Đề tài Nâng cao hứng thú và kết quả học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh Lớp 9 trường THCS Xuân Trúc bằng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom)
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn.
Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử là điều vô cùng quan trọng. Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực.
Trong khi đó, thái độ cũng như kết quả học tập bộ môn Lịch sử hiện nay của học sinh nói chung và học sinh lớp 9, Trường THCS Xuân Trúc nói riêng đang là một vấn đề cần phải xem xét và có biện pháp can thiệp. Việc học sinh nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử và các sự kiện trong lịch sử không còn là một hiện tượng lạ đối với chúng ta: như Bà Trưng – bà Triệu là chị em, Trần Quốc Tuấn là Trần Thủ Độ hoặc các vị vua có họ tên gần giống nhau: Lý Thái Tổ – Lý Thái Tông, Trần Nhân Tông – Trần Anh Tông hoặc những sự kiện lịch sử, chiến dịch mà tên gọi có chút liên quan như: Chiến dịch biên giới, Chiến dịch Điện Biên Phủ. địa danh của hai miền Nam – Bắc nhiều khi cũng làm học sinh lúng túng Nhiều năm gần đây, điểm bài kiểm tra môn Lịch sử rất thấp, số lượng bài đạt điểm thấp quá 50% không phải là ít. Đấy là chưa kể đến việc học sinh “viết lại lịch sử” một cách khó lý giải như đã nói ở trên. Nhân vật lịch sử, anh hùng giải phóng dân tộc và các sự kiện tiêu biểu đều bị bóp méo đến mức khó chấp nhận.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nâng cao hứng thú và kết quả học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh Lớp 9 trường THCS Xuân Trúc bằng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom)
MỤC LỤC Trang Tóm tắt đề tài.. 1 Giới thiệu. 3 Phương pháp .. 7 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.. 11 Kết luận và khuyến nghị. 13 Tài liệu tham khảo .. 15 Phụ lục . 16 Đề tài: NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QỦA HỌC TẬP BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS XUÂN TRÚC BẰNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (Flipped classroom) I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử là điều vô cùng quan trọng. Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực. Trong khi đó, thái độ cũng như kết quả học tập bộ môn Lịch sử hiện nay của học sinh nói chung và học sinh lớp 9, Trường THCS Xuân Trúc nói riêng đang là một vấn đề cần phải xem xét và có biện pháp can thiệp. Việc học sinh nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử và các sự kiện trong lịch sử không còn là một hiện tượng lạ đối với chúng ta: như Bà Trưng – bà Triệu là chị em, Trần Quốc Tuấn là Trần Thủ Độ hoặc các vị vua có họ tên gần giống nhau: Lý Thái Tổ – Lý Thái Tông, Trần Nhân Tông – Trần Anh Tông hoặc những sự kiện lịch sử, chiến dịch mà tên gọi có chút liên quan như: Chiến dịch biên giới, Chiến dịch Điện Biên Phủ... địa danh của hai miền Nam – Bắc nhiều khi cũng làm học sinh lúng túng Nhiều năm gần đây, điểm bài kiểm tra môn Lịch sử rất thấp, số lượng bài đạt điểm thấp quá 50% không phải là ít. Đấy là chưa kể đến việc học sinh “viết lại lịch sử” một cách khó lý giải như đã nói ở trên. Nhân vật lịch sử, anh hùng giải phóng dân tộc và các sự kiện tiêu biểu đều bị bóp méo đến mức khó chấp nhận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức Lịch sử ở nhiều thế hệ học sinh như đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân: theo giáo sư Ngọc là do quan niệm về giáo dục môn học này chưa đúng: “Giáo dục Việt Nam hiện nay về hình thức tôn trọng Lịch sử nhưng trong thực tế lại rất xem nhẹ, coi là môn phụ, học cũng được mà không học cũng chẳng sao” – GS Ngọc nói. Một số ý kiến khác lại cho rằng: do đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử không được đầu tư đúng mức, cộng thêm phương pháp giảng dạy khô cứng, sách giáo khoa cũ, coi lịch sử là một mớ sự kiện không kích thích được hứng thú của học sinh. Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ cần có một biện pháp hiệu quả để khắc phục thực trạng như đã nêu ở trên, nhằm khơi dậy trong các em ý thức học tập đối với môn học, từ đó các em có ý thức học tập một cách nghiêm túc. Để đạt được điều đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài cải thiện tình hình đó là sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường THCS Xuân Trúc, cụ thể là ở khối lớp 9. Nghiên cứu được tiên hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực. Đó là các em học sinh lớp 9B (32 em – lớp đối chứng) và 9C (31 em – lớp thực nghiệm). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các tiết. Lớp đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên. Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập cua các em. Điểm số của các em ở nhóm thực nhiệm cao và đồng đều hơn so với nhóm đối chứng và các em đã yêu thích giờ Lịch sử hơn. Kết quả đó chứng tỏ rằng việc sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Hiện nay một hiện trạng đáng buồn đang xảy ra đó là đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là một môn phụ. Thâm chí có không ít các em không thích học hoặc chán ghét môn học này. Rất nhiều học sinh có tư tưởng học đối phó, cốt chỉ để đảm bảo tiêu chí trong đánh giá xếp loại và để đủ điều kiện lên lớp chứ không phải học để hiểu biết, để khám phá, học vì say mê và để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Không ít giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử mặc nhiên chấp nhận môn mình giảng dạy là một bộ môn phụ nên cũng ít đầu tư cho bộ môn giảng dạy. Đặc biệt trong các tiết học Lịch sử, c 2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song theo tôi có thể khoái quát thành những nguyên nhân sau: Về phía học sinh: đa số học sinh coi đây là một bộ môn phụ nên không chịu học tập một cách nghiêm túc. Nhiều học sinh còn lười học, không chịu học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp. Một bộ phận không nhỏ còn ham chơi hơn ham học. Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi với thầy (cô) và bạn bè, các em thiếu tự tin trong học tập, còn lười tư duy trước những câu hỏi khó mà thầy (cô) đưa ra trong giờ học. Về phía gia đình (PHHS): Do nhiều phụ huynh chưa coi trọng việc học, mục tiêu của không ít phụ huynh học sinh là chỉ cần con học hết bậc THCS rồi đi làm công ty hoặc những công việc khác để kiếm tiền. Hoặc do sự định hướng của gia đình cho con em đi theo ngành nghề khác nên việc học bộ môn Lịch sử chỉ coi là một môn phụ. Về phía thầy (cô): Không thể không nói tới bản thân một số thầy (cô) giáo không coi trọng bộ môn mình giảng dạy (cũng coi đây là môn phụ) nên trong việc giảng dạy còn chưa nhiệt tình, không chú trọng về việc áp dụng một số PPDH tích cực vào trong các giờ học, chưa chịu đầu tư cho chuyên môn, quản lí học sinh có phần lỏng lẻo nề nếp học tập. 3. Giải pháp thay thế Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THCS nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 3.1 Cơ sở khoa học của giải pháp Ưu điểm của lớp học đảo ngược là giúp người học phát triển khả năng tự học trong môi trường thuận lợi nhất. Ở lớp