Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Tĩnh Gia

Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :

a) Cả nước hành quân theo xe đại bác

Đồng chí thương binh

Tưởng nghe có bước chân mình

Bước của bàn chân đã mất.

 (Chính Hữu)

b) Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .

Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

 (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

c) Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé !

 (Trần Hoài Dương)

 

doc 75 trang cucpham 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Tĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Tĩnh Gia

Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Tĩnh Gia
ĐỀ 1 :
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG I
Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120 phút)
CâuI (2đ)
Đọc đoạn văn:
“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?(3).
 (Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Câu II (2đ)
Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Câu III (6đ)
Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA	 Môn Ngữ văn - Lớp 8 Năm học 2008-2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :
a) Cả nước hành quân theo xe đại bác
Đồng chí thương binh
Tưởng nghe có bước chân mình
Bước của bàn chân đã mất.
	(Chính Hữu)
b)	Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
	 (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
c)	Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé ! 
 (Trần Hoài Dương)
Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
	 (Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp
Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
Môn Ngữ văn Lớp 8
Câu 1 ( 5 điểm). Trả lời được một số ý cơ bản :
- Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc. Niềm vui thích đó, người xưa gọi là “thú lâm tuyền”(1 đ).
- Trong thơ cổ có cả một mảng sáng tác về “thú lâm tuyền” (1 đ). 
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết :
	Trúc biếc nước trong ta sẵn có
	Phong lưu rất mực khó ai bì.
+ Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca nổi tiếng đã viết rằng :
	Côn Sơn suối chảy rì rầm
	Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
	Côn Sơn có đá rêu phơi
	Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
- Yêu thiên nhiên là một nét đặc trưng bản chất con người Hồ Chí Minh, chỉ có điều “thú lâm tuyền” của Người có những nét giống và khác so với Nguyễn Trãi (0,5 đ) :
+ Giống nhau : Cả hai đều thích hoà hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú với rừng núi, suối khe, đều tìm thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình (0,5 đ).
+ Khác nhau : “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để lánh xa cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn (0,5 đ).
Còn “thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một người chiến sĩ cách mạng. Ta thấy giữa Pác Bó, Bác vẫn dịch sử Đảng để chuẩn bị cho phong trào cách mạng của dân tộc đang sắp bước sang những trang mới quyết định (0,5 đ).
- Như vậy, có thể nói, nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” đã làm nên giọng điệu đùa vui của bài thơ, từ đó mà ta nhận ra cái hồn của thi nhân trong tác phẩm : với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn (1 đ).
Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau :
a) Thêm dấu ngoặc đơn : (Bước của bàn chân đã mất)	(0,5 đ).
b) Thêm 2 dấu hai chấm (mỗi dấu đặt đúng, cho 0,5 đ) : 
Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : Trong đời con có thể trải qua những ngày 
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố : bố sẽ không thể vui lòng 
c) Thêm dấu ngoặc kép vào từ âm mưu (0,5 đ) : 	Tớ đang có một âm mưu” 
Câu 3 (3 điểm). Trình bày được các ý sau :
Kiểu trình bày ở đây là : tổng – phân – hợp 	(1 đ).
Vì : Câu 1 là câu chủ đề 	(1 đ).
 Câu 3 (cuối) cũng là một câu chủ đề, ở vị trí kết đoạn	(1 đ).
Câu 4 (10 điểm). I/ Yêu cầu về hình thức (3 đ)
- Bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, trình bày sạch đẹp (1 đ).
- Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, hấp dẫn ; lỗi về chính tả, ngữ pháp không đáng kể (1 đ).
