Đề thi học sinh giỏi cấp trường Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm)

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên xô phải bắt tay vào khôi phục kinh tế ? Nêu những kết quả mà nhân dân Liên Xô đã đạt được ?

Câu 2: (6 điểm)

 a) Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

 b) Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được dư luận thế giới ủng hộ? Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

Câu 3: (4 điểm)

 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và vai trò của Liên Hợp Quốc? Nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em đã biết.

 

doc 4 trang cucpham 5840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường PTDTBT THCS Túng Sán (Có đáp án)
Phòng GDĐT Hoàng Su Phì KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Trường PTDTBT THCS Túng Sán Năm học: 2013 – 2014
 Môn thi: Lịch sử 8
 Thời gian: 150 phút
Câu 1: (4 điểm) 
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên xô phải bắt tay vào khôi phục kinh tế ? Nêu những kết quả mà nhân dân Liên Xô đã đạt được ?
Câu 2: (6 điểm)
 a) Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
 b) Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được dư luận thế giới ủng hộ? Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
Câu 3: (4 điểm)
 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và vai trò của Liên Hợp Quốc? Nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em đã biết.
Câu 4: (6 điểm)
 Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đó?
ĐÁP ÁN + HƯỚNG DẪN CHẤM THI
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Sau chiến tramh thế giới thứ 2, Liên Xô là nước chiến thắng nhưng Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của:
 + Hơn 27 triệu người bị chết.
 + 1.710 thành phố bị tàn phá.
 + Hơn 7 vạn làng mạc, Gần 32000 nhà máy XN,...
=> Những tổn thất đó làm cho nền kinh tế LXô phát triển chậm lại tới 10 năm. Đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng như không vượt nổi.
- Trong hoàn cảnh đó LXô phải khắc phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục XDCNXH. Đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế.
- Thành tựu:
 + Công nghiệp: 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% . Hơn 6000 nhà máy được XD và khôi phục.
+ Nông nghiệp: Vượt mức trước chiến tranh (1939)
+ Khoa học - Kĩ thuật: 1949 LXô chế tạo thành công bom nguyên tử => phá vỡ thế độc quyền của Mĩ
+) Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kỳ này tăng nhanh chóng.
+) Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của XH , LXô, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần tự lực gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân LXô.
=> Liên Xô đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ 4 ( 1946 - 1950) 9 tháng (chỉ thực hiện 4 năm 3 tháng).
* Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). Nêu thành tựu. ( 2,5đ)
1,5
0,5
1,0
1,0
2
a) Cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập do Đại tá Nát –xe chỉ huy (7-1952) lật đổ vương triều Pharuc - chế độ quân chủ, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6- 1953).
b)
* Tại sao..
 - Tại Nam Phi, người da trắng chỉ chiếm có 13,6% dân số, còn lại là người da đen và da màu, nhưng người da trắng nắm mọi quyền hành và thiết lập một chế độ chính trị hà khắc.
- Chính quyền của người da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu. Trước kia, ở Nam Phi có hơn 70 đạo luật phân biệt chủng tộc. Người da đen hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ, phải sống trong một khu biệt lập, cách biệt với người da trắng.
- Cuộc đấu tranh của người da đen mang tính chất chính nghĩa, cho nên được Cộng đồng quốc tế , kể cả Liên Hợp Quốc ủng hộ...
* Thắng lợi có ý nghĩa:
- Năm 1990, Nenxơn Manđêla được trả tự do, ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được tự do hoạt động hợp tác. Trước áp lực đấu tranh của người da đen và da màu, bản Hiến Pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Aphacthai) bị xoá bỏ. Tháng 4-1994, nhân dân Nam Phi thắng lợi trong cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên trong lịch sử; Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc cực kì tàn bạo, đầy bất công đã từng tồn tại hơn ba thế kỉ ở nước này.
- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức kiểu thực dân của người da trắng. Việc chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. 
1,5
0,75
0,75
0,75
1,5
0,75
 3
* Hoàn cảnh:
- Từ 25/4 đến 26/6/1945 tại Xan phan-xi-cô (Mĩ)
* Mục đích:
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc...
* Vai trò:
+ Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.
+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Phát triển các mối quan hệ, giao lưu.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, KHKT
* LHQ giúp đỡ Việt Nam: 
+ Tài trợ cho các dự án xóa đói giảm nghèo, tài trợ cho các chương trình phòng chống thiên tai như lũ lụt, hạn hán, giúp đỡ thông tin và đào đạo cán bộ trên các lĩnh vực y tế, giáo dục chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện cho ta nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học–kỹ thuật , tài trợ và giúp đỡ trong việc bảo tồn bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể , ...
0,5
0,5
1,0
2,0
4
* Xã hội Việt Nam phân hóa sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ và khả năng cách mạng của từng giai cấp và tầng lớp đó:
- Sau CTTG I, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc:
Giai cấp địa chủ, phong kiến:
+ Ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.
+ Có 1 bộ phận, nhất là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.
Giai cấp tư sản:
+ Ra đời sau CTTG I
+ Trong quá trình phát triển bị phân hóa thành 2 bộ phận: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp và Tư sản dân tộc.
+ Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
+ Tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh.
+ Bộ phận tri thức học sinh, sinh viên có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
Giai cấp nông dân:
+ Chiếm 90 % dân số, bị thực dân phong kiến bóc lột, áp bức nặng nề, bị bần cùng hóa.
+ Là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng.
Giai cấp công nhân:
+ Ngày càng phát triển.
+ Bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột.
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất của dân tộc.
+ Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_lich_su_lop_8_nam_hoc_2013_2.doc