Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

Câu 1 (1 điểm): Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau

 a. Miệng cười buốt giá.

 (Chính Hữu)

 b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

 (Phạm Tiến Duật)

Câu 2 (1 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:

 Võng mắc chông chênh đường xe chạy

 Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

 (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)

Câu 3 (3 điểm):Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”

 (Phỏng theo “Những tấm lòng cao cả”)

Câu 4 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về ngư¬ời chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó nh¬ư thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.

 

doc 18 trang cucpham 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm): Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau 
 a. Miệng cười buốt giá.
 (Chính Hữu)
 b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 (Phạm Tiến Duật)
Câu 2 (1 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:
	Võng mắc chông chênh đường xe chạy
	Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
	(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
Câu 3 (3 điểm):Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 	Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
 (Phỏng theo “Những tấm lòng cao cả”)
Câu 4 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm):
- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ
ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau: Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó. Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm” để vui đùa -> nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật
- Đánh giá: Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười -> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
Câu 2 (1 điểm): - Câu chủ đề: hoàn cảnh kháng chiến khó khăn và niềm lạc quan tin tưởng của những người lính lái xe.
- Từ láy "chông chênh": đu đưa không vững chắc, gợi ra hình ảnh con đường gập ghềnh khó đi . Thể hiện sự gian khổ, khó khăn nguy hiểm trên con đường ra trận của những người lính lái xe.
- Điệp ngữ "lại đi" gợi nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận.
- Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm" chứa chan hy vọng, lạc quan dạt dào. Không một sức mạnh nào của giặc Mỹ có thể ngăn cản ® khẳng định ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, khẳng định tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ.
Câu 3 (3 điểm): kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau: - Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. 
- Bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp 
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân.
- Xác định thái độ của bản thân: Đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn để yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ, tầm thường.
Câu 4: (5 điểm):
 I- Mở bài:- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
 - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
 I- Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định:
+ Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.
+ Bởi lẽ, nói tới bức tượng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một người nào đó được khắc hoạ để bền vững với núi sông, trường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy. 
- Như vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy được xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.
2. Chứng minh: a. Trước hết người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cở của sự hình thành tình đồng chí.
 - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 - Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
 - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
 b. Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:
 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
 c. Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc
 - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.
 - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,)
 C- Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa lời nhận định....
- Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.
 - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng...
Học sinh có thể đi theo từng tác phẩm trên cơ sở so sánh, đối chiếu để làm nổi bật yêu cầu đề. Giám khảo cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp./.
ĐỀ 2.
Câu 1 (2 điểm): Trong một chiều thanh minh, bên dòng suối nhỏ, Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên, Nguyễn Du miêu tả :Nao nao dòng nước uốn quanh
 Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết :	Dưới cầu nước chảy trong veo,
	Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ở hai đoạn thơ trên.
Câu 2 (3 điểm): Cảm nhận của em về sự đồng điệu cảm xúc của nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Duy trong các đoạn thơ: " À ơi!
	Vỗ cánh qua nôi."
	( Chế Lan Viên, Con cò)
- " Cái cò...sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
 ( Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Câu 3: (5,0 điểm) Trong văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
	“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
	 ( Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)
Qua “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Câu 1 (2 điểm):a) So sánh hai đoạn thơ: 
* Giống nhau:- Hai đoạn thơ trích trong "Truyện Kiều"- Nguyễn Du đều miêu tả cảnh thiên nhiên ( hình ảnh cây cầu, dòng nước) trong cùng một thời điểm: buổi chiều xuân trong tiết Thanh minh.
- Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
* Khác nhau - Đoạn thơ thứ nhất: Là cảnh được miêu tả tại nơi Thuý Kiều cùng hai em gặp nấm mộ của Đạm Tiên- một nấm mộ vô chủ bên đường lạnh lẽo, không có người hương khói. Qua tâm hồn đa sầu, đa cảm của giai nhân cảnh vật cũng mang nét buồn bâng khuâng, man mác. 	
Lúc Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên: Tâm trạng nao nao, bồn chồn như có dự báo về sự gặp gỡ của hai con người có cùng cảnh ngộ ( cảnh hướng về số phận )
- Đoạn thơ thứ hai: Là cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ và chia tay giữa n ... đề. Điều quan trọng hơn là sau khi hiểu được, biết được thì ta phải “làm”, phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Có như vậy ta mới biết biết được thành quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các hoạt động chung của xã hội. Mặt khác chúng ta còn “học để chung sống” để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những qui tắc giao tiếp, cách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa hợp và có ích với cộng đồng. Hơn thế nữa là chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bản thân người học sự siêng năng, chăm chỉ, sự kiên trì, bền bỉ tới cùng. Tất nhiên thành quả của quá trình “học và làm”như vậy sẽ đem lại nhiều lới ích và xứng đáng với công sức mà ta đã bỏ ra. Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản cung cấp cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các mục đích tốt đẹp. Câu nói của UNESCO đã mở ra cho ta hai khía cạnh chính của việc học: thứ nhất là học phải thông qua việc tiếp thu kiến thức trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành trong thực tế. Hai phạm trù này luôn sóng đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời được. Đây cũng là một trong những bước chính yếu để việc học của một người đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát triển vững chắc, có năng lực trong công việc chuyên môn, rèn luyện nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn về cả “bộ mặt” lẫn con người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. Do vậy mà họ nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng người này cho dù có đạt được thành tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công một cách bền vững cho sau này được.
       Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách cao đẹp.
Sống đẹp là gì hỡi bạn?
Bài làm
            Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
            “Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:“Đêm đêm nghe tiếng vọng vangTiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêmĐã buồn lại thấy buồn thêmKhát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?...Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp",sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc: "Khi anh sinh raMọi người đều cườiRiêng anh thì khóc tu tuHãy sống sao để khi chết điMọi người đều khócCòn môi anh thì nở nụ cười”Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN THI: NGỮ VĂN 
NGÀY THI: 11/4/2012
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn văn sau: 
	Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
	(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
 a) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên.
 b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Câu 2: (4 điểm) 
 Viết một văn bản ngắn phân tích ý nghĩa của câu sau:
	Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quí của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn hảo hơn.
	(Theo dòng -Thạch Lam)
Câu 3: (12 điểm)
 Hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm rõ ý kiến:“Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng.” 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9.doc