cảnh ngày xuân C. Kiểu ở lầu Ngưng Bích

D. Mã Giám sinh mua Kiều

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của đoạn thơ ?

A. Tả lại khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

B. Tả lại cảnh tảo mộ của mọi người.

C. Tả lại hội đạp thanh của mọi người.

D. Tả lại cảnh đốt vàng mã của mọi người.

Câu 3: Cụm từ nô nức yến anh trong câu thơ Gần xa nô nức yến anh biểu thị phép tu từ gì ?

A. Liệt kê

B. Nhân hóa C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 4: Phép tu từ ấy có tác dụng gì ?

A. Gợi tả sự ồn ào, náo nhiệt của ngày hội.

B. Miêu tả từng đoàn người đi chơi như chim én, chim oanh ríu rí.t

C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của những người đi tảo mộ.

D. Nhấn mạnh tâm trạng vui mừng của người đi hội.

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Khối 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Khối 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Khối 10 môn Ngữ văn - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÝ HIỆU
.
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2016 – 2017
MÔN : Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 02 phần, 07 câu , 02 trang )
I. Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái mà em cho là đúng.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào đã học của tác giả Nguyễn Du ? 
Chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân
Kiểu ở lầu Ngưng Bích
Mã Giám sinh mua Kiều
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của đoạn thơ ?
Tả lại khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
Tả lại cảnh tảo mộ của mọi người.
Tả lại hội đạp thanh của mọi người.
Tả lại cảnh đốt vàng mã của mọi người.
Câu 3: Cụm từ nô nức yến anh trong câu thơ Gần xa nô nức yến anh biểu thị phép tu từ gì ?
Liệt kê
Nhân hóa
Hoán dụ
Ẩn dụ
Câu 4: Phép tu từ ấy có tác dụng gì ? 
Gợi tả sự ồn ào, náo nhiệt của ngày hội.
Miêu tả từng đoàn người đi chơi như chim én, chim oanh ríu rí.t
Miêu tả hình dáng bên ngoài của những người đi tảo mộ.
Nhấn mạnh tâm trạng vui mừng của người đi hội.
II. Phần tự luận ( 8,0 điểm).
Phần 1: Đọc hiểu ( 1,5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai ( Hà Tây ) Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác.
Hôm ấy khi xe ô tô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:
- Này, các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu. Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống.
- Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.
Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ 
Hoàng Thị Loan.
( Trích “ Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- NXB chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2007, tr104)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Xác định thành phần gọi đáp trong văn bản trên ? 
Câu 2: ( 1,0 điểm) Đọc văn bản chúng ta vô cùng xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của Bác Hồ đối với mẹ. Từ tấm gương của Bác, em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo con cái dành cho cha mẹ ? 
Phần 2: Tạo lập văn bản ( 6,5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một). Từ vẻ đẹp của anh thanh niên em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống giản dị.
 ---------------Hết------------------
MÃ KÝ HIỆU
.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH 
VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2016 – 2017
MÔN : Ngữ Văn
Thời gian làm bài 120 phút
( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 07 câu , 03 trang )
Phần trắc nghiệm ( 2,0 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án đúng
B
A
D
B
II. Phần tự luận ( 8,0 điểm).
Phần 1: Đọc hiểu ( 1,5 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Thành phần gọi đáp trong văn bản trên là “ này” ( Trong câu Này, các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu. )
Câu 2: ( 1,0 điểm) Học sinh nêu được những biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo mà con cái dành cho cha mẹ như sau:
- Ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ khi còn nhỏ cũng như khi đã trưởng thành.
- Yêu thương kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình.
- Khi cha mẹ già yếu ốm đau người con phải hết lòng săn sóc phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình.
- Người con có hiếu không chỉ là người con ngoan trong gia đình, là một trò giỏi trong nhà trường ( khi còn nhỏ) mà còn là một công dân tốt, biết làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của một công dân ( khi đã trưởng thành)
( Học sinh có thể trình bày thành một đoạn văn hoặc trình bày theo ý, nếu đủ ý giáo viên vẫn cho điểm tối đa.)
Phần 2: Tạo lập văn bản ( 6,5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
	Học sinh biết làm đúng kiểu bài tích hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Bài viết có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); kết cấu chặt chẽ; hệ thống luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2. Yêu cầu về nội dung:
	Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đạt được các ý sau:
2.1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác giả Nguyễn Thành Long, Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên.
2.2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
a. Giới thiệu chung về nhân vật:
- Anh thanh niên xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô kỹ sư: Một anh thanh niên 27 tuổi, là một trong những người cô độc nhất thế gian. Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm xuốt tháng giữa cái lạnh lẽo mênh mông của cây cỏ mây núi. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Qua lời giới thiệu ta thấy anh thanh niên là một người bình thường nhưng hoàn cảnh sống và làm việc hết sức đặc biệt: sống ở một nơi heo hút, vắng lặng; làm một công việc đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác cao. 
b. Vẻ đẹp của anh thanh niên:
* Anh thanh niên yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc: 
- Anh hào hứng say sưa khi kể về công việc. Công việc của anh là đo gió đo mưa, đo nhiệt độ, đo nắng rồi ghi chép rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. 