học truyền thống, học sinh ở những trình độ và khả năng tiếp nhận khác nhau phải bắt kịp với nhịp điệu giảng bài của giáo viên. Trong quá trình tự học và chuẩn bị cho lớp học đảo ngược, học viên tự chủ sắp xếp việc học theo tốc độ và phong cách học tập của mình. Tính ưu việt của lớp học đảo ngược còn ở sự linh hoạt có thể áp dụng cho nhiều cấp học (tiểu học, trung học, đại học và sau đại học) và nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau (tự nhiên, khoa học, kỹ thuật). Thực tế, phương pháp này được nhiều đại học lớn trên thế giới như Đại học Boston, Đại học Leicester, Đại học Texas,v.v. sử dụng để cách mạng môi trường học tập. Khi lồng ghép với Cấp độ tư duy Blooom (Bloom Taxonomy), người học sẽ tự thực hiện các hoạt động tư duy cấp thấp như ghi nhớ và hiểu ở nhà thông qua tư liệu do giảng viên cung cấp. Trên lớp sẽ tập trung vào những hoạt động tư duy cấp cao như phân tích, ứng dụng, đánh giá và sáng tạo. 3.2 Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp Để sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng và các bộ môn học nói chung nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau: Thứ nhất: Phải có niềm đam mê với môn học, có kiến thức phong phú, nắm vững nội dung chương trình, có thể sử dụng kiến thức liên môn để sử dụng phương pháp cho từng bài, từng chương học. Thứ hai: Giáo viên phải có kiến thức tin học, phải thành thạo sử dụng một số phần mềm hỗ trợ học tập như Power point, Storyline, Adobe presenter hay Spring suit và một số phần mềm khác như Camtasia, Fimolra Thứ ba: Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ (đặc biệt là việc giao bài về nhà cho HS lĩnh hôi kiến thức cơ bản ở nhà). 3.3 Quá trình thực hiện giải pháp Bước 1: Giáo viên chuẩn bị tư liệu của bài học để giao cho HS nghiên cứu ở nhà. - Yêu cầu: Tư liệu phải đảm bảo tính chân thực, tính khách quan, phù hợp với nội dung của bài học. - Cách xây dựng tư liệu: Xây dựng nội dung ở dạng Worl, Power point hay bài giảng E-Learning, hoặc cũng có thể là những tư liệu có sẵn trong SGK (nội dung bài học trong SGK). - Cách tìm tư liệu: tìm trên các trang mạng Doc.vn, Youtube, hocgiai.com, Violet... - Xử lí tư liệu: chọn những nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, dung lượng đủ cả thông tin và thời gian. Bước 2: Nghiên cứu các phương án phù hợp và xây dựng các câu hỏi để giao cho HS ít nhất 1 tuần trươc khi dạy (có thể giao theo nhóm hoặc cá nhân, tùy từng nội dung của bài dạy). Bước 3: Thiết kế bài giảng Thực hiện kế hoạch dạy học ở các tiết 10, 11, 12 về Nước Mĩ, Nhật Bản và Các nước Tây Âu. Giáo viên chia lớp ra làm 2 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu chuyên sâu về 1 nội dung bài học được giao cụ thể như sau: Tiết 10: Bài 8 – Nước Mĩ Nhóm 1: Tìm hiểu chuyên sâu nội dung phần I - Tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG hai và đọc thêm nội dung của phần III. Nhóm 2. Tìm hiểu nội dung của phần III - Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh và đọc thêm nội dung của phần I. Tiết 11: Bài 9 – Nhật Bản Nhóm 1: Tìm hiểu chuyên sâu nội dung phần I - Tình hình nhật bản sau chiến tranh và đọc thêm nội dung của phần II. Nhóm 2: Tìm hiểu chuyên sâu về nội dung về phần II - Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh và đọc thêm nội dung của phần I. Tiết 12: Bài 10 – Các nước Tây Âu Nhóm 1: Tìm hiểu chuyên sâu về nội dung phần I - Tình hình chung (phần này tập trung vào tìm hiểu đặc điểm cơ bản về kinh tế và đối ngoại), đồng thời đọc thêm nội dung của phần