Đề tài Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa chương trình chuẩn Lớp 10

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.

 Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu quyết tâm là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức cánh mạng thế giới (WTO). Đó là niềm tự hào, thành quả to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo được cả thế giới công nhận, đồng thời cũng đặt ra các yếu tố bức thiết về nhân tố con người. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự thành công trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập thế giới, chính vì vậy nguồn nhân lực cần phải được phát triển cả về số lượng, chất lượng. Yêu cầu này đặt nặng lên vai ngành giáo dục và đào tạo.

 

doc 20 trang cucpham 8600
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa chương trình chuẩn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa chương trình chuẩn Lớp 10

Đề tài Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa chương trình chuẩn Lớp 10
Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 10.
I. Cơ sở lý luận:
1. Căn cứ khoa học:
	Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
	Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu quyết tâm là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức cánh mạng thế giới (WTO). Đó là niềm tự hào, thành quả to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo được cả thế giới công nhận, đồng thời cũng đặt ra các yếu tố bức thiết về nhân tố con người. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự thành công trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập thế giới, chính vì vậy nguồn nhân lực cần phải được phát triển cả về số lượng, chất lượng. Yêu cầu này đặt nặng lên vai ngành giáo dục và đào tạo.
	Trước yêu cầu đó, Bộ giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tiến hành công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình sách giáo khoa mới được đổi mới từ cách biên soạn đến nội dung, hình thức, cách sử dụng. Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Căn cứ vào thực tiễn sách giáo khoa mới, chúng ta có thể thấy các nhà biên soạn sách đã biên soạn theo đúng quy luật của sự nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Sách giáo khoa là nơi cung cấp thông tin cho người học, với sự đa dạng của các kênh thông tin (kênh chữ, kênh hình ảnh). Những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của người biên soạn vắng mặt tạo ra cho người đọc sự nhìn nhận đánh giá khách quan, buộc người học phải tư duy, suy nghĩ để nhận thức tri thức. Người giáo viên phát huy vai trò dẫn dắt người học từ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận. Trước một cuốn sách mới, việc dạy học theo phương pháp truyền thống " Thầy đọc - trò chép" không còn phù hợp nữa, thói quen học tập thụ động của người học cần phải phá bỏ. Với phương pháp dạy học tích cực, đặt người đọc vào tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình. Từ đó nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, nâng cao trình độ tự học, năng động, sáng tạo của người học.
	Như vậy, người giáo viên không phải chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn phải hướng dẫn tư duy hành động, giúp học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động. Rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không những là biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn.
	Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 đưa vào áp dụng trong các trường Trung học phổ thông chưa đầy một năm, người làm công tác giảng dạy cũng chỉ trải qua một vài lần cho mỗi bài giảng, việc khai thác thông tin ở các kênh hình ảnh trong sách giáo khoa là tùy thuộc vào năng lực, hiểu biết của mỗi giáo viên giảng dạy. Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa có một tài liệu nào để hướng dẫn khai thác hình ảnh trong sách giáo khoa để phục vụ cho bài giảng lịch sử, sinh viên chưa có hướng dẫn đầy đủ trong quá trình đào tạo ở bậc đại học. Làm thế nào để những hình ảnh trong sách giáo khoa lịch sử trở thành kênh quan trọng trong quá trình nhận thức lịch sử, đó là trăn trở, suy nghĩ của bản thân cũng như của nhiều giáo viên đang giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trường Trung học phổ thông hiện nay.
	Là một giáo viên đang công tác ở một trường Trung học phổ thông (THPT) Dân lập, bề dày lịch sử của trường mới chỉ có 7 năm, nhà trường đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tài chính, vì vậy thư viện của nhà trường chỉ có sách giáo khoa và sách giáo viên, các tài liệu tham khảo còn hạn hẹp. Học sinh của trường trình độ đầu vào so với các trường công lập còn quá thấp, nhiều em gia đình đang còn gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện đầu tư vào tài liệu tham khảo, kiến thức các em có được chủ yếu là ở việc tiếp thu trên lớp.
