Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(Trích: Hơi ấm ổ rơm – Nguyễn Duy,
Thơ Việt Nam 1945 -1985, NXB Văn học, tr.94)
Câu 1 (1,5 điểm)
Hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Câu 2 (1,5 điểm)
Liệt kê và phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy có trong đoạn thơ?
Câu 3 (1,0 điểm)
Nêu ý nghĩa nhan đề Hơi ấm ổ rơm của bài thơ?
Câu 4 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ trên hãy nêu suy nghĩ của em về quê hương?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 9 - Mã đề: V05.PG7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI) .. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LƠP 9 CẤP TỈNH Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) Phần I: Đọc – hiểu(6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò. Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người. (Trích: Hơi ấm ổ rơm – Nguyễn Duy, Thơ Việt Nam 1945 -1985, NXB Văn học, tr.94) Câu 1 (1,5 điểm) Hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng? Câu 2 (1,5 điểm) Liệt kê và phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy có trong đoạn thơ? Câu 3 (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề Hơi ấm ổ rơm của bài thơ? Câu 4 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trên hãy nêu suy nghĩ của em về quê hương? Phần II: Làm văn (14 điểm) Câu 1(6,0 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) Câu 2 (8,0 điểm) Rất “thèm” người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”- (Nguyễn Thành Long) lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người. Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”- (Nguyễn Quang Sáng) lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi thương nhớ con. Qua cảm nhận về những hành động “nghịch lí” của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm. ------------Hết---------- MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI) HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH. Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 06 câu, 04 trang) Phần I: Đọc – hiểu(6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Hình ảnh so sánh: + Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm + Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm + Riêng cái ấm nồng nàn như lửa - Hiệu quả nghệ thuật: + Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm: gợi mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết không thể tách rời. Từ đó gợi sự đùm bọc, che chở ấm áp, của quê hương, đồng ruộng với con người và con người thấy ấm áp, hạnh phúc cảm động về nghĩa tình của quê hương. + Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, Riêng cái ấm nồng nàn như lửa: gợi sự ấm áp của ổ rơm trong đêm mùa đông lạnh giá, hơn thế nữa là sự ấm nồng của lòng người, của tình cảm nhân dân. 0,5 0,5 0,5 Câu 2 - Các từ láy: thao thức, nồng nàn, mộc mạc, xơ xác, gầy gò. - Giá trị biểu cảm: + T hao thức: Gợi nỗi trằn trọc không ngủ vì xúc động khi được trở về và cảm nhận sự nồng ấm của quê hương. + Xơ xác, gầy gò: Gợi cảm giác khô gầy của những cọng rơm, đồng thời gợi ra sự liên tưởng về những cuộc đời nhọc nhằn, vất vả của nhân dân để làm ra cây lúa, hạt gạo và nhât là có tác dụng gợi ra sự tương phản với tấm lòng chan chứa ấm áp của người dân ở khổ sau. + Nồng nàn, mộc mạc: Gợi sự ấm áp mà giản dị của cây lúa và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn nhân dân. 0,5 0,25 0,5 0,25 Câu 3 - Ý nghĩa nhan đề Hơi ấm ổ rơm của bài thơ: + Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của quê hương. + Tình quê thơm thảo, thắm thiết. + Niềm hạnh phúc được sống trong sự che chở, ôm ấp vỗ về. 1,0 Câu 4 - Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, có câu chủ đề , giữa các câu trong đoạn phải có sự liên kết, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. - Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân xong cần đảm bảo các ý sau: + Giải thích: Quê hương là gì? Là nơi con người sinh ra, lớn lên, nơi ấy có cha mẹ người thân, bạn bè và cảm thấy gắn bó thân thuộc. Đó là nơi lưu giữ những kỉ niệm ấu thơ, nơi nuôi dưỡng những ước mơ con người,quê hương là cội nguồn của mỗi con người. + Những cảm nhận về quê hương: Niềm hạnh phúc khi được sống trong tình cảm yêu thương, gắn bó; thái độ trận trọng trước tình cảm thơm thảo, ấm áp ngọt ngào,đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy được. + Những việc làm xây dựng cống hiến cho quê hương:Tham gia các phong trào xây dựng môi trường, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội ở quê hương, + Phê phán: Đấu tranh để ngặn chặn những hành vi phá hoại, làm xấu hình ảnh quê hương, phê phán con người trưởng thành quay lưng lại chê quê hương nghèo đói, + Học sinh liên hệ bản thân: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, sống phải biết yêu quê hương, trưởng thành thì phải ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, 0, 5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Phần II: Làm văn (14 điểm) Câu 1(6,0 điểm) - Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. - Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: Đáp án Điểm Mở bài Nêu vấn đề nghị luận Trích dẫn ý kiến 0,5 điểm 1. Giải thích + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công. -> Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống. 2,0 điểm 2. Bàn luận - Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận) - Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công. - Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng) 2,0 điểm 3. Bài học - Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội. - Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm - Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. 