Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

 (Chế Lan Viên, Con cò)

1. Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) được gợi ra từ những bài ca dao nào?

2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên có giá trị như thế nào trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

4. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) trình bày suy nghĩ về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

 

doc 7 trang cucpham 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V04.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ ĐỀ THI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 02 phần, 06 câu, 01 trang)
I. Đọc hiểu (6,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
 (Chế Lan Viên, Con cò)
1. Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) được gợi ra từ những bài ca dao nào? 
2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên có giá trị như thế nào trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
4. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) trình bày suy nghĩ về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm)
Câu 1: ( 6,0 điểm)
    Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
    Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
    Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 2: (8,0 điểm)
        Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”
 Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ hình ảnh của thế hệ trẻ trong các tác phẩm, em suy nghĩ gì về ý thức và trách nhiệm đối với đất nước của con người Việt Nam hôm nay.
----------------HẾT----------------
MÃ ĐỀ THI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 06 câu, 04 trang)
Phần 
Đáp án
Điểm
Phần I
Đọc hiểu
(6,0 điểm)
1. Câu 1(1,0 điểm): Hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) được gợi ra từ những bài ca dao: 
- Con cò bay lả, bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
 Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
 Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
0,5
0,5
2. Câu 2 (1,0 điểm):
+ Điệp từ “dù, vẫn” 
+ Phép đối “gần con” – “xa con” 
+ Thành ngữ “lên rừng xuống bể” 
+ Ẩn dụ “con cò” 
0,25
0,25
0,25
0,25
3. Câu 3( 2,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
+ Điệp từ “dù, vẫn” khẳng định tình mẫu tử sắt son, điệp cấu trúc câu “ Dù ở gần con. Dù ở xa con” làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru. 
+ Phép đối “gần con” – “xa con” 
+ Thành ngữ “lên rừng xuống bể” để nói tới những thời gian và không gian khác biệt – hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ:-> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ Ẩn dụ “con cò” mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
->Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ, con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa, con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ. Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con.
-> Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người  mẹ.
4. Câu 4 (2,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành đoạn văn khoảng 8-10 câu. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, viết câu Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phái đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Tình mẫu tử (mẹ-con) là tình cảm yêu thương, đùm bọc, chở che, vỗ về... mà người mẹ dành cho con. Đó là tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả nó sẽ đi theo suốt cuộc đời con người. 
- Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Chính tình mẹ sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống....
- Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Ta phải đền đáp tình cảm của mẹ dành cho mình bằng những việc làm cụ thể và phải lên án những thái độ, hành vi của những kẻ bất hiếu (dẫn chứng)
0,25
0.25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần II
Tạo lập văn bản
(14,0 điểm)
Câu 1( 6,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lý. Bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề nghị luận:
* Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
 * Khái quát vấn đề nghị luận, bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.
- Cần phải sống khoan dung nhân ái.
Câu 2 ( 8,0 điểm):
a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội. Bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi. Bài viết có cảm xúc.
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 
b1) Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ ; trích dẫn ý kiến.
b2) 
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
                                   Mà lòng phơi phới dậy tương lai
- Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
- Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệcống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
2. Phân tích và chứng minh
* Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước 
- Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
* Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ
- Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
“ Không có kính ừ thì có bụi.”
“ Không có kính ừ thì ướt áo”
“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
- Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa.xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
* Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.
- Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình
- Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ 
* Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ
- Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy
- Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sưvề cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
3. Đánh giá 
-  Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
-  Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệtcủa các nhà văn, nhà thơ.
-  Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh.
4. Suy nghĩ về ý thức, trách nhiệm của con người Việt Nam hôm nay:
- Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước
- Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b3) Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.
0,5
0,5
0,5
0,5
3,0
1,0
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
Lưu ý
Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết, ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa. Cho điểm lẻ đến 0,25. 
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: V-04-HSG9-18- PG7.doc
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 06 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
(Họ tên, chữ ký)
Nguyễn Thị Thu Hạnh
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
(Họ tên, chữ ký)
Phạm Thị Hương Giang
XÁC NHẬN CỦA BGH
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_ma_de_v04_pg7_nam_ho.doc