	Từ tình hình thực tế chung của các giáo viên đang giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trường THPT và tình hình thực tế riêng ở nơi đơn vị công tác, tôi muốn chọn vấn đề " Khai thác kênh hình ở một số bài lịch sử trong sách giáo khoa lớp 10" để nghiên cứu, xem như một đề tài vừa rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, vừa tìm tòi tài liệu từ các nguồn khác nhau nhằm góp phần cung cấp những thông tin bổ ích bổ sung cho các hình ảnh và gợi ý cho học sinh nhận thức thông tin qua các tranh ảnh này, mong góp một phần nào đó cho việc nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp mới, góp phần thực hiện quyết tâm của trường, của ngành và của Sở GD-ĐT trong năm học 2006 - 2007 với quyết tấm đổi mới phương pháp dạy và học.
	Do đây là vấn đề mới, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự cho nên còn nhiều điều cần phải suy nghĩ. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp.
II. Nội dung:
	Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến.
	ở bài này, giáo viên chú ý khai thác tập trung hai công trình kiến trúc lớn của Trung Quốc thời phong kiến đó là cố cung Bắc Kinh và Vạn lý trường thành.
1. Hình toàn cảnh Cố cung Bắc Kinh: Hình 13 - Trang 32.
	Cố cung Bắc Kinh ở Trung Quốc.
	Giáo viên cung cấp thông tin về hình ảnh toàn cảnh cố cung Bắc Kinh.
	Cố cung là quần thể kiến trúc cổ, với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố cung do hai nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sài Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh Vĩnh Lạc thứ 4 (năm 1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.
	Cố cung xưa kia được gọi là Tử cấm thành (theo thần thoại: Tử vi viên ở trên trời là nơi ở của Thiên đế, nên gọi nơi ở của Hoàng đế là Tử cấm thành). Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc hai triều đại Minh - Thanh, từ Minh Vĩnh Lạc 19 (1421) đến hết thời nhà thanh (1911).
	Bố cục Cố cung được xây dựng trên khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2, xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào rộng 52m, 4 góc thành có 4 tháp canh, 4 cửa thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ môn, Thần vũ môn, Đông hoa môn, Tây hoa môn. Các kiến trúc quan trọng của Cố cung đều nằm trên một trực đường Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.
	Ngọ môn là cửa chính để vào Cố cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Các kiến trúc trong Cố cung chiếu theo chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: Ngoại triều và Nội đình. Ngoại triều là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: Điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau. Còn Nội đình cách Ngoại triều một quảng trường rộng, nội đình là nơi Hoàng đế và Hoàng gia ở và làm việc. Kiến trúc trong nội đình tuy rất nhiều toà nhà khác nhau nhưng vẫn theo bố cục chủ thứ, và theo tứ tự cấp bậc, ngôi thứ trong Hoàng gia, nhằm thề hiện chủ thứ phân minh, nói lên mối quan hệ luận thường phong kiến Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, vợ cả, vợ lẽ...
	Tóm lại trong cố cung có khoảng 100 toà cung điện với 860 gian lớn nhỏ. Ngày nay cố cung có viện bảo tàng Cố cung trưng bày rất nhiều đồ dùng mỹ nghệ quý giá bằng đồng, ngọc, gốm cùng các tranh ảnh của các đời vua còn lưu lạc. Các đồ trưng bày là lời giới thiệu thể hiện cuộc sống xa xỉ của các vương triều phong kiến Trung Hoa. Riêng Từ Hy Thái Hậu mỗi bữa cơm tốn 100 lạng bạc, cuộc sinh nhật của bà 60 tuổi tiêu tốn 4.386.204 lượng bạc.
