Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Đọc hiểu (6.0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Ôi, kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2(3,0 điểm). Từ hình ảnh bếp lửa gợi nhớ bao kỉ niệm thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V01.PG7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
MÃ KÝ HIỆU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm 02 phần, 04 câu, 01 trang) I. Đọc hiểu (6.0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Ôi, kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. (Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2(3,0 điểm).. Từ hình ảnh bếp lửa gợi nhớ bao kỉ niệm thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương là hạnh phúc của con người. II. Tạo lập văn bản (14.0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm): Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi). Câu 2 (8,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Lặng lẽ Sa Pa - Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc”. Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Từ sự lặng lẽ quên mình cho Tổ quốc, em suy nghĩ gì về đức hy sinh của con người Việt Nam hôm nay. Hết. MÃ KÝ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần,03 câu, 05 trang) Phần Đáp án Điểm Phần I Đọc hiểu (6.0 điểm) 1. Câu 1( 3.0 điểm): a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc. b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: + Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” gợi tả những thăng trầm của cuộc sống, tô đậm thêm sự vất vả, đức hy sinh, cần mẫn của bà vượt qua bao khó khăn thử thách. + Điệp từ nhóm vang lên bốn lần mang bốn ý nghĩa khác nhau, có tác dụng nhấn mạnh công việc khó nhọc, cần mẫn của người bà hằng ngày, mỗi sáng mỗi chiều, làm nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh; ngoài ra nó còn có tác dụng tạo tính nhạc cho câu thơ. + Hình ảnh hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới gợi ra sự gắn bó với những điều giản dị, gần gũi quen thuộc của quê hương và tình làng nghĩa xóm. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ hoài bão... + Ẩn dụ bếp lửa vừa là hình ảnh thực (một bếp lửa cụ thể ngoài đời), vừa là ngọn lửa biểu tượng của tình yêu thương, niềm tin, đức hy sinh lớn lao của bà. Bà đã nhóm lên tình yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng cho tuổi thơ của cháu. -> Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, kì lạ vì nó được cháy lên trong mọi cảnh ngộ, vì nơi ấy ấp ủ tình bà cháu. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hi sinh, niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà nhóm lên trong lòng cháu. Mỗi khi nhớ về bếp lửa là nhớ về bà, về cội nguồn gia đình, quê hương đất nước và nó còn nhắc nhở cháu lòng tri ân với cội nguồn, quá khứ. 2. Câu 2 (3.0 điểm): a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài viết theo đoạn rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu vấn đề nghị luận: - Con người sinh ra không thể thiếu tình thương - được mọi người yêu thương và được yêu thương mọi người. Vì vậy tình yêu thương là hạnh phúc của con người. * Giải thích: - Tình thương (tình yêu) là thuộc tính cơ bản, quan trọng, cao đẹp nhất của con người. Thuộc tính ấy làm nên phẩm chất con người và tạo nên cái đẹp của xã hội. Tình cảm ấy có thể là tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè.... suy rộng ra là tình yêu quê hương đất nước...Nó có thể là tình cảm được vun đắp trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể là một niềm thương cảm được trào dâng khi gặp một hoàn cảnh nào đó. - Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất trong con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Hạnh phúc còn có thể là được sống tự do, được làm những gì có ích cho đời, và cũng có thể là những gì giản dị, gần gũi quanh ta... -> Tình thương là hạnh phúc của con người, đó là khi ta được yêu thương hoặc ta yêu thương người khác, đem đến cho họ những điều tốt đẹp, có ý nghĩa, làm cho họ vui, hạnh phúc. Và như thế, chính ta cũng cảm thấy hạnh phúc. * Mở rộng, nâng cao vấn đề: + Tình thương xuất phát từ trái tim, tâm hồn, tấm lòng rộng mở, vị tha, nhân hậu. Sẵn sàng cho đi, hiến dâng một cách tự nguyện, không toan tính, vị kỉ và khi làm được như vậy sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, hạnh phúc. + Tình yêu không chỉ đơn thuần, bó hẹp trong tình cảm nam nữ, tình nghĩa vợ chống, gia đình mà là tổng hòa trong các mối quan hệ giữa người với người (bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng, quốc gia, dân tộc, ). + Con người biết sống đức độ, biết ơn những thành quả và yêu thương chăm sóc mọi người, biết đồng cam cộng khổ, chia sẻ, yêu thương chăm sóc mọi người - Tình thương là gốc của con người, là nền tảng của sự phát triển xã hội. Tình thương là lòng nhân ái, là phẩm chất cao đẹp, quan trọng nhất để duy trì hạnh phúc của con người và sự phát triển, bền vững của mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc. - Bên cạnh những người biết yêu thương vẫn có những người thơ ơ, vô cảm, lạnh lùng trước mọi sự. - Như vậy, hãy biết mở lòng với mọi người người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu) ta sẽ nhận được tình yêu thương của đồng loại. * Khái quát vấn đề nghị luận, bài học nhận thức và hành động của bản thân. 0,5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.5 1.5 0.25 Phần II Tạo lập văn bản (14 điểm) Câu 2 (6,0 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu vấn đề cần nghị luận: Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. * Giải thích +Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: vùng đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, cây cỏ không thể mọc được->gợi môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó, là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển +Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt mọc tự nhiên, ko cần ai chăm sóc ,nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý, nhưng có sức sống mãnh liệt, dẻo dai + Hình ảnh “ có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt -> sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp. => Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người. * Bàn luận( Biểu hiện, tại sao, suy nghĩ đánh giá) - Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó khăn, những gian nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống => + Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân cách, tài năng. + Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc sống. - Trước hoàn cảnh ấy, có những con người: + Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công; dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý nghĩa. + Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại trong cuộc sống. * Dẫn chứng, phê phán * Bài học nhận thức, hành động Con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn vươn lên chiến thắng hoàn cảnh là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ đó học sinh liên hệ với bản thân *Khái quát vấn đề nghị luận Câu 2 ( 8, 0 điểm) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. Bài viết có cảm xúc. b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: b1) Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; trích dẫn ý kiến. b2) * Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến: + Anh thanh niên là một con người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc khi thấy công việc của mình gắn liền với công việc của nhiều người khác; Anh biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành ,cởi mở, khiêm tốn + Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn, ngon hơn + Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình, 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày, mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét cho đất nước ->Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng, mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân. * Suy nghĩ đức hy sinh: - Học sinh hiểu hy sinh là gì. - Biểu hiện của đức hy sinh. - Hiểu được sự hy sinh của con người Việt Nam (là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng, biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên bản thân mình, sống cống hiến, lao động quên mình, hy sinh quyền lợi của riêng mình vì quê hương, đất nước. -Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình mà quên đi sự cống hiến. - Học sinh biết liên hệ tới bản thân mình b3) Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận 0.25 0.25 1.25 2.0 1.0 1.0 0.25 0,5 5.0 2.0 0.5 Lưu ý Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết , ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho điểm lẻ đến 0,25. PHẦN KÍ XÁC NHẬN TÊN FILE ĐỀ THI: V- 01 – HSG9 -16- PG7. doc MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 06 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI PHẢN BIỆN XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Sâm Vũ mạnh Thắng
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_file_de_v01_pg7_nam_hoc_2.doc