Đề thi minh họa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Có đáp án)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

 Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào? Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

 (Trích Thư gửi học sinh nhân dịp tựu trường năm học 2016 - 2017 của ông Marcel Van Miert, Chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc (VAS) tại Hà Nội,

Câu 1. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2. Theo tác giả, sự tự hào dân tộc ở lứa tuổi học sinh nên được thể hiện như thế nào?

Câu 3. Theo em, tại sao tác giả lại nói “Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc”?

Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm dưới đây của tác giả không? Lý giải ngắn gọn suy nghĩ của em.

 Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới.

 

doc 7 trang cucpham 01/08/2022 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Có đáp án)

Đề thi minh họa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (Có đáp án)
SẢN PHẨM TẬP HUẤN KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN, CHUẨN HÓA CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
(tại Cửa Lò, từ 16 – 19/4/2018)
NHÓM: HÀ TĨNH.
----------------------------------------------------
MA TRẬN
NỘI DUNG
Mức độ cần đạt
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. ĐỌC HIỂU 
- Ngữ liệu: VB nhật dụng/VB văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 
+ 01 đoạn trích hoặc 01 VB hoàn chỉnh.
+ Dung lượng ngữ liệu phù hợp.
- Nhận biết thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ loại/ biện pháp tu từ/ được sử dụng trong VB.
- Thu thập thông tin trong VB
- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính/... mà VB đề cập.
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh/ chi tiết/ biện pháp tu từ/...trong VB.
- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng,...của tác giả.
- Nhận xét - đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm, thái độ của tác giả/... thể hiện trong VB.
- Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của VB.
- Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1,0 
5%
2
2,0 
10%
1
1,0 
5%
 4
4,0
20%
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội 
- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 
- Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong VB phần Đọc hiểu.
Tạo lập văn bản hoàn chỉnh 
Câu 2. Nghị luận văn học
- Nghị luận về một vấn đề trong một hoặc nhiều văn bản.
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Tạo lập văn bản hoàn chỉnh 
Tổng
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
 2
16,0 
80%
 2
16,0
80%
Tổng cộng
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1
1,0
5%
2
2,0
10%
1
1,0
5%
2
16,0
80%
6
20,0
100%
ĐỀ THI MINH HỌA
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
 NĂM HỌC 201.. – 201..
 Môn: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút.
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
 Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào? Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
 (Trích Thư gửi học sinh nhân dịp tựu trường năm học 2016 - 2017 của ông Marcel Van Miert, Chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc (VAS) tại Hà Nội, dẫn theo https://tuoitre.vn/, ngày 31/08/2016)
Câu 1. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Theo tác giả, sự tự hào dân tộc ở lứa tuổi học sinh nên được thể hiện như thế nào?
Câu 3. Theo em, tại sao tác giả lại nói “Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc”?
Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm dưới đây của tác giả không? Lý giải ngắn gọn suy nghĩ của em.
 Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. 
II. LÀM VĂN
Câu 1. (6,0 điểm)
 Từ thông điệp của đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Câu 2. (10,0 điểm)
Thơ tác động đến người đọc vừa bằng nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc; vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể vừa gián tiếp liên tưởng với những tưởng tượng phong phú.
 (Hà Minh Đức chủ biên, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2001, tr.105)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn chương của bản thân, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MINH HỌA
I. Định hướng chung:
 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn và kì thi chọn HSG, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt.
 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục. 
II. Hướng dẫn cụ thể:
Câu
Yêu cầu
Điểm
I.
ĐỌC - HIỂU
1.
Đoạn trích đề cập đến sự tự hào dân tộc.
1.0
2.
Sự tự hào dân tộc ở lứa tuổi học sinh được thể hiện ở những khía cạnh:
- Có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. 
- Tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. 
- Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. 
1.0
3.
HS giải thích được lý do người viết cho rằng “Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc” một cách đầy đủ, hợp lý, thuyết phục. HS đề cập được các ý: sự tự hào dân tộc không cần thể hiện ồn ào, khuếch trương mà cần có chiều sâu trong tình cảm, trong tâm hồn, trong hành động cụ thể của mỗi người; sự tự hào dân tộc phải được bộc lộ qua chiều sâu nhận thức, văn hóa, qua tình yêu, niềm tin vào sức sống của đất nước