2. Một đoạn Vạn lý Trường Thành. Hình 14 - trang 35.
	Vạn lý Trường Thành là bức thành vạn dặm, dài tới 6.700km (nếu kể cả các đoạn thành phụ thì dài hơn) Nó nằm vắt ngang địa phận 6 tỉnh miền Tây và Bắc Trung Quốc, băng qua những vùng địa thế cực kỳ hiểm trở, núi cao, khe sâu, rừng rậm, nó bắt đầu được xây dựng từ thời chiến quốc ( 420 - 221 T.CN). Thời đó các nước Yên, Triệu, Tần đã chọn những nơi hiểm yếu nhất để xây thành nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của các nước lân bang, đặc biệt là của tộc Hung Nô.
	Năm 221 T.CN, Tần Thuỷ Hoàng tiêu diệt 6 nước Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Tề, Sở, thống nhất cả Trung Nguyên. Vào năm 215 Tần Thuỷ Hoàng cho quân phản kích Hung Nô thu lại phần đất phía nam Hung Nô và sau đó xây nối tiếp các đoạn thành mà các nước đã xây từ trước thành một dải, đồng thời gia cố thêm cho vững chắc hơn, công trình tiến hành trong 10 năm trời mới tạm hoàn thành. Dưới mưa tuyết và cái lạnh làm nước đóng băng ở Miền Bắc, dưới khí hậu khắc nghiệt của Miền Tây, qua những tháng ngày lao động cực khổ trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ, hàng vạn dân phu đã bị vùi xác nơi chân tường thành. Trải qua các triều đại, Vạn lý Trường Thành được tu bổ, tôn tạo cho vững chắc. Đặc biệt là triều Minh đã tiến hành việc tu bổ trong khoảng 100 năm liên tục.
Trường Thành còn lại đến ngày nay về quy mô, hình thể của Trường Thành triều Minh, Trường Thành do 4 bộ phận hợp thành: Tường thành, cửa ải, đài thành, phong hoả đài. Cửa ải thường được xây dựng ở những nơi hiểm yếu, đấu nối giao thông, vây quanh cửa ải thường có một vài vòng tường thành bảo vệ, bố trí nhiều công sự, đường hoà chiến đấu, như một pháo đài, có lực lượng vũ trang tinh nhuệ đồn trú. Tường thanh cao từ 7 - 8 m, rộng từ 5 - 6m, xây bằng gạch vồ, đá tảng. Trên đỉnh tường thành phía ngoài có xây dựng các lá chắn, tạo thành hình răng lược, có lỗ châu mai để quan sát và ngắm bắn. Thân tường phía trong cứ cách khoảng 200m lại có bậc thang lên xuống. Bộ binh, kỵ binh có thể di động, bố trí thuận lợi ngay trên đỉnh tường thành để tác chiến. Phía bên ngoài tường thành trên những cao điểm, cứ cách ... h đỏ trên một nền rất cao, sừng sững giữa trời xanh là một vòm tròn cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi cao 75m, chung quanh còn có 4 vòn tròn nhỏ hơn. ở 4 góc lại vươn lên 4 tháp nhọn cao tới 40m. Trong lăng có rất nhiều đường diềm chạm khắc bằng 12 thứ đá quý, trang trí theo phong cách truyền thống ấn Độ. Tại chính giữa gian phòng rộng lớn, sáng sủa ở tầng 2 là hai chiếc quan tài bằng đá cẩm thạch màu hồng nhạt, được trang trí bằng các hoa văn thực vật và các hàng chữ A Rập rút ra từ kinh Ko Ran. Nhưng trong các quan tài này không có di cốt của người đã khuất. Hai quan tài đó chỉ là tượng trưng cho những quan tài thật ở tầng dưới. Theo quan niệm của đạo Hồi, từ các quan tài thật linh hồn người chết bay lên nhập vào các quan tài ở tầng trên, để từ đó vượt qua vòm mái lên trời tới ngai vàng của thánh Ala. Di cốt của Hoàng hậu và vua Gia han đặt trong hai quan tài ở tầng dưới.
	Ta - giơ Ma - han đã được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người ấn Độ và trở thành một trong những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc nhân loại.
