Đề tham khảo tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi

(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 9, Tập một)

a) Cho biết từ “lưng” trong “lưng núi” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)

b) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)

c) Hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Tục ngữ Tây Ban Nha có câu: Thà từ chối bảy lần chứ không được sai lời hứa một lần.

 (Ngữ văn 7, Tập hai)

Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

 

docx 3 trang cucpham 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề tham khảo tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
ĐỀ THAM KHẢO
 Môn thi: NGỮ VĂN
 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút
	 (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 9, Tập một)
a) Cho biết từ “lưng” trong “lưng núi” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)
b) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
c) Hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm) 
Tục ngữ Tây Ban Nha có câu: Thà từ chối bảy lần chứ không được sai lời hứa một lần.
 (Ngữ văn 7, Tập hai)
Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa. 
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và Phương Định trong hai đoạn trích sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu lại xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thực ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng.
 (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tớikhông đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.
 (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai)
- Hết -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh (câu 2, câu 3); tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Giám khảo có thể cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài không làm tròn số.
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Nghĩa chuyển 
0,5
b) Ẩn dụ
 Tác dụng: Tăng giá trị biểu cảm về tình yêu thương của mẹ dành cho con. Con là nguồn sống, là niềm vui, là hạnh phúc của đời mẹ
0,5
0,5
c) Thí sinh nêu suy nghĩ riêng, rõ ràng, phù hợp
0,5
2
1. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn hoặc bài văn ngắn; đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của lời hứa.
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận:
a) Giải thích: Câu tục ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ lời hứa.
b) Bàn luận:
- Việc giữ lời hứa giúp ta có được chữ tín, được mọi người tin cậy, tôn trọng; góp phần tạo dựng mối quan hệ bền vững và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Việc giữ lời hứa thể hiện tính tự giác, kỉ luật và lòng tự trọng của mỗi người. 
- Để giữ lời hứa chúng ta cần suy nghĩ, cân nhắc trước khi nhận lời làm một điều gì đó.
- Phê phán những người không xem trọng lời hứa, thất hứa. 
c) Rút ra bài học nhận thức và hành động: 
 Nhận thức được giá trị của lời hứa và tầm quan trọng của việc của giữ lời hứa; từ đó cố gắng thực hiện lời hứa đến cùng. 
2,25
0,5
1,25
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
3
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài); viết đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và Phương Định trong hai đoạn trích.
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận: 
3.1. Giới thiệu về hai tác giả, hai tác phẩm và hai đoạn trích.
0,5
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của hai nhân vật qua hai đoạn trích: 
a. Vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa
- Lòng yêu nghề thể hiện qua suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống, con người (khi ta làm việc, ta với công việc là đôi; việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia); tìm thấy niềm vui trong công việc (Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất).
- Lòng yêu con người, yêu cuộc sống (người thì ai mà chả “thèm”; mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?; Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng).
- Nghệ thuật: xây dựng đối thoại mang tính độc thoại; kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận
b. Vẻ đẹp của Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi:
- Niềm khát khao chiến đấu, trợ giúp đồng đội khi đối mặt với nguy hiểm: bực bội, gắt gỏng khi không được phân công nhiệm vụ (Tôi không cãi chị; quyền hạn phân công là ở chị; tôi nói như gắt vào máy); nỗi cô đơn và khiếp sợ khi còn lại một mình trong hang (Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất).
- Tinh thần đồng đội cao đẹp: nỗi sốt ruột, lo lắng khi chị Thao và Nho chưa về (Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?; Tôi nói như gắt vào máy; sốt ruột); niềm vui khi được chi viện (tôi muốn la toáng lên vì thích thú; Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay).
- Nghệ thuật: chọn ngôi kể phù hợp; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế qua độc thoại nội tâm 
3,0
1,5
1,5
 3.3. Điểm tương đồng và khác biệt
* Điểm tương đồng: Tinh thần trách nhiệm, tình yêu đối với công việc; bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt; sự gắn kết với đồng đội, đồng chí.
* Điểm khác biệt:
- Nhân vật anh thanh niên: Vẻ đẹp con người được khắc họa trong bối cảnh lao động mới thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
- Đoạn trích Những ngôi sao xa xôi: Vẻ đẹp cô gái thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt.
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019.docx