Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

 «Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà»

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Câu 1 : Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?

Câu 2 : Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ ?

Câu 3 : Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 4 : Chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ ?

 

doc 5 trang cucpham 01/08/2022 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V02.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU 
..
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2018-2019
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút
(Đề thi gồm 02 phần, 6 câu 01 trang)
 	Phần I. Đọc hiểu ( 6,0 điểm )
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
 «Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà»
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
Câu 1 : Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
Câu 2 : Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ ?
Câu 3 : Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Câu 4 : Chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ ?
 Phần II. Tạo lập văn bản.
 Câu 1 (6,0 điểm).
 Đọc câu chuyện sau:
Ngọc trai và nghịch cảnh
  Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị Khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp
(Theo Bùi Xuân Lộc – Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP,Hồ Chí Minh, 2005)
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (8.0 điểm).
Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
---------Hết---------
MÃ KÍ HIỆU 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm này gồm 02 phần, 6 câu 03 trang)
Phần
Đáp án
Điểm
Phần I. Đọc hiểu 
( 6,0 điểm)
 Phần I. Đọc hiểu ( 6,0 điểm )
Câu 1 : Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
- Bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
Câu 2 : Xác định đúng các phép tu từ.
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “Chưa ngủ”.
+ So sánh: Tiếng suối – tiếng hát; cảnh khuya - như vẽ.
Câu 3 : Tác dụng của biện pháp tu từ : 
+ Điệp ngữ: tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm; thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết. Cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể niện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
Câu 4 : Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ :
- Màu sắc cổ điển thể hiện ở thể thơ, đề tài.
- Tính hiện đại thể hiện ở :
+ Tính thời sự của bài thơ (chi tiết thao thức vì « lo nỗi nước nhà »)
+Vẻ đẹp ung dung tự tại, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng giữa một không gian đầy ánh trăng.
1.0 đ
1.0 đ
1.25 đ
1.25 đ
1.5 đ
Phần II. Tạo lập văn bản 
( 14.0 điểm)
Phần II. Tạo lập văn bản.
Câu 1 (6,0 điểm).
1.Về kỹ năng:
+ Viết được bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh.
+ Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Phân tích, chứng minh, bình luận
+ Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi. 
+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về câu chuyện đã cho trong đề bài, học sinh cần làm rõ những nghịch cảnh trong cuộc sống và sự dũng cảm đương đầu với nghịch cảnh bằng ý chí, nghị lực và niềm tin. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận 
- Giải thích:
+ Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn, vất vả và thử thách bất ngờ xảy ra với con người.
+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát  biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.Sự đối mặt chấp nhận thử thách để đứng vững, vượt lên, hoàn cảnh tạo ra những thành quả cho cuộc đời.
+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát  biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.Sự đối mặt chấp nhận thử thách để đứng vững, vượt lên, hoàn cảnh tạo ra những thành quả cho cuộc đời.
+ Ỹ nghĩa: câu chuyện là bài học về thái độ sống tích cực, có ý chí và bản lĩnh, biết vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
 - Bình luận và chứng minh:
Vì sao chúng ta phải biết chung sống với những khó khăn, thử thách và tìm cách vượt qua nó?