	Giáo viên sau khi cho học sinh xem hình ảnh và cung cấp những thông tin có chọn lọc về hình ảnh, hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi sau:
	1. Công trình này được xây dựng nhằm mục đích gì ? phục vụ cho ai ?
	2. Công trình này được xây dựng chứng tỏ điều gì ?
	3. Việc xây dựng công trình này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân ? 
	Học sinh trả lời xong giáo viên khái quát.
	- Công trình này được xây dựng để phục vụ cho việc chôn cất Vua và Hoàng hậu sau khi qua đời.
	- Nó thể hiện uy quyền của nhà Vua, tài năng của nhân dân ấn Độ.
	- Để xây dựng được công trình này Vua Gia Han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ, sức lao động của nhân dân, làm cho xã hội bị chia rẽ và khủng khoảng.
Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc ở đông nam á
1. Toàn cảnh đô thị cổ Pa - gan ( Mi an ma) Hình 21 - trang 48.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
	1. Quốc gia Pa-gan ra đời vào thời gian nào ? ở đâu ? nó có vai trò như thế nào đối với vương quốc Mi an ma ?
	2. Nhìn vào hình 21 và 22 em hãy cho biết tôn giáo nào rất hưng thịnh ở đô thị cổ Pa-ga và Inđônêxia.
	Hs. Nghiên cứu quan sát trả lời, Giáo viên khái quát.
	Quốc gia Pa-gan ra đời thế kỳ thứ X, trên lưu vực sông I - ra - oa - đi, vào giữa thế kỷ XI nó mạnh lên, thống nhất lãnh thổ, mở đầu quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Mi an ma. Vì vậy người Mi an ma nói rằng, ai tới Mi an ma mà chưa tới Pa-gan thì chẳng khác gì người khát nước chưa tìm tới chân nguồn nước. Pa-gan là cuội nguồn của đất nước Mi an ma, là khởi đầu 
của mọi sự bắt đầu. Văn hoá, tinh thần và nhà nước của Mi an ma, tất cả đều bắt nguồn từ đây.
	Thời kỳ rực rõ của Pa-gan là vào thế kỷ XII, đây được gọi là thế kỉ hoàng kim của lịch sử Mi an ma. Sự hưng thịnh của đô thành này gắn liền với tên tuổi của vua A - ni - ru - đa - người đã thống nhất đất nước, biến Pa-gan thành thủ đô của đất nước, trở thành một trung tâm của Phật giáo.
	Diện tích của Pa-gan rất rộng, khoảng 40km2, số lượng các công trình kiến trúc được cơ quan khảo cổ học của Mi - an - ma xác định là 2.300. Nếu tính cả di tích đổ vỡ thì con số đó lên tới gần 5.000. Trong số các đền, chùa, tháp, miếu có một số công trình đồ sộ cao tới 50 - 60m. ở đây hầu hết các chùa, tháp đều có màu tối hoặc đỏ thẫm và thường là bị hư hại, chỉ một số ít còn giữ lại được màu trắng của tường vôi và ánh vàng rực rõ của những đỉnh chóp dát vàng. Tiêu biểu cho các ngôi chùa ở pa-gan là chùa Suê Đa gôn (chùa vàng) chùa có đỉnh cao 10m, gồm 7 vành đai bằng vàng, một cái tụ bằng bạc, đỉnh chóp là một quả cầu vàng, trên có cắm cờ giáo cũng bằng vàng... đây là biểu tượng của nước Mi - an - ma.
	Cuối thế kỷ thứ XIII, Pa-gan sụp đổ bởi bàn tay xâm lược của quân Mông cổ.
2. Toàn cảnh khu điện tháp Bô - rô - bu - đua ( In đô nê xi a) Hình 22 - trang 49.
	Bô - rô - bu - đua là ngôi đền tháp Phật giáo lớn ở trung tâm đảo Java, nó được xây dựng vào khoảng năm 850 - thời kỳ trị vì của vương triều Phật giáo Sai lin đra. Ngôi đền nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng kê đu phì nhiêu, xanh ngắt và phía sau là cả một dãy núi màu lam, làm cho ngôi đền càng thêm nổi bật.