II. Nhóm 2: Tìm hiểu chuyên sâu nội dung về phần II - Sự liên kết khu vực và đọc thêm nội dung của phần I. Đến lớp học, các em cùng nhau làm bài tập mà giáo viên đưa ra cho từng nhóm bằng việc hoàn thành sơ đồ từ duy, bảng tổng kết Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm dưới dạng giải các bài tập mà giáo viên giao cho, các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn (bổ sung nếu cần). Cuối cùng giáo viên sẽ nhận xét và chốt nội dung bài tập lên slide (Nội dung của bài tập cũng chính là nội dung của tiết học). III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 9B (36 học sinh), 9C (32 học sinh) Trường THCS Xuân Trúc – huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên. Lớp thực nghiệm (9C) và lớp đối chứng (9B) tương đương nhau về: Số lượng học sinh, năng lực học tập bộ môn Lịch sử, giới tính, điều kiện kinh tế xã hội... Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm. Lớp Học sinh các nhóm Kết quả năm học 2018 – 2019 Học lực Hạnh kiểm Sĩ số Nam Nữ Giỏi Khá Tb Yếu Kém Tốt Khá Tb Yếu Cm Ls Cm Ls Cm Ls Cm Ls Cm Ls 9C (8C) 32 25 7 0 0 6 7 24 13 2 10 0 2 15 7 10 0 9B (8B) 36 23 13 0 0 7 9 26 12 3 13 0 2 19 6 11 0 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương Bảng 2: Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động 9C (Nhóm thực nghiệm) - Khảo sát về mức độ hứng thú của HS trong học tập để xác định hai nhóm tương đương nhau - Kết quả học tập năm học lướp 8 đã được xác định là tương đương nhau nên không kiểm tra trước tác động. - Học sinh chia sẻ với nhau những nội dung kiến thức (GV đã giao nội dung học tập cho học sinh tự học ở nhà từ tiết học trước.) các em đã lĩnh hội được từ việc tự học ở nhà bằng nhiều hình thức (thuyết trình trước lớp, thảo luận nhóm, cặp đôi...). - GV tổ chức và điều phối tiết học bằng cách theo dõi các hoạt động của học sinh, tháo gỡ những khó khăn (nếu các em gặp phải). - GV kiểm tra kiến thức tự học của học sinh bằng cách ra một số bài tập, hoặc câu hỏi cho học sinh tự làm. - GV tổng hợp và chốt nội dung kiến thức bài học. - GV giao nhiệm vụ mới cho tiết học sau. - Khảo sát về mức độ hứng thú của HS trong học tập. - Kiểm tra kiến thức của học sinh. 9B (Nhóm đối chứng) Dạy học bình thường - Khảo sát về mức độ hứng thú của HS trong học tập. - Kiểm tra kiến thức của học sinh. 3. Quy trình nghiên cứu a) Chuẩn bị của giáo viên - Soạn nội dung bài học trên Worl, power point, Storyline hoặc lựa chọn bài giảng có sẵn trên mạng Internet... b) Khảo sát hứng thú của HS trước khi tác động - Xây dựng thang đo hứng thú: khi xây dựng thang đo, chúng tôi đã lấy ý kiến của GV trong nhóm chuyên môn (nhóm Lịch sử) và góp ý của một số chuyên gia trong giáo dục (G.S Nguyễn Thị Nhân Ái – Khoa Tâm lí giáo dục, Trường ĐHSPHN, tiến sĩ Nguyễn Văn Cường – Đại học tổng hợp Postdam, CHLB Đức). - Khảo sát hứng thú học sinh ở hai lớp để xác định sự tương đương về hứng thú của các nhóm tham gia nghiên cứu. c) Tiến hành tác động Ở các lớp thực ngiệm: Sử dụng giải pháp mới: dùng phương pháp lớp học đảo ngược đối với nội dung bài học. - Học sinh chia sẻ với nhau những nội dung kiến thức (GV đã giao nội dung học tập cho học sinh tự học ở nhà từ tiết học trước.) các em đã lĩnh hội được từ việc tự học ở nhà bằng nhiều hình thức (thuyết trình trước lớp, thảo luận nhóm, cặp đôi...). - GV tổ chức và điều phối tiết học bằng cách theo dõi các hoạt động của học sinh, tháo gỡ những khó khăn (nếu các em gặp phải). - GV kiểm tra kiến thức tự học của học sinh bằng cách ra một số bài tập, hoặc