Đề nghị luận xã hội: Tự học

Giải thích: Trước hết ta cần phải hiểu “học” là gì, tự học là gì?

 Học là gì?

o Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Học” là gì? “Học” đó là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm của loài người

o Mục đích của việc học: là để biết, để làm việc, để chung sống, để tự khẳng định mình đúng như bốn trụ cột mà UNESSCO đã nêu ra, từ đó đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.

o Ta có thể học ở thầy cô, bạn bè, sách vở và các phương tiện truyền thông

o Đối tượng học: là tất cả mọi người đều cần phải học từ trẻ đến già, từ nam đến nữ, từ người đang đi làm hay người đã nghỉ hưu.

o Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội

o Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp, học rồi ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản, học phải đi đôi với hành.

 Vậy tự học là gì?

o Tự học là tự giác, chủ động, tích cực trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức, hoàn thiện bản thân

o Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.

Những người tự học thường có những thói quen: thường xuyên ghi chép sổ tay, luôn lắng nghe, quan sát kỹ, đến thư viện hoặc hội thảo chuyên đề, đọc sách báo .

 

doc 4 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Tự học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Tự học

Đề nghị luận xã hội: Tự học
TỰ HỌC
1. MB
Lê- nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang sống trong nền kinh tế tri thức, đòi hỏi mọi người phải luôn học ở mọi lúc mọi nơi để theo kịp sự phát triển của xã hội. Để đạt được điều này tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
2.TB
a.Giải thích: Trước hết ta cần phải hiểu “học” là gì, tự học là gì?
Học là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Học” là gì? “Học” đó là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm của loài người 
Mục đích của việc học: là để biết, để làm việc, để chung sống, để tự khẳng định mình đúng như bốn trụ cột mà UNESSCO đã nêu ra, từ đó đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.
Ta có thể học ở thầy cô, bạn bè, sách vở và các phương tiện truyền thông 
Đối tượng học: là tất cả mọi người đều cần phải học từ trẻ đến già, từ nam đến nữ, từ người đang đi làm hay người đã nghỉ hưu. 
Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội 
Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp, học rồi ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản, học phải đi đôi với hành.
Vậy tự học là gì? 
Tự học là tự giác, chủ động, tích cực trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức, hoàn thiện bản thân
Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.
Những người tự học thường có những thói quen: thường xuyên ghi chép sổ tay, luôn lắng nghe, quan sát kỹ, đến thư viện hoặc hội thảo chuyên đề, đọc sách báo ...	
b.Bàn luận
Ý nghĩa: Tự học có tác dụng gì?
Tự học có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết, tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức mới chứ không phải tiếp nhận kiến thức một cách máy móc. 
Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bù đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn.
Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, chủ động luyện tập thực hành, ghi nhớ kiến thức rất tốt, nhanh chóng hình thành kĩ năng.
Tự học sẽ giúp mọi người luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. 
 Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Từ đó ta trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. 
Nếu biết tự học ta sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm bớt việc đi học thêm mà lại không thực sự tiếp thu được tri thức, đỡ tốn tiền của cha mẹ lại giữ gìn được sức khỏe. 
Khi tự học, ta mới phát hiện ra được năng lực của bản thân. Từ đó ta sáng suốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai mà không chọn nhầm nghề.
Khi tự học, tình cảm giữa ta và thầy cô, cha mẹ cũng tốt đẹp hơn vì cha mẹ, thầy cô không phải nhắc nhở ta trong việc học tập.
Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, nếu ta không tự học thì ta không thể cập nhật kiến thức, không thể làm, không thể chung sống và không thể tự khẳng định mình được.
Đồng thời việc tự học còn rèn luyện cho ta tính tự lập, tự chủ, tự tin trong cuộc sống. Vì thế mà người tự học thường thành công
Tự học cũng rèn cho ta rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp: kiên trì, khiêm tốn, tự trọng, trung thực, biết ơn, bao dung, . Người tự học luôn biết trân quý những giá trị của cuộc sống do đó ta được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ tự hào. 
Tự học giúp ta luôn sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Tự học mang lại niềm hứng khởi từ việc nhận thức rõ ràng những gì xung quanh, làm chủ kỹ năng, tìm thấy chính mình, và nuôi dưỡng sự hiếu kỳ về thế giới có rất nhiều điều tuyệt vời để khám phá.
Tự học sẽ thay đổi cuộc đời bạn, bạn sẽ trở thành phiên bản đỉnh nhất của chính mình. “Thái độ học-chủ-động sẽ nâng cấp cuộc sống của bạn từ trắng đen lên hàng triệu màu sắc”.
Xã hội mà ai cũng có ý thức tự học thì sẽ luôn tốt đẹp, phát triển, hiện đại, văn minh.
Dẫn chứng chứng minh
Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ tự học mà Bác biết rất nhiều ngoại ngữ: Pháp, Nga, Trung