	Đền tháp Bô - rô - bu - đua bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, kế tiếp nhau, toàn bộ ngôi đền cao 42m, chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123m. Nhưng nếu đi hết các bậc, các hồi lang của 12 tầng lên tới đỉnh tháp thì phải lên tới 5km.
	Tầng thứ nhất, từ chân đồi lên, hình vuông, mỗi cạnh hướng về một phương rõ rệt, giữa mỗi cạnh có một khoảng rộng, có hai con sư tử chầu hai bên, hình thù khá đồ sộ.
	Tầng thứ 2 cách tầng thứ nhất 1,52m, được xây theo hình đa giác 20 cạnh, gần như bao quanh lấy sườn đồi. Tuy nhiên vẫn có 4 cạnh lớn hướng về 4 phương trời, giữa có 4 tầng cấp. Hai bên tầng cấp có lan can uốn cong rất duyên 
dáng. Cuối lan can là một đầu voi rất to, trong miệng ngoạm cả một con sư tử, còn đầu lan can kia là một đàn sư tử, mõm mở rộng, lưng tựa vào tường.
	Từ tầng thứ hai trở lên có hình dạng vuông, riêng 3 tầng trên cùng có hình dạng tròn, trên mỗi tầng có xây dựng nhiều đền đài, miếu mạo, cái lớn nhất ở giữa, hai bên là những cái bé hơn, trên cùng của các hình tháp là cái mái tròn hình chuông.
	Tất cả các bậc thêm từ tầng 1 đến tầng 9 đều được phủ kín bằng phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, về các sự tích trong sách Phật giáo, về thế giới của các Phật, các Bồ tát, các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, về thiên đàng, về địa ngục... Riêng 3 tầng trên cùng phẳng phiu, trơn nhẵn, có 72 tháp chuông hình mắt cáo, bên trong có đặt 72 tượng Phật ngồi.
	Ngôi đền tháp Bô - rô - bu - đua , sau khi vương triều Phật giáo Sai len đra sụp đổ, đã bị bỏ và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ. Vào năm 1814 ngôi đền được nghiên cứu và tu bổ lại. Năm 1970 với sự giúp đỡ của tổ chức UNESCO, 600 nhà phục chế có tên tuổi thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đô la.
	Ngày nay tháp Bô - rô - bu - đua đã được phục hồi, nó xứng đáng là một trong những kỳ quan nổi tiếng của Châu á.
III. Kiểm tra đánh giá:
1. Chuẩn bị.
	Sau các bài học gợi ý khai thác kênh hình, giáo viên soạn câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh. Dựa trên cơ sở đó để đánh giá hiệu quả giảng dạy.
	- Kiểm tra lớp 10 H - có 47 học sinh
	- Kiểm tra lớp 10 G - có 43 học sinh.
	Trong đó: Thực nghiệm là lớp 10H, lớp đối chứng là lớp 10G.
2. Nội dung kiểm tra:
A. Trắc nghiệm:
1. Các giai cấp chính trong xã hội phong kiến Trung Quốc là:
	A. Địa chủ, nông dân	B. Quý tộc, nô lệ
	C. Quý tộc, nông dân công xã	C. Chủ nô, nô lệ.
2. Các công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc là:
	A. Kim tự tháp	B. Cố cung Bắc Kinh, Vạn lý Trường Thành.
	C. Vườn treo Babilon.	C. Đền Pac - tê - nông.
3. Phật giáo có nguồn gốc từ:
	A. ấn Độ	B. Trung Quốc
	C. In đô nê xi a	D. Mi - an - ma.
4. Trong các công trình kiến trúc sau, công trình nào chịu ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo.
	A. Lăng mộ Ta - giơ ma han	B. Chùa hang A - gian - ta
	C. Tháp Bô - rô - bu - đua 	D. Cả B và C.
5. Điều đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các đầu câu sau:
	a. Một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc là do tầng lớp vua, quan ăn chơi xa xỉ, ra sức bóc lột nông dân, không chú trọng vào sản xuất.
	b. Cố cung Bắc Kinh được xây dựng dưới thời Đường.
	c. Đông Nam á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá ấn Độ.
	d. Đô thị cổ Pa - gan chịu ảnh hưởng của văn hoá Hồi giáo.
