Đề nghị luận xã hội: Trang phục và văn hóa của giới trẻ

Thực trạng

 Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vẫn gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba, vẫn phổ biến. Một vài kiểu trang phục mới cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới xuất hiện ồ ạt. Trang phục này vừa tiện lợi vừa thanh lịch lại thể hiện bản sắc của dân tộc.

 Mặt khác họ có sự tiếp nhận sáng tạo các xu hướng phát triển của thế giới. Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang nhã nhặn lại còn thể hiện sự hiện đại, trẻ trung. Thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.

 Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ có dấu hiệu lệch lạc trong phong cách ăn mặc. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Có chiếc áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu, vẫn thường xuất hiện trên đường phố.Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào

 Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng. Kể cả những nơi tôn nghiêm, thành kính như sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.

 

docx 4 trang cucpham 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Trang phục và văn hóa của giới trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Trang phục và văn hóa của giới trẻ

Đề nghị luận xã hội: Trang phục và văn hóa của giới trẻ
TRANG PHỤC VÀ VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ
Người xưa có câu "người đẹp vì lụa", điều đó khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp, nhân cách con người. Xã hội phát triển, vấn đề thời trang càng trở nên quan trọng đối với đời sống của mỗi người, nhất là giới trẻ.
1.Trang phục, trang phục văn hóa	
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ, 
Trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người.
Thực trạng 
Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vẫn gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba, vẫn phổ biến. Một vài kiểu trang phục mới cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới xuất hiện ồ ạt. Trang phục này vừa tiện lợi vừa thanh lịch lại thể hiện bản sắc của dân tộc.
Mặt khác họ có sự tiếp nhận sáng tạo các xu hướng phát triển của thế giới. Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang nhã nhặn lại còn thể hiện sự hiện đại, trẻ trung.. Thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ có dấu hiệu lệch lạc trong phong cách ăn mặc. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Có chiếc áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu, vẫn thường xuất hiện trên đường phố.Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào 
Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng. Kể cả những nơi tôn nghiêm, thành kính như sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
3.Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm này. Trước hết, là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của công nghệ internet. Điều này cho phép các bạn trẻ tiếp cận và tiếp nhận các kiểu trang phục của các dân tộc trên khắp thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân.
Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi, suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình một cách bồng bột. Họ thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng. 
Không chỉ thế, ngày nay, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ – những người luôn xuất hiện và gây ảnh hưởng đối với công chúng – thường xuất hiện trước công cúng với những kiểu trang phục gây sốc, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản văn hóa ấy vô tình được ca ngợi, đề cao, trở thành “mốt” được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng.
Thêm vào đó một số gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Chính vì thế mà một số bạn trẻ ăn mặc vô cùng phản cảm.
Hậu quả: Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại gây ra rất nhiều tác hại 
Người ăn mặc lố lăng, kì dị thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa, không muốn giao lưu, tiếp xúc với mình. Họ sẽ đánh giá là kẻ không có văn hóa, suy đồi về đạo đức.
Mặt khác, việc diện những bộ trang phục “khiêu khích” như thế này cũng chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng xâm hại tình dục đối với các bạn nữ ngày càng nhiều, mà chính các bạn đang là “đồng phạm” tiếp tay để cho những kẻ xấu có cơ hội thực hiện hành vi đồi bại với mình.
Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn tốn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt còn tốn nhiều thời gian lựa chọn ảnh hưởng đến học tập, công việc. Nếu ta dành thời gian, tiền bạc để học tập nâng cao sức khỏe, giá trị bản thân lại chẳng tốt hơn sao! 
Đặc biệt có những người khi đã “sành điệu” rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. 
5.Giải pháp điều chỉnh lối ăn mặc phản cảm của giới trẻ hiện nay
Có thể nói phong cách ăn mặc thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người, làm đẹp hơn cho xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại. Nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Để làm được điều đó, giới trẻ phải nâng cao văn hóa, năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ.
Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp với thị hiếu. Từ đó, phát huy nó trong thời đại mới. Đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lụa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức.
Còn nhà nước phải nghiêm cấm và phạt nặng các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. 
Tóm lại nhà văn Băng Sơn cho rằng: “trang phục đẹp là trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức, hợp với môi trường xung quanh”. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy luôn mặc làm sao cho thật phù hợp với mình, mọi người yêu mến và thành công trong cuộc sống.
n
SUY NGHĨ VỀ TRANG PHỤC CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
Cha ông ta có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. ĐÚng vậy! Từ xưa đến nay, cách ăn mặc, trang phục của mọi người vẫn luôn được quan tâm, chú ý. Đó không chỉ là hình thức, đó nó còn đánh giá một phần phẩm chất, đức tính của người đó. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần chú ý đến việc ăn mặc. Ăn mặc như thế nào cho đẹp, lịch sự, phù hợp với môi trường. Và một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó chính là trang phục của giới trẻ.
1.Trang phục, trang phục học đường	
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ, 
Trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người.
Trang phục truyền thống của học sinh bao đời nay là bộ đồng phục giản dị, là quần xanh hoặc đen, là áo trắng cùng với đôi dép quai hậu chỉn chu, lịch sự. Hay cũng có những trường học sinh mặc áo dài truyền thống duyên dáng, thướt tha.
Đặc biệt hơn, khi học sinh khoác lên mình những bộ đồng phục này là những học sinh giàu hay học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều như nhau. Người ta sẽ không có sự phân biệt về hoàn cảnh giàu nghèo vì ai cũng mặc như ai. Vì thế, những bạn có điều kiện tốt sẽ không có cơ hội để lên mặt khi được khoác lên người những bộ cánh sang trọng và ngược lại, những bạn học sinh nghèo sẽ không phải mặc cảm vì mình ăn mặc còn xuề xòa, kém sang hơn người khác. 
2.Thực trạng: Việc tuân thủ nội quy của nhà trường, khoác lên mình những bộ đồng phục khi đến lớp là nét văn hóa rất đẹp của học sinh. Nhưng thật đáng buồn, vì càng ngày càng có nhiều học sinh không ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi, với môi trường học đường. 
Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. 
Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. 
Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. 
Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. 
Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. 
Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người.
Các bạn cứ tưởng rằng những việc như thế sẽ làm cho các bạn đẹp hơn, xinh xắn hơn. Nhưng các bạn không nghĩ rằng những việc làm ấy không phù hợp với môi trường học đương.
3.Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều.
Những người ăn mặc như vậy cho rằng mặc thế để tỏ ra mình là người “văn minh”, “sành điệu”, “thức thời”, “hiện đại”. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn ngẩng cao đầu hãnh diện với mọi người. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. 
Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. 
Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen..
Công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã hội. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. 
4.Hậu quả
Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu chỉ là đánh giá học lực mà đạo đức cũng vô cùng quan trọng. 
Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gang; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy ác cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa. 
Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. 
Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.
5. Giải pháp
Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sang của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. 
Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. 
Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. 
Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!
Nhà văn Băng Sơn cho rằng: “trang phục đẹp là trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức, hợp với môi trường xung quanh”. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc làm sao cho thật phù hợp với mình, mọi người yêu mến, ngắm nhìn.

File đính kèm:

  • docxde_nghi_luan_xa_hoi_trang_phuc_va_van_hoa_cua_gioi_tre.docx