Hay Macxim Gorki- một nhà văn lớn đầu thế kỉ 20 của nước Nga. Ông tự nhận trường đại học lớn nhất của mình là trường đời. Nhờ va vấp với xã hội từ sớm, ông đã tích lũy được một vốn sống phong phú từ chính những trải nghiệm cá nhân và trở thành nhà văn Nga vĩ đại.
Phê phán người k biết tự học
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó với kiểm tra thi cử. 
Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. 
Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. 
Những người có thói quen học vẹt, học tủ, học đối phó nếu không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi
Nếu không có thói quen tự học : (ngược lại với tác dụng)
c.Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức: Như vậy tự học là vô cùng hiệu quả, ít tốn kém, phù hợp với mọi đối tượng
Thái độ: Vì thế mọi người cần không ngừng tự học.
Hành động:
Để thực hiện việc tự học ta cần phải xác định được mục đích chân chính của việc học là để biết, để làm, để chung sống, để tự khẳng định mình. 
Mỗi người cần xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng
Tự mình nắm vững nội dung tri thức và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Từ đó ở lớp ta cần nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết liên kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc, từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. 
Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. 
Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớp hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó. 
Ta có thể tự học từ những người thần tượng - những người có ý chí, nghị lực, những người truyền cho ta cảm hứng, học từ những thất bại của bản thân.
Đặc biệt, ta phải học ở các phương tiện truyền thông, học trực tuyến, chăm chỉ đọc sách, rèn cho mình một thói quen đọc. Nếu mỗi ngày ta đọc khoảng 1 tiếng thì khối lượng kiến thức sẽ tăng lên rất nhanh chóng.
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Biết vận dụng kiến thức tự học: Ứng dụng thực tế. giá trị của kiến thức phải được thể hiện qua hành động hoặc sản phẩm. Vì thế để tự đánh giá được thành tựu học tập của mình, bạn nên tìm cách đưa các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi. Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó giúp ta có kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ-> ta mới thành đạt trong cuộc sống	
3.KB
Tự học luôn là phương pháp học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng, thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi
Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau góp phần xây dựng dất nước.
Câu nói hay về tự học
Thái độ học-chủ-động sẽ nâng cấp cuộc sống của bạn từ trắng đen lên hàng triệu màu sắc.
Nếu tự học bạn có thể chạy nhanh hơn, hoàn thành nhiều việc hơn, và sống vui hơn một người anh chị em sinh đôi cùng trứng của bạn k tự học.
“Mỗi ngày tôi phải tự nhủ rằng mình cần học thêm một điều gì đó. Tôi luôn tự nhủ rằng những thứ mình chưa biết chẳng qua là mình chưa được học, nếu được học rồi chắc chắn mình sẽ biết.” , Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu
Qua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. T Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết: "Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu (nguyên bộ trưởng Bộ Đại học và chuyên nghiệp) trong một buổi nói chuyện trước sinh viên Bách khoa Hà Nội năm 1970 đã nhấn mạnh: "Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa".
Tạp chí Korean Times cũng đưa ra một khái niệm về chân dung của người trí thức mới. Đó là người biết dùng thái độ tự học và kỹ năng tự học để thường xuyên tiếp cận với cái mới, để học hỏi cái mới, từ đó làm nên cái mới của chính mình, mang tính sáng tạo ngày càng cao.NGUYÊN NHÂN ÍT TỰ HỌC
Nguyên nhân trực tiếp do chính nền giáo dục của chúng ta. Chương trình nặng nề cũng như cách dạy và học nhồi nhét, không dành thời gian cho tự học và không khuyến khích sự sáng tạo. Còn nguyên nhân gián tiếp nhưng không kém phần quan trọng là do xã hội chúng ta chưa thật sự coi trọng việc sử dụng người có thực học và thực tài.
Chúng ta kém trong tự học trước hết là vì động cơ học tập đôi khi chỉ là bằng cấp, chứng chỉ mà không phải là những kỹ năng, kiến thức để làm việc. Chúng ta kém trong tự học vì kỷ luật cá nhân kém. Có người lên những kế hoạch lớn lao nhưng rồi đầu voi đuôi chuột, không giữ được việc thực hiện kế hoạch. Chúng ta kém trong tự học vì chúng ta ngại hỏi, ngại học ở những người khác. Trong lớp học, khi giáo viên hỏi “Các em có thắc mắc gì không?”, rất hiếm khi có phản hồi. Cũng hiếm thấy hình ảnh một thầy giáo lớn tuổi ngồi nghe đồng nghiệp trẻ hơn giảng bài.
Và học sinh, sinh viên của chúng ta còn yếu trong khả năng tự học là bởi chúng không được khuyến khích tự học, không được dạy cách tự học. Không được khuyến khích tự học vì chúng phải học trên lớp quá nhiều (có những trường dạy nguyên ngày, rồi còn học thêm ở trung tâm, học với giáo viên ở nhà). Không được khuyến khích tự học vì làm toán theo mẫu, làm văn theo mẫu nên tự học sẽ không được điểm cao.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, việc chúng ta kém trong tự học có nguyên nhân nằm trong chính bản thân chúng ta. Và cũng đừng vội trách các em kém trong tự học. Lỗi này trước hết thuộc về người lớn, trong đó có cả gia đình, nhà trường và xã hội.

File đính kèm:

  • docde_nghi_luan_xa_hoi_tu_hoc.doc