- Nên kể ở ngôi thứ nhất (người kể xưng “tôi” hoặc “em”). Nhân vật chính phải là người bạn. Cần sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí để khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật cũng như bày tỏ thái độ tình cảm của ngưòi kể đối với người bạn và kỉ niệm (1 đ).
II/ Yêu cầu về nội dung (7 đ) Chia ra: Mở bài 1 đ ; Thân bài 5 đ ; Kết bài 1 đ.
- Đề tài không mới. Điều quan trọng là phải xây dựng được một cốt truyện sáng tạo, hấp dẫn, kể kỉ niệm về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) – mà phải là bạn thân. 
- Kỉ niệm có thể buồn, có thể vui, cũng có thể khiến cho mình cảm thấy day dứt mỗi khi nhớ lại, nhưng phải sâu sắc, có nghĩa là phải để lại những dấu ấn thật đậm nét cho những người trong cuộc.
- Không nên liệt kê nhiều kỉ niệm vụn vặt khiến cho nội dung câu chuyện trở nên lan man, thiếu sự hàm súc, cô đọng.
Lưu ý GK: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, giám khảo xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng để quyết định cho điểm, chú ý xem xét những bài làm thực sự có năng khiếu văn.
ĐỀ 3 :
BÀI KIỂM TRA NÂNG CAO SỐ 2
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút
 Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Câu1. ( 1,25 điểm) 
Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.
Câu 2. (1,25 điểm)
 	a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ?
 	b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.
Câu 3. ( 2 điểm) 
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.
Câu 4. ( 5,5 điểm)
Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA NÂNG CAO SỐ 3
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút
**********
Câu 1. ( 1,25 diểm) 
a. Học sinh điền đúng, đủ các dấu câu cần thiết cho 0,5 điểm
Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
b. Công dụng các dấu câu : 
Dấu câu
Công dụng
Dấu phẩy 1
Phân tách các vế trong một câu ghép 0,25 điểm
Dấu phẩy 2,3,4,5
Phân tách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu. ( Vị ngữ) 0,25 điểm
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật 0,25 điểm
Câu 2. ( 1,25 điểm) 
a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm 1 câu. ( 0,25 điểm)
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp : ( 0,5 điểm )
Anh / đi, anh / nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
CN1 VN1 CN2 VN2 
nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 
Câu trên là câu ghép. ( 0,25 điểm)
Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nối tiếp. ( 0,25 điểm) 
Câu 3. ( 2 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức : HS phải viết thành bài có bố cục Mở – Thân – Kết, diễn đạt rõ ràng, lưu loát. ( 0,5 điểm)
* Lưu ý : Nếu HS không viết thành bài thì không cho điểm này.
b. Yêu cầu về nội dung : Cần chỉ ra và phân tích tác dụng của những dấu hiệu nghệ thuật có trong bài ca dao
* Các dấu hiệu nghệ thuật: ( 0,5 điểm)
- Điệp ngữ “nhớ” nhắc lại 5 lần
- Liệt kê
* Tác dụng : ( 1 điểm) Khắc hoạ nỗi nhớ da diết của người xa quê. 
 - Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên nỗi nhớ đầu tiên anh dành cho quê nhà. Đó là quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Nơi ấy có bát canh rau muống, có món cà dầm tương . Những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh khôn lớn, trưởng thànhVà cái hương vị quê hương ấy đã hoà vào máu thịt, hoà vào hơi thở của anh.
- Có sản phẩm ắt có bàn tay người trồng tỉa, bón chăm, dãi dầu một nắng hai sương. Có lẽ vì thế, từ nỗi nhớ những món ăn dân dã, món ăn được tạo ra từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết anh lại nhớ tới con người quê hương. Ban đầu là nỗi nhớ chung chung.Thế nhưng đến cuối bài ca, nỗi nhớ ấy hướng vào một con người cụ thể hơn : Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động : tát nước.
- Điệp từ “nhớ”, phép liệt kê và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm nỗi nhớ kia, hoá thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh. Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người. 
Câu 4 : ( 5,5 điểm)
 A. Bài ca dao được viết theo ... Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không?Vì sao ?xết về mặt giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật( Lão Hạc )?
	“Lão nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ đề tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó. Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc , muốn gửi tôi , để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”