B. Tự luận:
	1. Nêu những thành tựu của nền văn hoá Trung Quốc.
	2. Các vương quốc Đông Nam á đã chịu ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ như tế nào ? 
3. Thống kê kết quả kiểm tra:
Lớp
Sĩ số
0 - <2
2 - <5
5 - < 6,5
6,6 - <8
8 - <10
TB trở lên
10H
47
6
10
11
15
5
31
10G
43
8
14
14
4
3
21
	Giữa hai lớp cùng ban cơ bản, lớp thực nghiệm 10H đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng 10G.
IV. Kết luận:
	- Việc khai thác tốt các kênh hình ảnh trong sách giáo khoa phục vụ bài giảng sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh, vì vậy sẽ đem lại hiệu quả giáo dục tích cực hơn. Nó giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng và lâu quên hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống thiếu hình ảnh sinh động.
	- Để khai thác tốt các kênh hình, thì các kênh hình ảnh trong sách giáo khoa cần được phóng to, in ấn bằng màu sắc tươi sáng hơn, như vậy sẽ góp phần lớn hơn vào việc nhận thức của người học và người dạy.
	- Đối với các kênh hình ảnh trong sách giáo khoa, người giáo viên cần có những định hướng cụ thể để các em có thể vừa tiếp thu trên lớp, vừa có thể tìm hiểu thêm ở nhà thông qua sách báo, phim ảnh...
V. Tài liệu tham khảo
1. Bộ GD-ĐT, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Lịch sử, NXB Giáo dục - 2000.
2. Phan Ngọc Liên (CB) Kiến thức Lịch sử 10 (Chương trình chuẩn và nâng cao) NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh - 2006.
3. Hoài Thanh ( Biên dịch) 100 kì quan thế giới, NXB Trẻ - 2001.
4. Lương Minh (CB) Lịch sử Thế giới cổ đại, NXB Giáo dục - 1995.
5. Lương Minh ( CB) Lịch sử các nước Đông Nam á, NXB Giáo dục - 1998.
6. Đặng Đức An (CB) Những mẫu chuyện Lịch sử Thế giới, Tập 1, NXB Giáo dục - 1998.
7. Đặng Đức An (CB)Những mẫu chuyện Lịch sử Thế giới, Tập 2, NXB Giáo dục - 1998.
8. Bùi Đẹp - Di sản Thế giới - tập 1 - XNB Trẻ - 2002.
9. Bùi Đẹp - Di sản Thế giới - tập 2 - XNB Trẻ - 2002.
10. Bộ GD & ĐT , Lịch sử 10 - Sách giáo viên - NXB Giáo dục
10. Bộ GD & ĐT , Lịch sử 10 - Sách giáo khoa - NXB Giáo dục.
Mục lục
I/ Cơ sở lý luận:  Trang 1
	1. Căn cư khoa học: 	Trang 1
	2. Cơ sở thực tiển: 	Trang 2
II/ Nội dung : Trang 3
	Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến	Trang 3
	Bài 6: Cac quốc gia ấn và văn hoá truyền thống ấn Độ	Trang 8
	Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá da dạng của ấn độ Trang 10
	Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc ở Đông Nam á Trang 11
III/ Kiểm tra đanh giá: 	 Trang 16
IV/ Kết luận: 	 Trang18

File đính kèm:

  • docde_tai_khai_thac_kenh_hinh_o_mot_so_bai_lich_su_trong_sach_g.doc