- Qua những lời tâm sự của anh người đọc không chỉ thấu hiểu công việc anh làm mà còn hiểu thêm về ý chí, nghị lực phi thường của anh Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. 
- Phải say mê và yêu nghề lắm anh mới có thể coi “ khi ta làm việc ta với công việc là đôi” coi công việc là người bạn gắn bó. Có lúc anh nghĩ mình thật lẻ loi, tựa như một ngôi sao xa giữa bầu trời đen kịt nhưng nghĩ đến công việc anh lại thấy khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chưa cất nó đi cháu buồn đến chết mất.” thế là anh quên đi cảm giác là người cô độc nhất thế gian.
- Kể về việc dự báo chính xác sự xuất hiện của một đám mây khô góp phần tạo nên thắng lợi của một trận đánh quan trọng của không quân ta anh đã sung sướng nói với họa sĩ Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. 
* Anh thanh niên sống giản dị, lạc quan, sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, chủ động: 
- Nơi ở của anh sạch sẽ, tinh tươm và đẹp đẽ anh đã khiến mọi người hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy vườn hoa rực rỡ đầy sắc màu giữa cái lạnh lẽo, heo hút quanh năm mây mù che phủ của Sa Pa. Căn phòng anh ở ngăn nắp, gọn gàng. Nếp sống hằng ngày của anh được tổ chức có nề nếp: anh làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, đọc sách báo như một người đang sống và đang làm việc giữa một xã hội với mọi người chứ không phải chỉ có một mình anh. 
* Anh thanh niên hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác.
- Luôn khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện với mọi người anh đã nghĩ ra một cái mẹo để mỗi chuyến xe hàng đi qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát.
- Niềm vui được đón khách dào dạt trong lòng anh Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống – Vâng , mời bác và cô lên chơi .Anh ân cần trao cho bác lái xe củ tam thất khi nghe nói vợ bác bị ốm. Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ. Khi đón tiếp những vị khách trong lần đầu gặp gỡ anh rất vồn vã, niềm nở: anh pha trà mời khách, hái những bông hoa rực rỡ sắc màu tặng cho cô gái, khi chia tay anh tặng họ một làn trứng để ăn đường. Không chút e ngại với những vị khách mới quen anh dễ dàng nói những điều mà người ta chỉ nên nghĩ mà thôi.
* Anh thanh niên khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh:
- Anh chỉ nói về mình có năm phút trong tổng số thời gian ba mươi phút của cuộc gặp gỡ và anh chỉ giới thiệu về công việc của mình mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng
- Anh ngượng ngùng, bối rối khi họa sĩ phác thảo chân dung anh. Anh hào hứng giới thiệu cho họa sĩ những người đáng để vẽ hơn mình: một ông kỹ sư tận tụy với cây rau, một nhà nghiên cứu sét làm một cái bản đồ sét cho nước ta, ngày đêm miệt mài với công việc.
c. Nhận xét đánh giá về nhân vật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ thú vị; cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, đối thoại sinh động.
- Miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn. Kết hợp tự sự trữ tình, bình luận
- ATN mang vẻ đẹp bình dị của người lao động bình thường: có tâm hồn phong phú, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nghề và hơn hết ở anh có một tinh thần lạc quan và sống có lí tưởng, có ý nghĩa vì mục đích chân chính, lặng lẽ làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
2. 3. Từ vẻ đẹp của anh thanh niên trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống giản dị.
- Giải thích: sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
- Biểu hiện: lối sống giản dị không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, sinh hoạt mà còn thể hiện ở lời ăn, tiếng nói, quan điểm sống, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh, trước mọi vấn đề.
- Sống giản dị là một lối sống đẹp vì:
	+ Sống giản dị không phải là giản đơn, thô sơ. Sống giản dị giúp con người không bị phụ thuộc vào những ham muốn vật chất, tinh thần; biết tự điều hòa, tự kiềm chế, vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.
	+ Sống giản dị giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh. Nhờ vậy con người sống vui khỏe và thanh thản.
	+ Sống giản dị góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh.
- Để sống giản dị, cần có trí tuệ và bản lĩnh để biết đủ, biết dừng chứ không phải sống khổ hạnh hay ép mình
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
3. Khái quát vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa hình tượng nhân vật anh thanh niên và lối sống giản dị.
4. Cho điểm: 
- Điểm 6,0 – 6,5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có sáng tạo trong quá trình nghị luận và trình bày vấn đề. Biểu cảm chân thành, tự nhiên, thuyết phục.
- Điểm 5,0 – 5,5: Bài viết có hệ thống luận điểm rõ ràng. Đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu về nội dung, vẫn còn có ý chưa sâu sắc. Mắc lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 4,0 – 4,5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên. Mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 3,0 – 3,5: Bài viết chưa sâu, chưa làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật, chưa khái quát được nghệ thuật xây dựng nhân vật, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của lối sống giản dị. Nhiều câu diễn đạt chưa thoát ý, mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
- Điểm 2,0 – 2,5: Bài viết sơ sài, sắp xếp ý lộn xộn, nêu được vẻ đẹp của nhân vật, nêu được luận điểm nhưng không lấy được dẫn chứng hoặc dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa phân tích dẫn chứng.
- Điểm 0 - dưới 2: Bài viết quá sơ sài, hoặc không làm bài, hoặc làm bài lạc đề.
---------------Hết------------------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI:V-05-TS10D-16-PG7 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Mai Thị Hương
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
(Họ tên, chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Vũ Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_khoi_10_mon_ngu_van_ma_de_v05_pg7_nam_hoc.doc