1.0
HS chỉ giải thích được một số ý, chưa thật đầy đủ, sâu sắc
0.5
HS chỉ trả lời chung chung, mơ hồ, chưa chính xác, chưa đưa ra lý do cụ thể hoặc không trả lời.
0.0
4.
HS bộc lộ quan điểm cá nhân về ý kiến của người viết; có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng giải thích rõ ràng, thuyết phục lý do.
1.0
HS vẫn bộc lộ quan điểm cá nhân về ý kiến của người viết; có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng giải thích chưa rõ ràng, thuyết phục.
0.5
HS không lựa chọn hoặc lựa chọn nhưng không lý giải được.
0.0
II.
LÀM VĂN
1.
Nghị luận xã hội
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,5
c. HS triển khai vấn đề thành các luận điểm cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Giải thích vấn đề: tập trung làm rõ các khái niệm bản sắc và bản sắc người Việt.
- Bàn luận về vấn đề:
+ Tại sao thế hệ trẻ cần có trách nhiệm trong việc thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế hiện nay?
+ Cần thể hiện bản sắc đó như thế nào?
HS trình bày những suy nghĩ, hành động, việc làm cụ thể để thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế hiện nay như: bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa truyền thống; học hỏi vẻ đẹp của các nền văn hóa khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc; có trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước; có khát vọng sống, lý tưởng sống cao đẹp;
+ Phản biện: Phê phán một bộ phận các bạn trẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm với quê hương, đất nước; chạy theo văn hóa ngoại lai, không biết cách chọn lọc và tiếp thu văn hóa thế giới
- Bài học nhận thức và hành động: HS nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, liên hệ trách nhiệm của bản thân
4.0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
2.
Nghị luận văn học
 10.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
 Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giải thích nhận định:
- Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt và sâu sắc của chủ thể bằng hình thức ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm. 
- “Thơ tác động đến người đọc” nghĩa là bàn đến con đường thơ ca tiếp cận tâm hồn, nhận thức của con người.
- “Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống”: thơ tác động đến lí trí, nhận thức, tư tưởng của người đọc, từ đó góp phần giúp họ nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân.
- “Thơ tác động đến người đọc bằng khả năng gợi cảm sâu sắc”: khả năng lay động tâm hồn, tác động vào tình cảm con người của thơ.
=> Thơ tác động đến người đọc vừa bằng lí trí, nhận thức vừa bằng tình cảm, rung động. Đó chính là đặc trưng cơ bản của thơ ca nói riêng và văn chương nói chung. Chính sự tiếp cận đa dạng và nhiều mặt đến con người như vậy giúp thơ trở thành một giá trị không thể thiếu trong đời sống, trong hành trình con người hoàn thiện bản thân, vươn tới những giá trị cao đẹp.
- “Thơ tác động đến người đọc bằng những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể”: Nhà thơ trực triếp thể hiện, phơi bày tình cảm của mình và tác động cụ thể đến người đọc bằng những hình thức nghệ thuật phù hợp. 
- “Thơ tác động đến người đọc gián tiếp qua những liên tưởng, tưởng tượng phong phú”: Trong thơ, người nghệ sĩ thường sử dụng những hình ảnh biểu tượng đa nghĩa để chuyển tải thông điệp. Từ những ẩn ý sâu xa đó, thơ khơi gợi trong người đọc những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sâu sắc về cuộc đời và con người.
=> Nhận định bàn về đặc trưng của thơ ca trong hành trình đến với người đọc, khái quát con đường riêng biệt, độc đáo của thơ ca khi tác động đến con người một cách đa diện, đa chiều, vừa bằng lí trí vừa bằng tình cảm, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa cụ thể vừa khái quát Vì vậy, thơ ca có sứ mệnh cao quý trong việc giúp con người nhận thức cuộc sống, bồi đắp tâm hồn, tình cảm, hoàn thiện bản thân.
* Chứng minh nhận định:
 HS xác lập hệ thống luận điểm rõ ràng, đầy đủ và lựa chọn được các dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp để làm sáng tỏ:
- Thơ tác động đến người đọc vừa bằng nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc.
- Thơ tác động đến người đọc trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể vừa gián tiếp liên tưởng với những tưởng tượng phong phú.
* Đánh giá, mở rộng, nâng cao vấn đề: 
- Những bài thơ được lựa chọn đã làm sáng rõ cách tác động đặc trưng của thơ ca đến tâm hồn người đọc
- Về phía người sáng tác, để có được những tác phẩm thơ chân chính, có giá trị, cần tìm tòi, khám phá, sáng tạo không ngừng nghỉ, có vốn sống, trải nghiệm cuộc đời sâu rộng, có tình yêu và trách nhiệm sâu sắc với cuộc sống
- Về phía người đọc, cần có thái độ trân trọng và tình yêu dành cho thi ca nói riêng, nghệ thuật nói chung; nhận thức sâu sắc giá trị của văn chương trong việc giúp con người bồi đắp tâm hồn, tình cảm, tư tưởng
8.0
2.0
5.0
1.0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
------------ HẾT ------------

File đính kèm:

  • docde_thi_minh_hoa_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_ngu_van_lop_9_so.doc