	(Nam Cao )
Câu 3:(2 điểm):
	Qua câu chuyện “Chiếc lá cuôí cùng”, nhà văn muốn ca ngợi điều gì? Điều nào là quan trọng nhất theo cảm nhận của em ?
Câu 4: ( 5 điểm)
Em hãy kể lại một lần mắc lỗi làm cho cha mẹ buồn.
-----------------------------------------------------------------------------
 Đáp án kiểm tra HK I Ngữ văn 8
 ĐỀ CHẴN:
Câu1: ( 1điểm)
- chỉ rõ phép tu từ nói quá:” một tiếng chim kêu” làm” sáng cả rừng”(0.5 điểm).
- Tác dụng: khắc hoạ tâm trạngvui vẻ lạc quan yêu đời của người chiến sĩ trên đường hành quân.(0.5 điểm).
Câu 2: ( 2điểm)
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép thứ hai là quan hệ:Điều kiện - kết quả, tức là giữa các vế có sự ràng buộc lẫn nhau khá chặt chẽ cho nên không nên tách thành câu đơn được (1 điểm).
- Tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào, đau đớn. Viết như tác giả khiến người ta hình dung ra sự kể lể, van vỉ tha thiết của nhân vật
( chị Dậu). ( 1 điểm)
Câu 3: (2điểm)
Khi nghe chuyện của Binh Tư, ông giáo buồn. Ông buồn vì thấy một người tử tế như thế, cuối cùng không giữ được phẩm giá; theo Binh Tư làm chuyện xấu đến nỗi ngay cả Binh Tư cũng coi thường. ( 1 điểm)
Đến lúc biết rõ cái chết của lão Hạc, nỗi buồn của ông giáo được giải toả. Thì ra lão Hạc không hề có hành động hay ý nghĩ xấu như Binh Tư tưởng. Cho nên ông giáo lại buồn theo một nghĩa khác. Đấy chính là vì người tử tế, đứng đắn, trọng nhân cách như lão Hạc nhưng lại không được sống, lại phải chết vật vã, đau đớn.( 1 điểm).
Câu 4: ( 5điểm).
HS nêu được các ý cơ bản sau:
Giới thiệu chung về câu chuyện: Tình huống xảy ra sự việc ( thời gian, không gian, sự việc).
Kể diễn biến câu chuyện: Kể theo trình tự thời gian hoặc trình tự tâm trạng ( nguyên nhân, diễn biến câu chuyện).
Kết thúc câu chuyện: Nêu suy nghĩ cảm xúc về việc làm của mình để cha mẹ buồn, nêu hướng sửa chữa.
Chú ý: Cần sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.
Cách cho điểm: 
Điểm 4 -5 : Chuyện kể sinh động,chi tiết, yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp. Câu văn chau chuốt, giàu cảm xúc.Chuyện kể xúc động.
Điểm 2 -3 : Chuyện kể có thể thiếu ý nhưng xúc động. Có thể mắc 1,2 lỗi chính tả, 1 lỗi về câu.
Điểm 1: Bài thiếu ý, sai chính tả nhiều.
*************************************************
Đáp án kiểm tra HKI Ngữ văn 8
 ĐỀ LẺ 
Câu1: ( 1điểm)
- chỉ rõ phép tu từ nói quá: “ Đội trời đạp đất ” ( 0,5 điểm).
- Tác dụng: khắc hoạ đậm nét khí phách anh hùng của Từ Hải .(0.5 điểm).
Câu 2: ( 2điểm)
a) Về nội dung: Mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo ( 0,25 điểm) 
b) Về lập luận: Thể hiện cách diễn giải của nhân vật lão Hạc. (0,25 điểm)
c) Về quan hệ ý nghĩa: Chỉ rõ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc với sự việc lão Hạc nhờ ông giáo giúp đỡ.( 0,25 điểm).
d) - Nếu tách thành các câu đơn riêng biệt thì các mối quan hệ trên bị phá vỡ. Nói cách khác, ngoài thông tin sự kiện, các câu ghép còn hàm chứa thông tin bộc lộ ( tháiđộ, cảm xúc, tâm trạng) ( 0,5 điểm).
 - Các câu đơn có thể vẫn đảm bảo thông tin sự kiện hoàn chỉnh nhưng thông tin sẽ khó đầy đủ như câu ghép. ( 0,5 điểm). 
 Câu 3: (2điểm)
Qua câu chuyện : “ Chiếc lá cuối cùng ”, Nhà văn muốn ca ngợi tình yêu thương của những người hoạ sĩ đối với đòng nghiệp . ( 0,5 điểm)
Tác giả cũng ca ngợi những người làm nghệ thuật đã phải kiên trì theo đuổi mục đích, trong khi hi vọng thành công không nhiều ( 0,5 điểm).
Điều quan trọng nhất là ca ngợi sức mạnh chân chính của nghệ thuật. Chỉ có nghệ thuật mới có thể đem lại niềm tin yêu, hi vọng, khát vọng sống cho con người. Nghệ thuật cứu rỗi con người . ( 1 điểm)
Câu 4: ( 5điểm).
HS nêu được các ý cơ bản sau:
Giới thiệu chung về câu chuyện: Tình huống xảy ra sự việc ( thời gian, không gian, sự việc).
Kể diễn biến câu chuyện: Kể theo trình tự thời gian hoặc trình tự tâm trạng ( nguyên nhân, diễn biến câu chuyện).
Kết thúc câu chuyện: Nêu suy nghĩ cảm xúc về việc làm của mình để cha mẹ buồn, nêu hướng sửa chữa.
Chú ý: Cần sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.
Cách cho điểm: 
Điểm 4 -5 : Chuyện kể sinh động,chi tiết, yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp. Câu văn chau chuốt, giàu cảm xúc.Chuyện kể xúc động.