0,5 điểm Kết bài khái quát, tổng kết lại vấn đề liên hệ bản thân. 0,5 điểm Câu 2 (8,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: Phần Đáp án Điểm Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 điểm Thân bài * Giải thích: + Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Để xây dựng nhân vật, nhà văn phải dụng công trong việc lựa chọn các chi tiết nhằm khắc họa lời nói, hành động, suy nghĩ, Nhờ đó nhân vật mới hiện lên sinh động, cụ thể, vừa có hình vừa có hồn. + Hành động nghịch lí có thể hiểu là những hành động nhìn có vẻ như không hợp lô-gic nhưng thật ra là đúng. Thế nên, theo cách nghĩ thông thường, “thèm” người thì phải chọn chốn đông người để làm việc, yêu gia đình thì phải luôn ở bên gia đình. Thế nhưng nhân vật anh thanh niên và nhân vật ông Sáu đã có những lựa chọn rất kì lạ: anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người, ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu lúc đứa con đầu lòng – cũng là đứa con duy nhất, chưa đầy một tuổi và lúc con gái nhận ra cha và bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt. + Thông qua việc xây dựng những chuỗi suy nghĩ, hành động nghịch lý ấy, tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, đó cũng là cách gửi gắm thông điệp của người sáng tác. 2,5 điểm Từ việc cảm nhận về hành động nghịch lí của hai nhân vật, học sinh có thể đọc được các thông điệp khác nhau mà các tác giả gửi gắm. Có thể là: + Qua việc anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, có thể thấy anh là người yêu nghề, thấy được ý nghĩa công việc của mình và luôn gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Anh nhận ra công việc ấy tuy thầm lặng nhưng cần thiết, đóng góp nhiều cho cuộc sống. Xét cho cùng, biểu hiện cao nhất của lòng yêu cuộc sống và con người chính là khát khao được cống hiến. Như vậy suy đến sâu xa việc thèm người, thương quý con người chính là lí do khiến anh thanh niên lựa chọn làm việc trên ngọn núi cao cô độc. Từ đó ta thấy thông điệp của tác giả: hãy sống hăng say,hãy cống hiến, hãy biến tình yêu cuộc sống và con người thành ý thức đóng góp, thành nhiệt huyết với công việc dựng xây đất nước.Cuộc sống không chỉ là tận hưởng mà ta phải tận hiến. + Qua việc ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu, có thể thấy chiến tranh đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. Chiến tranh chia cắt gia đình, chiến tranh gây ra những mất mát, những vết thương lòng khó thể bù đắp. Ai cũng có thể thấy lí do ông Sáu ra đi là vì tình yêu nước nồng nàn, tha thiết. Nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta sẽ nhận ra ẩn trong tình yêu nước đó chính là tình yêu gia đình. Việc đi chiến đấu là để giữ được độc lập cho nước cũng là để hướng tới tự do cho mỗi cá nhân, hạnh phúc cho mỗi mái gia đình. Tình yêu gia đình sẽ là động lực lớn lao để người chiến sĩ tiến về phía trước. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm: tình yêu nhà và tình yêu nước là hai khái niệm không thể tách rời, giúp người ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp. 2,5 điểm Đánh giá, nhận xét: + Đằng sau những hành động có vẻ nghịch lí của nhân vật là những điều rất có lí: yêu thương, gắn kết với một đối tượng không có nghĩa là phải kề cận gần bên đối tượng mà là sẵn sàng hy sinh để mang lại những gì tốt đẹp cho đối tượng ấy. + Thông qua tình yêu với những đối tượng cụ thể: con người và gia đình, cả hai tác giả đều hướng người đọc đến một tình yêu lớn lao: tình yêu tổ quốc thể hiện qua việc dựng xây và bảo vệ đất nước. Đây là thông điệp hết sức ý nghĩa. + Việc xây dựng những hành động tưởng chừng nghịch lí đã cho thấy tài năng của hai tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật. Tài năng ấy bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết với cuộc đời. 2,0 điểm Kết bài khái quát lại nhận định liên hệ bản thân 0,5 điểm Lưu ý: - Chấp nhận các ý sáng tạo hợp lí khác ngoài hướng dẫn chấm. Ví dụ: học sinh có thể đọc được thông điệp của tác giả về sự khắc nghiệt của chiến tranh, về vẻ đẹp của con người Việt Nam, - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: cảm nhận về các nhân vật và rút ra các thông điệp hoặc viết về các thông điệp rồi sau đó phân tích nhân vật để làm rõ. 3. Biểu điểm - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú về thông điệp mà tác giả gửi gắm. Phân tích sâu, kĩ hai nhân vật để nêu bật vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 6-6,5 : Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, nêu được khá tốt về các thông điệp, phân tích khá kĩ nhưng ý chưa thật sâu sắc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 4-5 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý phân tích nhân vật để nêu bật luận điểm nhưng chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2,5 -3,5 : Bài làm ít ý, chưa nêu bật được thông điệp của các tác giả do phân tích tác phẩm sơ sài hoặc chỉ phân tích chung về tác phẩm; lập luận tạm được; còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng ------------Hết---------- PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V-05-HSG9-18-PG7..doc MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):.. TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 05 TRANG. NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ và tên, chữ ký) NGUYỄN THỊ MAI NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) MAI THỊ HƯƠNG XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) VŨ THỊ THU HƯƠNG
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_ngu_van_lop_9_ma_de_v05_p.doc