Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu (6.0 điểm):

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ trên.

Câu 3. Từ hình ảnh trái tim trong khổ thơ cuối, em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6-8 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sỹ cảnh sát biển đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong thời điểm hiện nay

 

doc 6 trang cucpham 01/08/2022 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học: 2015- 2016
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút
 (Đề này gồm 02 phần, 05 câu, 01 trang)
I. Đọc hiểu (6.0 điểm):
	Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
 Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
	 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ trên.
Câu 3. Từ hình ảnh trái tim trong khổ thơ cuối, em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6-8 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sỹ cảnh sát biển đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong thời điểm hiện nay.
II. Tạo lập văn bản (14.0 điểm)
Câu 1( 6.0 điểm): 
 “Tình yêu thương là hạnh phúc của con người”.
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 02 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2( 8.0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: “Lặng lẽ Sa Pa - Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc”.
	Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Từ sự lặng lẽ quên mình cho Tổ quốc, em suy nghĩ gì về đức hy sinh của con người Việt Nam hôm nay.
 Hết.
\
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
 HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học: 2015- 2016
 MÔN: NGỮ VĂN
 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần,05 câu, 04 trang)
Phần 
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu
(6.0 điểm)
1. Câu 1( 2.0 điểm):
Ý nghĩa nhan đề: - Nhan đề độc đáo, mới lạ, có vẻ dài và thừa. Chỉ cần “ tiểu đội xe không kính” là đủ, là nói được hiện thực phản ánh. Hai chữ “ bài thơ” nói lên cách khai thác hiện thực, không phải chỉ viết về chiếc xe, về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ được vút lên từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên từ những khắc nghiệt của chiến tranh.-> thể hiện thái độ ngợi ca của nhà thơ.
2. Câu 1( 1.0 điểm):
Biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ trên:
-Điệp ngữ: Không có
- Hoán dụ: Trái tim
3. Câu 2( 3.0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Cảm nhận ngắn gọn về ý nghĩa hình ảnh trái tim: chỉ người lính lái xe và tình yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Đó là sức mạnh tinh thần để chiến thắng kẻ thù.
- Bày tỏ được niềm khâm phục, trân trọng, tự hào về những người chiến sỹ cảnh sát biển: 
+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu:sống giữa biển khơi, thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm, đối mặt với hành động hung hăng, khiêu khích của trung Quốc nhằm xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta.
+ Tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, sự hy sinh cao cả để bảo vệ chủ quyền đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân.
2.0
0.5
0.5
0.5
1.0
1.5
Phần II
Tạo lập văn bản
(14 điểm)
 Câu 1( 6 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
* Nêu vấn đề nghị luận:
 - Con người sinh ra không thể thiếu tình thương - được mọi người yêu thương và được yêu thương mọi người. Vì vậy tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
* Giải thích: 
- Tình thương (tình yêu) là thuộc tính cơ bản, quan trọng, cao đẹp nhất của con người. Thuộc tính ấy làm nên phẩm chất con người và tạo nên cái đẹp của xã hội. Tình cảm ấy có thể là tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè.... suy rộng ra là tình yêu quê hương đất nước...Nó có thể là tình cảm được vun đắp trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể là một niềm thương cảm được trào dâng khi gặp một hoàn cảnh nào đó.
- Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất trong con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Hạnh phúc còn có thể là được sống tự do, được làm những gì có ích cho đời, và cũng có thể là những gì giản dị, gần gũi quanh ta...
-> Tình thương là hạnh phúc của con người, đó là khi ta được yêu thương hoặc ta yêu thương người khác, đem đến cho họ những điều tốt đẹp, có ý nghĩa, làm cho họ vui, hạnh phúc. Và như thế, chính ta cũng cảm thấy hạnh phúc.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Tình thương xuất phát từ trái tim, tâm hồn, tấm lòng rộng mở, vị tha, nhân hậu. Sẵn sàng cho đi, hiến dâng một cách tự nguyện, không toan tính, vị kỉ và khi làm được như vậy sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, hạnh phúc.
- Tình yêu không chỉ đơn thuần, bó hẹp trong tình cảm nam nữ, tình nghĩa vợ chống, gia đình mà là tổng hòa trong các mối quan hệ giữa người với người (bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng, quốc gia, dân tộc, ).
- Con người biết sống đức độ, biết ơn những thành quả, biết đồng cam cộng khổ, chia sẻ, yêu thương chăm sóc mọi người
- Tình thương là gốc của con người, là nền tảng của sự phát triển xã hội. Tình thương là lòng nhân ái, là phẩm chất cao đẹp, quan trọng nhất để duy trì hạnh phúc của con người và sự phát triển, bền vững của mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc.
- Bên cạnh những người biết yêu thương vẫn có những người thơ ơ, vô cảm, lạnh lùng trước mọi sự.
- Như vậy, hãy biết mở lòng với mọi người người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu) ta sẽ nhận được tình yêu thương của đồng loại.
* Khái quát vấn đề nghị luận, bài học nhận thức và hành động của bản thân.
Câu 2( 8 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
b1) Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; trích dẫn ý kiến.
b2) * Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến:
+ Anh thanh niên là một con người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc khi thấy công việc của mình gắn liền với công việc của nhiều người khác; Anh biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành ,cởi mở, khiêm tốn
+ Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn, ngon hơn 
+ Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình, 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày, mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét cho đất nước
->Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng, mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân.
* Suy nghĩ đức hy sinh: 
- Học sinh hiểu hy sinh là gì.
- Biểu hiện của đức hy sinh.
- Hiểu được sự hy sinh của con người Việt Nam (là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng, biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên bản thân mình, sống cống hiến, lao động quên mình, hy sinh quyền lợi của riêng mình vì quê hương, đất nước. 
-Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình mà quên đi sự cống hiến.
- Học sinh biết liên hệ tới bản thân mình
b3) Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận
0.5
0.5
1.5
2.5
0.5
0.5
4.5
2.0
0.5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho điểm lẻ đến 0,25. 
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V- 02 – HSG9 -154- PGD7. doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 05 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI	TỔ TRƯỞNG	XÁC NHẬN CỦA BGH
Hoàng Thị Sâm	Hoàng Thị Sâm	Ninh Quang Linh

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_file_de_v02_pg7_nam_hoc_2.doc