câu hỏi cho học sinh tự làm. - GV tổng hợp và chốt nội dung kiến thức bài học. - GV giao nhiệm vụ mới cho tiết học sau. - Ở lớp đối chứng: Dạy học bình thường trên lớp. - Thời gian dạy: theo phân phối chương trình Bảng 3: Ngày dạy Tiết theo PPCT Tên bài Ghi chú 30/10/2019 10 Bài 8: Nước Mĩ 6/11/2019 11 Bài 9: Nhật Bản 13/11/2019 12 Bài 10: Các nước Tây Âu d) Khảo sát hứng thú và kiểm tra kiến thức của HS sau khi tác động - Khảo sát hứng thú của học sinh 2 lớp bằng bảng thang đo hứng thú. - Kiểm tra 1 tiết về kiến thức xoay quanh nội dung của những bài dạy có sử dụng PP lớp học đảo ngược (3 lần). e. Phân tích xử lí, dữ liệu f. Viết báo cáo kết quả 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Chúng tôi thu thập dữ liệu về kiến thức và thái độ thông qua việc: - Sử dụng thang đo thái độ trước và sau khi học của hai lớp để đo sự thay đổi về hứng thú của HS đối với nội dung được học. - Bài kiểm tra kiến thức sau thời gian tác động đối với 2 lớp (bảng so sánh kết quả bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử của 2 lớp 9C (lớp sử dụng PP lớp học đả ngược để tác động) và lớp 9B (lớp dạy bình thường, không có tác động). 4.1 Đo lường hứng thú Trước và sau khi tác động, chúng tôi tiến hành khảo sát hứng thú học tập đối với môn Lịch sử ở hai lớp thực nghiệm (9C) và lớp đối chứng (9B). (Phiếu khảo sát ở phần phụ lục). 4.2 Đo lường kiến thức Kết quả xếp loại học lực môn Lịch sử ở năm học lớp 8 cho thấy trình độ 2 lớp tương đương nhau. Sau tác động, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ở lớp thực nghiệm (9C) và lớp đối chứng (9B) (Đề kiểm tra và kết quả kiểm tra ở phần phụ lục) IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích kết quả về hứng thú học tập của HS Bảng 4: Phân tích kết quả về hứng thú học tập Lớp thực nghiệm (9C) Lớp đối chứng (9B) KQKS trước tác động KQKS sau tác động KQKS trước tác động KQKS sau tác động Điểm Tb bài KT thang đo lường thái độ 5,25 7,75 5,05 5,25 Biểu đồ so sánh kết quả khảo sát hứng thú Qua bảng dữ liệu trên, ta rút ra nhận xét sau: Trước tác động: Chênh lệch điểm khảo sát trước tác động là 0,2 điểm cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 lớp ĐC và TN không có ý nghĩa, chứng tỏ mức độ hứng thú của 2 lớp là tương đương. Sau tác động: Điểm TB của lớp thực nghiệm là 7,75 của lớp đối chứng là 5,25. Chênh lệch điểm TB: Điểm TB của lớp TN cao hơn điểm TB của lớp ĐC là: 2,5, cho thấy điểm TB của hai lớp là có sự khác biệt rõ rệt. 2. Phân tích kết quả về kiến thức Bảng 5: Phân tích kết quả về kiến thức Lớp thực nghiệm (9C) Lớp đối chứng (9B) KQKS trước tác động KQKT sau tác động KQKT trước tác động KQKT sau tác động Điểm Tb bài KT 5,5 6,75 5,25 5,5 Biểu đồ về kết quả học tâp Qua bảng dữ liệu trên, ta rút ra nhận xét sau: Trước tác động: Điểm TB của lớp TN là 5,5 và lớp ĐC là 5,25. Như vậy, chênh lệc điểm khảo sát trước tác động là 0,25 điểm cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2 lớp ĐC và TN không có ý nghĩa, chứng tỏ mức độ kiến thức của 2 lớp là tương đương. Sau tác động: Điểm TB của lớp thực nghiệm là 6,75 của lớp đối chứng là 5,5. Chênh lệch điểm TB: Điểm TB của lớp TN cao hơn điểm TB của lớp ĐC là: 1,25, cho thấy điểm TB của hai lớp là có sự khác biệt rõ rệt. Ta kết luận: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược vào việc dạy học bộ môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 ở Trường THCS Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên là một biện pháp hữu hiệu, mang lại kết quả cao trong việc giảng dạy. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu, chúng ta đã trả lời cho 2 câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu là: áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 9 Trường THCS Xuân Trúc. Áp dụng PP lớp học đảo ngược là điều rất cần thiết trong việc áp dụng những PPDH tích cực, phù hợp với nhà trường hiện đại và chủ trương tích cực háo hoạt động của học sinh trong học tập, làm cho các em chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, tạo hứng thú học tập và từ đó nâng cao kết quả học tập của các em. Sử dụng PP lớp học đảo ngược cũng phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng là học để biết, học để làm và học để cùng chung sống, học để sống với chất lượng cao. - Thứ nhất: Góp phần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. - Thứ hai: Rèn luyện cho các em kĩ năng tìm hiểu, phâm tích, đánh giá, xử lí các thông tin hợp lí, sáng tạo. - Thứ ba: Tạo điều kiện để các em nêu lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Nhìn chung không khí học tập rất sôi nổi, hào hứng. Các em cho rằng với hình thức học này, các em chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và có cơ hội để đào sâu kiến thức Vì thế giờ học Lịch sử không còn nhàm chán theo kiểu truyền thống (thầy đọc – trò ghi). 2. Khuyến nghị a. Đối với giáo viên Cần nắm bắt được tâm lí lứa tuổi của học sinh, phát huy được tối đa sở trường của các em (thích khám phá, thích tự do trong việc chiếm lĩnh kiến thức) để từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em. Cần chuẩn bị nguồn tư liệu (nội dung bài học) chi tiết, cụ thể, rõ ràng để giao cho các em về nhà. Cần kiểm tra, giám sát được việc tự học ở nhà của các em, tránh hiện tượng một số học sinh ỷ lại, không chịu học tập, còn lệ thuộc vào thầy. b. Đối với học sinh Cần có ý thức tự giác trong học tập, tích cực trong việc làm bài tập c. Đối với tổ, nhóm chuyên môn Đề nghị tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình này vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Ân Thi, ngày 28 tháng 11 năm 2020 Người nghiên cứu Th.s Hoàng Thị Hà VI. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (2019): Tài liệu tập huấn GV & CBQL trường THPT về NCKHSPƯD. 2. Nguyen Van Cuong (2020): Kế hoạch phát triển chiến lược Trường Olympia (2020 – 2025). 3. https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-tai-truong-fulbright/flipped-classroom-lop-hoc-dao-nguoc-la-gi/. 4. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N25186/Lop-hoc-dao-nguoc-%E2%80%93-Kich-hoat-sang-tao-the-he-Z.htm. VII. PHỤ LỤC Thang đo thái độ đối với môn Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Xuân Trúc Thái độ với môn Lịch sử Rất đúng (5) Đúng (4) Bình thường (3) Không đúng (2) Rất không đúng (1) 1. Em có thích học tập môn Lịch sử không? 2. Em dành bao nhiêu thời gian cho môn học này trong một tuần? 3. Kiến thức, kĩ năng của môn Lịch sử có tác dụng rất thiết thực đối với em. 4. Em tích cực tham gia giờ học môn Lịch sử. 5. Môn Lịch sử không phải là môn quan trọng nên em dành ít thời gian cho môn học. 6. Em không thích áp dụng ổng hợp bài 8: Nươc Mĩ Tổng hợp bài: Các nước Tây Âu Bài tập của bài: Nhật Bản XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG: THCS XUÂN TRÚC Tổng điểm . Xếp loại TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ÂN THI Tổng điểm Xếp loại .............. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH – TRƯỞNG PHÒNG
File đính kèm:
- de_tai_nang_cao_hung_thu_va_ket_qua_hoc_tap_bo_mon_lich_su_c.docx