Điểm 2 -3 : Chuyện kể có thể thiếu ý nhưng xúc động. Có thể mắc 1,2 lỗi chính tả, 1 lỗi về câu.
Điểm 1: Bài thiếu ý, sai chính tả nhiều.
*************************************************
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8.
Câu1: ( 1,0đ )
	Khi viết đoạn văn dưới đây người viết đã phạm lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng. 
	“ Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Hai bà Trưng phất ngọn cờ hồng đánh tan quan quân Thái Thú Tô Định, đền được nợ cho nước, trả thù được cho nhà. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập”.
	Câu 2: ( 2,5đ )
	- Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ dưới đây.
	“Có gì mới ở Phương Tây
	Có đêm và có ngày
	Có máu và nước mắt
	Có những sói lang và những anh hùng”
	( Tố Hữu )
	- Nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong đoạn thơ trên?
	Câu 3 : ( 6,5đ )
	Có thể nhận thấy một đặc điểm tiêu biểu ở phong cách thơ của Hồ Chí Minh là: “Trong thơ của Người cảnh và tình luôn đan xen, hoà quyện lẫn nhau, tả cảnh đẻ bộc lộ tình”.
	Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng riêng”, và những bài thơ đã học và đọc về thơ Bác để làm sáng tỏ ý kiến trên.
_____________________Hết__________________
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC : 2008 -2009
Môn Ngữ văn : Thời gian ( 150 phút không kể thời gian giao bài )
Câu 1 : Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết “ Và cái làm đó không những làm tôi thẹn, mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng dâm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên.
Câu 2 : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Quê hương – Tế Hanh )
Câu 3 : Cảm nghỉ của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Hướng dẫn chấm HSG lớp 8
Môn : Ngữ văn.
Câu 1 : ( 2 điểm ) Đảm bảo các ý sau:
- Về hình thức : Hoàn chỉnh đoạn văn theo cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Về nội dung : 
	+ Hình ảnh so sánh có sức liên tưởng lớn.
	+ Hoàn cảnh thực tại của bé Hồng.
	+ Tâm trạng trông ngóng, khát khao được gặp mẹ.
	+ Từ hình ảnh so sánh để nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của bé Hồng nếu đó không phải là mẹ.
Câu 2 : ( 3 điểm ) Làm rõ các ý sau :
1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn.
1- Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh :
	+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi vẻ đẹp lớn lao, phi thường .
	+ Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó.
	+ Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ.
Câu 3 : ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau :
 1, Xác định yêu cầu :
- Thể loại : phát biểu cảm nghĩ về nhân vật kết hợp với lập luận chứng minh
- Nội dung : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc.
 2, Hình thức : ( 1 điểm ) Đảm bảo yêu cầu sau:
- Bố cục : 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
- Hành văn mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
 3, Nội dung : ( 4 điểm ) Đảm bảo các phần sau:
A/ Phần mở bài : ( 0,5 điểm )
	Giới thiệu tác giả, tác phẩm
	Khái quát phẩm chất ( vẻ đẹp tâm hồn ) của nhân vật.
B/ Thân bài : ( 3 điểm ) Đảm bảo 3 ý sau :
 * Ý 1 : Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh.
	- Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng
	- Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con
	- Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề vé sợi, lão không có việc làm, gía gạo đắt, bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát.
 * Ý 2 : Lão Hạc con người giàu lòng nhân hậu.
	- Đối với con trai.
	- Đối với con vật đặc biệt là cậu vàng.
 * Ý 3 : Lão Hạc, con người trong sạch, giàu lòng tự trọng.
	- Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn.
	- Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
	- Bất đắc dĩ phải bán chó lão dằn vặt lương tâm.
	- Gửi tiền làm ma khỏi liên lụy đến xóm làng.
 * Nghệ thuật : Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và nội tâm, cách kể chuyện xen lẫn triết lý sâu sắc.
C/ Kết bài : ( 0,5 điểm )
	- Khẳng định lại cảm nghĩ.
	- Đánh giá sự thành công của tác phẩm. 

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8_phong_giao_duc_va_dao_tao.doc