* Cuộc sống đa chiều, có những điều bất ngờ, nghịch cảnh xảy ra trong cuộc sống mà ta không thể thay đổi được, những bất ngờ ấy như một định mệnh của số phận. Nếu cứ chìm đắm trong buồn đau tuyệt vọng ta sẽ hủy hoại chính tương lai và cuộc sống của của mình. Vậy cách đối phó duy nhất là: biết chấp nhận thực tại ấy và nỗ lực hết mình để tìm trong nghịch cảnh nghị lực sống mạnh mẽ, tìm trong khó khăn những cơ hội để vươn lên, chiến thắng chính mình(Chọn phân tích dẫn chứng)
* Vượt qua nghịch cảnh buồn đau là ta đã tôi luyện thêm tinh thần, ý chí, có thêm kinh nghiệm sống, từ đó nắm được chìa khóa của sự thành công (Chọn phân tích dẫn chứng). 
* Trong nghịch cảnh, ta khẳng định được chính mình; không dễ dàng khuất phục, không đầu hàng trước số phận sẽ giúp ta thêm mạnh mẽ, thành quả, cuối cùng của sự nhẫn nại, cố gắng sẽ là đòn bẩy, là sự nhẫn nại, cố gắng sẽ là đòn bẩy, là cơ hội lớn cho ta phát triển(Chọn phân tích dẫn chứng).
- Phê phán những người có lối sống hèn nhát, trốn chạy và đầu hàng khó nhăn.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được khó khăn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
+ Rèn luyện ý chí, bản lĩnhđể vượt qua gian truân thử thách. Không mặc cảm, tự ti không trông chờ vào người khác hoặc ảo tưởng về số phận.
- Khẳng định vấn đề bàn luận.
0.5 đ
0.5 đ
1.5 đ
1.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
0.5đ 
Câu 2:(8.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo tốt các yêu cầu của kiểu bài nghị luận văn học: lập luận chặt chẽ, mạch lạc; bố cục rõ ràng hoàn chỉnh, ngôn ngữ trong sáng giản dị; không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Vẻ đẹp của các nhân vật:
 * Vẻ đẹp chung:
Khái quát về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường Trường Sơn:
 + Hoàn cảnh sống và chiến đấu: nguy hiểm, ác liệt, công việc đặc biệt nguy hiểm.
+ Vượt lên trên hoàn cảnh, vẻ đẹp bộc lộ: trách nhiệm cao với công việc, dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội thương yêu, gắn bó, tình cảm dành cho những người chiến sĩ. Họ đều là những cô gái trẻ nhiều mơ ước, mơ mộng, vui trong công việc. Đặc biệt họ thích làm đẹp cho cuộc sốngTrong những vẻ đẹp chung ấy, mỗi cô đều hiện ra với những nét riêng, mang vẻ đẹp riêng của mỗi người 
 * Vẻ đẹp riêng:
 + Nhân vật chị Thao: Là người lớn tuổi, từng trải, dũng cảm, bình tĩnh, cương quyết táo bạo, sợ máu, sợ vắt .
 + Nhân vật Nho: Là cô gái trẻ xinh xắn, dễ thương, hồn nhiên vô tư, dũng cảm, chịu đựng hy sinh, bình thản.
 + Thí sinh tập trung phân tích nhân vật Phương Định:
 - Là cô gái rất trẻ người Hà Nội có một thời học sinh vô tư, hồn nhiên.
 - Vào chiến trường, quen thử thách, nguy hiểm nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên trong sáng và mơ ước về tương lai, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát.
- Yêu mến đồng đội trong tổ và đơn vị, cảm phục tất cả những chiến sĩ cô gặp trên trọng điểm.
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân. 
- Có những đức tính đáng quý: Trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin.... (Tính cách này thể hiện rất rõ trong một lần phá bom mà tác giả đã miên tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác...)
-> Đánh giá chung: 
 Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Tác giả am hiểu và miêu tả rất sinh động tâm lý nhân vật làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng mà không phức tạp.
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu kể tự nhiên. Ngôn ngữ trẻ trung và nữ tính.
c. Khái quát vấn đề nghị luận.
0.5 đ
0.5 đ
1.5 đ
3.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
Lưu ý: Có thể thưởng điểm cho những bài có cách viết,, ý tứ độc đáo nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25.
TÊN FILE ĐỀ THI: V-02-HSG9-18-PG7.doc 
 MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG.
NGƯỜI RA ĐỀ THI
Trịnh Thị Hồng Nguyệt
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG
Hoàng Thị Sâm
XÁC NHẬN CỦA BGH
Hoàng Thị Sâm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_ma_de_v02_pg7_nam_ho.doc