Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu (6,0 điểm):

“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo vì không bao giờ hư) tạo tác và phá hủy mọi sự vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng.”

 (Thời gian là gì? Sách Ôn luyện Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục.)

1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Vì sao?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên.

3. Đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ gì về thời gian cuộc đời ?

II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm)

Câu 1: ( 6,0 điểm) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện sau:

ÔM CÂY ĐỢI THỎ

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết.

Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.

 

doc 7 trang cucpham 01/08/2022 2120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 02 phần, 05 câu, 01 trang)
I. Đọc hiểu (6,0 điểm):
“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo vì không bao giờ hư) tạo tác và phá hủy mọi sự vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng.”
 (Thời gian là gì? Sách Ôn luyện Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục.)
Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Vì sao?
Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ gì về thời gian cuộc đời ?
II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm)
Câu 1: ( 6,0 điểm) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện sau:
ÔM CÂY ĐỢI THỎ
Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết.
Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.
(Hàn Phi Tử, theo “Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân).
Câu 2: (8,0 điểm)
        Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”
 Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ hình ảnh của thế hệ trẻ trong các tác phẩm, em suy nghĩ gì về ý thức và trách nhiệm đối với đất nước của con người Việt Nam hôm nay
----------------HẾT----------------
MÃ KÍ HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2016- 2017
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 05 câu, 04 trang)
Phần 
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu
(6,0 điểm)
1. Câu 1( 1,0 điểm):
- Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là nghị luận.
- Vì đoạn văn nêu những nhận xét, đánh giá của người viết về thời gian vật lí và thời gian tâm lí.
2. Câu 2( 2,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Các phép liên kết trong đoạn văn: (mỗi phép liên kết 0,5 điểm)
+ Phép nối: Trong khi đó
+ Phép trái nghĩa: vô hình - hữu hình, giá lạnh – nóng bỏng, tạo tác – phá hủy, đường thẳng – hình tròn, đều đặn – lúc nhanh lúc chậm.
- Tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn, đồng thời giúp cho người đọc phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa thời gian vật lí và thời gian tâm lí, từ đó cảm nhận được sâu sắc hơn về giá trị của thời gian cuộc đời.
3. Câu 3 (3,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn hoặc bài văn nghị luận ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Thời gian vật lí là vô cùng vô hạn, còn thời gian cuộc đời của mỗi con người là hữu hạn, rất ngắn ngủi, biến thiên không ngừng.
- Thời gian đời người chịu sự tác động của tâm lí tình cảm (vui – buồn, yêu – ghét,.)
- Thời gian cuộc đời trôi qua không bao giờ trở lại, không mua được...
- Mỗi con người cần nhận thức sâu sắc về giá trị thời gian cuộc đời mình để điều chỉnh cách sống của bản thân, trân trọng những gì đã và đang có trong hiện tại, sống đẹp, sống có ích, vì tương lai tốt đẹp hơn
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
1,0
0,5
1,0
Phần II
Tạo lập văn bản
(14,0 điểm)
Câu 1( 6,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
 - Phân tích hành động của nhân vật người cày ruộng trong truyện.
 - Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện.
+ Ở đời, có những người ngẫu nhiên gặp may mà ao ước được gặp may luôn như thế, họ không biết rằng trong cuộc sống sự may mắn là tình cờ mà có.
+ Những người “ôm cây đợi thỏ” là những người cố chấp, không hiểu thời thế, không thấu tình cảnh, chỉ căn cứ vào kinh nghiệm hữu hạn của mình mà không chịu thay đổi, cải tiến thì sẽ lãng phí thời gian mà không đạt được thành quả như ý.
-> Lời khuyên về cuộc sống đối với mọi người: Đừng lãng phí thời gian - một tài sản vô giá bằng những suy nghĩ xa rời thực tế.
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?
Câu 2 ( 8,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
b1) Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ ; trích dẫn ý kiến.
b2) 
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
                                   Mà lòng phơi phới dậy tương lai
- Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
- Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệcống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
2. Phân tích và chứng minh
* Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước 
- Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
* Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ
- Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
“ Không có kính ừ thì có bụi.”
“ Không có kính ừ thì ướt áo”
“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
- Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa.xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
* Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.
- Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình
- Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ 
* Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ
- Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy
- Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sưvề cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
3. Đánh giá (0,5điểm)
-  Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
-  Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệtcủa các nhà văn, nhà thơ.
-  Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh.
4. Suy nghĩ về ý thức, trách nhiệm của con người Việt Nam hôm nay:
- Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước
- Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b3) Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.
1,5
1,0
1,0
1,5
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho điểm lẻ đến 0,25. 
-----------Hết----------
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V - 04 -TS10D -16- PG7. doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 06 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Nguyễn Thị Thu Hạnh
TỔ TRƯỞNG
(Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Hương Giang
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_ma_de_v04_pg7_nam_hoc_201.doc