Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG6 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)
*Mục đích : Kiểm tra kiến thức về hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết, qua đó rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, bước đầu giúp học sinh nắm được một vấn đề lý luận : đặc trưng văn học.
* Yêu cầu :
Học sinh cần nêu ra nét chung giữa văn học dân gian và văn học viết như sau :
+ Về nội dung : Văn học dân gian và văn học viết đều lấy cuộc sống con người làm nội dung phản ánh, trong đó đặc biệt chú ý thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng của con người.
+ Về hình thức : Văn học dan gian và văn học viết đểu sử dụng ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện và hình tượng làm phương thức phản ánh đời sống.
Yêu cầu:
+ Học sinh cảm nhận về sự giống và khác nhau ở hai câu thơ.
- Giống nhau :
*Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ. Ý nghĩa tiếng cười thể hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau :
*Trong câu thơ của Chính Hữu “ buốt giá” gợi người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội ngắn bó.
*Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “ cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “ mặt lấm” để vui đùa tạo nên nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật.
- Đánh giá : Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười. Đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
A. Yêu cầu về hình thức:
- HS biết vận dụng kiến thức về nghị luận để lập luận tạo thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Bố cục bài viết đủ 3 phần, rõ ràng. Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi về diễn đạt cũng như chính tả,.
- Bài viết có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V03.PG6 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)
UBND HUYỆN KIM SƠN PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO MÃ KÍ HIỆU V-03-HSG9-12-PGDKS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2012-2013 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút (HD chấm gồm 03trang) Câu Đáp án Điểm 1 ( 2,0 điểm) *Mục đích : Kiểm tra kiến thức về hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết, qua đó rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, bước đầu giúp học sinh nắm được một vấn đề lý luận : đặc trưng văn học. * Yêu cầu : Học sinh cần nêu ra nét chung giữa văn học dân gian và văn học viết như sau : + Về nội dung : Văn học dân gian và văn học viết đều lấy cuộc sống con người làm nội dung phản ánh, trong đó đặc biệt chú ý thể hiện tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng của con người. + Về hình thức : Văn học dan gian và văn học viết đểu sử dụng ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện và hình tượng làm phương thức phản ánh đời sống. 1,0 điểm 1,0 điểm 2 ( 4,0 điểm) Yêu cầu: + Học sinh cảm nhận về sự giống và khác nhau ở hai câu thơ. - Giống nhau : *Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ. Ý nghĩa tiếng cười thể hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến. - Khác nhau : *Trong câu thơ của Chính Hữu “ buốt giá” gợi người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội ngắn bó. *Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “ cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “ mặt lấm” để vui đùa tạo nên nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật. - Đánh giá : Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười. Đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng. 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 3 (14 điểm ) A. Yêu cầu về hình thức: - HS biết vận dụng kiến thức về nghị luận để lập luận tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. - Bố cục bài viết đủ 3 phần, rõ ràng. Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi về diễn đạt cũng như chính tả,. - Bài viết có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, rõ ràng. B. Yêu cầu về nội dung: Vận dụng kiến thức đã học từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và kiến thức nghị luận một tác phẩm tự sự kết hợp với trữ tình để làm rõ bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối của đoạn trích. Cụ thể : 1) Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, “Truyện Kiều” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Trích dẫn nhận định. 2) Thân bài: + Khái quát - Giải thích được nội dung nhận định. Đó là bút pháp tả cảnh, ngụ tình của tác giả Nguyễn Du. Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật này trong “Truyện Kiều”. - Tám câu cuối: Qua bút pháp trên, tác giả làm nổi bật bức tranh tâm trạng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. + Phân tích: - Tóm tắt: Gia đình bị vu oan, bị lừa, bị làm nhục và bị đẩy vào lầu xanh, Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới. Với tâm trạng bẽ bàng, Kiều nhớ tới người yêu, nhớ cha mẹ và quay lại tự đối thoại với lòng mình. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều. - Một không gian mênh mông cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông như trời biển. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, biến mất trong hoàng hôn biển gợi nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc. Cảnh tha hương nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp đến nao lòng. - Nhìn cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa, Kiều buồn và liên tưởng tới thân phận mình cũng như cánh hoa lìa cội, lìa cành bị ném vào dòng đời đục ngầu thác lũ. Hình ảnh “hoa trôi” gợi kiếp người trôi nổi, bập bềnh, lênh đênh, vô định và một tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của mình. - Nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông “rầu rầu”: màu của sự úa tàn, tang tóc, thê lương ảm đạm (so sánh với cánh đồng cỏ trong “ Cảnh ngày xuân”), Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh với một tương lai mờ mịt, hãi hùng. - Khép lại đoạn thơ lã những âm thanh dữ dội “gió cuốn, sóng kêu” như báo trước những dông tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều. Nàng hốt hoảng, kinh hoàng - chới với như sắp bị rơi xuống vực thẳm sâu của định mệnh. Dự báo chặng đường đầy chông gai chuẩn bị đến với nàng. + Đánh giá: - Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế, tài hoa khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. - Một loạt các từ láy, các hình ảnh ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, điệp ngữ “buồn trông” đã góp phần thể hiện rõ tâm trạng Thuý Kiều. Cảnh và tình uốn lượng song song. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. - So sánh: Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” với thiên nhiên trong thơ các nhà thơ khác (như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến). - Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người. 3) Kết bài: - Khái quát lại nhận định và khẳng định sự thành công của tác giả trong bút pháp tả cảnh, ngụ tình đặc biệt là tám câu cuối của đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Suy nghĩ của bản thân 1,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm Hết
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_file_de_v03_pg6_nam_hoc_2.doc