Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Gặp gỡ và sáng tạo của các nhà thơ qua những câu thơ sau:

 “ Cỏ non xanh tận chân trời

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

 (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

 “ Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc”

 (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)

Phần II. Tạo lập văn bản.

Câu 1 (6,0 điểm).

Từ sự hồi sinh của nhân vật Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hãy viết bài văn ngắn (Không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

 

doc 4 trang cucpham 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Gặp gỡ và sáng tạo của các nhà thơ qua những câu thơ sau:
	“ Cỏ non xanh tận chân trời
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
	 (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
	“Mọc giữa dòng sông xanh
	 Một bông hoa tím biếc”
	 (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)
Phần II. Tạo lập văn bản.
Câu 1 (6,0 điểm).
Từ sự hồi sinh của nhân vật Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hãy viết bài văn ngắn (Không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
Câu 2 (8.0 điểm).
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn. Từ đó, nêu suy nghĩ về đức hi sinh của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:......................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.....................................................................................
Giám thị 2:......................................................................................
MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
Phần I. Đọc hiểu. (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng.
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (Phân tích, chứng minh, bình luận...)
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc các loại lỗi.
 2. Yêu cầu về kiến thức.
Thí sinh có thể làm theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	- Giới thiệu những nét cơ bản về các tác giả, tác phẩm, câu thơ (0,5 điểm).
	- Chỉ ra sự tương đồng (2,0 điểm):
	+ Bức tranh mùa xuân tươi tắn, tràn đầy sức sống; đều có những tín hiệu đặc trưng của mùa xuân.
+ Bút pháp: Giàu chất hội họa, bức tranh có đường nét, màu sắc hài hòa, thanh nhã.
	+ Cảm xúc của thi nhân: thiết tha, say sưa, thể hiện tình yêu mùa xuân tha thiết.
	- Sáng tạo riêng của các nhà thơ (2,0 điểm):
	+ Mỗi tác giả lại chọn những hình ảnh thơ khác nhau: Trong thơ của Nguyễn Du là “cỏ non”, “hoa lê” tạo ra bức tranh xuân khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi; trong thơ của Thanh Hải lại là “dòng sông”, “bông hoa tím” để tạo nên bức tranh thơ mộng, dịu dàng rất Huế.
	+ Vận dụng các thể thơ khác nhau: Thể thơ lục bát tạo âm hưởng ngọt ngào trong thơ của Nguyễn Du, còn Thanh Hải với thể thơ ngũ ngôn gợi chất nhạc thiết tha, trong sáng.
- Đánh giá (1,0 điểm):
 	+ Sự gặp gỡ là do các nhà thơ đều có chung một nguồn thi hứng.
	+ Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng của thi ca, điểm khác nhau ở những câu thơ là do hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau và tâm thế sáng tạo của mỗi thi nhân cũng khác nhau.
	+ Hai nhà thơ đã góp vào thi ca những vần thơ tuyệt tác.
3. Cho điểm 
*Các tiêu chí Nội dung (5,5 điểm)
- Mức tối đa (5,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên.
- Mức chưa tối đa (3,0 – 5,0 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa (1,0 – 2,75 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (dưới 1 điểm) Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
	*Các tiêu chí Hình thức (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đầy đủ bố cục, sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học. Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Hs đạt được ½ các yêu cầu trên. Hoặc học sinh thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt chưa tốt, lời văn cảm xúc còn nghèo nàn. 
- Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại.
	Câu 2. (6,0 điểm):
	1. Về kỹ năng:
+ Viết được bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh.
+ Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Phân tích, chứng minh, bình luận
+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
	2. Về kiến thức: Đây là một đề tương đối mở, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau với nhiều thao tác nghị luận khác nhau, song cần phải bám vào nội dung văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”, đặc biệt là sự hồi sinh của nhân vật Giôn-xi để xác định các luận điểm cần có trong bài văn.( Lưu ý: Không được thoát ly, đồng thời cũng không được sa vào phân tích, bình luận sự việc có trong văn bản đã cho). Sau đây là một số gợi ý:
+ Tình yêu thương có khả năng đem lại cho con người niềm tin, khát vọng, nghị lực, bản lĩnh và có khi là cả sự sống( Phân tích, dẫn chứng) 
+ Tình yêu thương giữa con người với con người góp phần quan trọng trong việc làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. ( Phân tích, dẫn chứng)
+ Con người cần phải biết đem lại cho nhau tình cảm và tấm lòng yêu thương lẫn nhau
+ Hậu quả của việc sống thiếu tình yêu thương
+ Nhận thức và hành động của bản thân ( trong cuộc sống gia đình và xã hội) về tình yêu thương giữa con người với con người.
3. Cho điểm 
*Các tiêu chí Nội dung (5,5 điểm)
- Mức tối đa (5,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên.
- Mức chưa tối đa (3,0 – 5,0 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa (1,0 – 2,75 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (dưới 1 điểm): Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
	*Các tiêu chí Hình thức (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đầy đủ bố cục, sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học. Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Hs đạt được ½ các yêu cầu trên. Hoặc học sinh thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt chưa tốt, lời văn cảm xúc còn nghèo nàn. 
- Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại.
Câu 3. (8,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng.
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt
2. Yêu cầu về kiến thức.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0.5 điểm)
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ủa ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân. Lặng lẽ Sa Pa ược viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1971). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc thân yêu . 0.5đ
* Những điều anh suy nghĩ (2.5 điểm)
- Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. 0.5đ
- Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống. 0.5đ
- Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng. 1.0đ
-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc. 0.5đ
* Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh (1.5 điểm)
- Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh. 0.5
- Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả. 0.5đ
-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp. 0.5đ
* Mở rộng, nâng cao (1.0 điểm)
Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ. 0.5đ
Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao đẹp. 0.5đ
* Suy nghĩ về đức hi sinh của thế hệ trẻ Việt Nam (2.0 điểm)
- Biểu hiện của đức hi sinh của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay: Suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng; đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân; sống cống hiến, lao động quên mình vì quê hương, đất nước. 0.5đ
- Phê phán những bạn trẻ có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà quên đi dự cống hiến. 0.5đ
- Học sinh liên hệ tới bản thân mình 1.0đ
3. Cho điểm 
*Các tiêu chí Nội dung (7,5 điểm)
- Mức tối đa (7,5 điểm) Hs đạt được các nội dung cơ bản trên.
- Mức chưa tối đa (4,0 – 7,0 điểm): Hs đạt được 60 - 80% các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa (1,0 – 3,75 điểm): Hs đạt được 20 - 50% các yêu cầu trên. 
- Mức không đạt (dưới 1 điểm): Học sinh chưa thể hiện được các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
	*Các tiêu chí Hình thức (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): HS viết đầy đủ bố cục, sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học. Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Hs đạt được ½ các yêu cầu trên. Hoặc học sinh thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt chưa tốt, lời văn cảm xúc còn nghèo nàn. 
- Mức không đạt (0 điểm): Các trường hợp còn lại.
--------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_ma_de_v04_pg7_nam_hoc_201.doc