Đề tài Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề (học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên)

1. Tóm tắt

Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh đang là một vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay.

Là một giáo viên Ngữ văn THPT, tôi nhận thấy cần phải nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống.

Nghiên cứu được giới hạn trong việc “Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phầm “Chí Phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 11 trường THPT Bình Xuyên. Lớp 11A4 là lớp thực nghiệm và lớp 11A5 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận thức của học sinh: Lớp thực nghiệm đã có nhận thức cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,35; điểm trung bình bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,76. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0,00065<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao làm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên.

 

doc 9 trang cucpham 28/07/2022 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề (học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề (học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên)

Đề tài Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề (học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên)
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG YÊU THƯƠNG, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO HỌC SINH VỀ GIÁ TRỊ SỐNG YÊU THƯƠNG, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN)
NGƯỜI NGHIÊN CỨU: NGUYỄN NỮ KHÁNH HƯƠNG
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
Tóm tắt 
Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh đang là một vấn đề cấp thiết của xã hội hiện nay. 
Là một giáo viên Ngữ văn THPT, tôi nhận thấy cần phải nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống. 
Nghiên cứu được giới hạn trong việc “Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phầm “Chí Phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 11 trường THPT Bình Xuyên. Lớp 11A4 là lớp thực nghiệm và lớp 11A5 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến nhận thức của học sinh: Lớp thực nghiệm đã có nhận thức cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,35; điểm trung bình bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,76. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0,00065<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao làm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên.
2. Giới thiệu
Qua thăm lớp trước tác động, tôi thấy nhiều học sinh chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Giải pháp thay thế:
Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao nhằm nâng cao được nhận thức của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Vấn đề nghiên cứu: 
Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao có nâng cao được nhận thức của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề không?
Giả thuyết nghiên cứu: 
Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao làm nâng cao được nhận thức của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn trường THPT Bình Xuyên vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPƯD:
- Giáo viên: Người thực hiện nghiên cứu là người trực tiếp giảng dạy đã có kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm cao.
 – Nguyễn Nữ Khánh Hương Giáo viên dạy lớp 11A4 – Lớp thực nghiệm 
 - Nguyễn Nữ Khánh Hương – Giáo viên dạy lớp 11A5– Lớp đối chứng
- Học sinh: Hai lớp được chọn có nhiều điểm tương đồng nhau: 
+ Về tỷ lệ giới tính:
Bảng 1: Giới tính của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên
Số học sinh các nhóm
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 11A4
42
21
21
Lớp 11A5
44
20
24
+ Về ý thức học tập, các em ở hai lớp này tương đương nhau.
+ Về thành tích học tập, hai lớp tương đương nhau về điểm số môn Văn.
b. Thiết kế
* Lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương tương.
- Chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng:
+ Chọn lớp 11A4 làm nhóm thực nghiệm
+ Chọn lớp 11A5 làm nhóm đối chứng
- Chọn kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra được thiết kế riêng để kiểm tra nhận thức của các em về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định sự tương đương giữa các nhóm.
- Kết quả kiểm tra trước tác động: Kết quả bài kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 2: Kết quả kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,32
6,70
p=
0,08
p= 0,08>0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
* Thiết kế nghiên cứu:
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
O1
Dạy học có lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề
O4
* Phép kiểm chứng: sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
c. Quy trình nghiên cứu
- Chuẩn bị bài của giáo viên:
+ Giáo viên: Nguyễn Nữ Khánh Hương dạy lớp đối chứng (11A5): Thiết kế kế hoạch bài học không lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
+ Người nghiên cứu, giáo viên Nguyễn Nữ Khánh Hương dạy lớp thực nghiệm (11A4): Thiết kế kế hoạch bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Tiến trình dạy thực nghiệm: 
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ/Ngày
Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
Thứ 6 (29/11/2013) – tiết 2
11A4
53
“Chí Phèo” (Nam Cao) 
Thứ 4 (27/11/2013) – tiết 4 
11A5
53
“Chí Phèo” (Nam Cao) 
d. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút được thiết kế riêng – môn Văn lớp 11
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút được thiết kế riêng– môn Văn lớp 11.
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,76
7,35
Độ lệch chuẩn
0,76
0,77
Giá trị p của T-test
0,00065
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,77
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00065<0,05 , cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 
SMD =
7,35 - 6,76
0,76
= 0,77
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,77 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề đến nhận thức của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao làm nâng cao được nhận thức của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình =7,35, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =6,76. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,59. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra sau tác động là SMD=0,77. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là p=0,00065<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Hạn chế
Nghiên cứu này sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, môn Ngữ văn là một giải pháp rất tốt. Tuy nhiên, bài giảng có tổng kết bài học được thiết kế bằng sơ đồ tư duy, sử dụng iMindMap 5, do đó yêu cầu người giáo viên cần có trình độ về CNTT.
5. Kết luận và khuyến nghị
a. Kết luận
Việc lồng ghép giáo dục giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề khi giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao làm nâng cao được nhận thức của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên về giá trị sống yêu thương, kỹ năng giải quyết vấn đề.
b. Khuyến nghị
Đối với giáo viên: 
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Chủ động, sáng tạo tìm ra phương pháp dạy học tích cực mới.
6. Tài liệu tham khảo
Thư viện bài giảng điện tử: Violet.vn
Phan Trọng Luận, 2006, SGK Ngữ văn 11 (tập một), NXB Giáo dục.
Nhóm tác giả, 2010, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng 11, NXB Giáo dục.
Nguyễn Thúy Hồng, 2010, Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng 11, NXB Giáo dục.
Dự án Việt Bỉ, 2010, Tài liệu NCKHSPƯD , NXB ĐH Sư Phạm.
Lê Nguyên Long, 1994, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục.
Phan Trọng Luận (Chủ biên), 2006, Sách Giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1, NXB Giáo dục.
Trần Thanh Đạm, 1971, Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại, NXB Giáo dục

File đính kèm:

  • docde_tai_long_ghep_giao_duc_gia_tri_song_yeu_thuong_ky_nang_gi.doc
  • doc1-Trang bia - Chi pheo_xong.doc
  • doc2.Kế hoạch nghiên cứu_Chi pheo_xong.doc
  • doc3.Muc luc-Chi pheo_cap nhat lai so trang.doc
  • doc5-ke hạch bài giảng_Chi pheo tiet 2.doc
  • doc6-DE VA DAP AN_Chi pheo tiet 2.doc
  • xls7.Bang diem-Chi pheo_xong.xls
  • doc9.PHIẾU ĐÁNH GIÁ_Chi pheo_xong.doc