Đề nghị luận xã hội: Lòng tự trọng

Giải thích

 Khái niệm

o Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.

 Biểu hiện: suy nghĩ, lời nói, việc làm

o Tính “tự trọng” được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hằng ngày.

 Ví dụ như một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”.

 Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”.

 Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng”

o Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh.

o Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân.

o Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực.

o Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.

o Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa;

 

doc 11 trang cucpham 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Lòng tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Lòng tự trọng

Đề nghị luận xã hội: Lòng tự trọng
LÒNG TỰ TRỌNG
1.MB:
Thomas Szass đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Quả thực đúng như vậy, lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình.
2.TB:
a.Giải thích
Khái niệm
Lòng tự trọng tức là sự coi trọng, giữ gìn nhân cách, danh dự của bản thân. Lòng tự trọng là lòng yêu quý những giá trị bản thân, không vì những tác động xung quanh mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Lòng tự trọng đối với mỗi con người là hết sức quan trọng.
Biểu hiện: suy nghĩ, lời nói, việc làm
Tính “tự trọng” được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hằng ngày. 
Ví dụ như một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. 
Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. 
Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng”
Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. 
Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. 
Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. 
Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở.
Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa;
b.Bàn luận
Ý nghĩa: Đây là một nét tính cách ai cũng cần phải có bởi nó được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã đặt danh dự lên hàng đầu : “Đói cho sách, rách cho thơm”; “Tốt danh hơn lành áo”; “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” “Tiếng” ở đây chính là những nhận xét, đánh giá tốt đẹp của cộng đồng xã hội về một cá nhân nào đấy và điều đó sẽ được lưu truyền mãi mãi. 
Người có tính “tự trọng” luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Họ biết phân biệt đúng, sai, phải, trái; cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn thiếu thốn đến đâu, người có tính “tự trọng” vẫn luôn giữ nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự. 
Lòng tự trọng giúp ta hiểu rõ mình là ai, nhận ra phần hạn chế của chính mình, để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn. 
Tự trọng giúp ta thành công trong cuộc sống vì người có long tự trọng luôn tự giác, trách nhiệm trong học tập và trong công việc.
Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. 
Những người có lòng tự trọng luôn biết trân trọng những giá trị của cuộc sống, luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Họ dễ dàng chung sống, tự khẳng định được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy bản thân họ cũng luôn cảm thấy được sống cuộc sống thanh thản, hạnh phúc. 
Khi có long tự trọng thì các mối quan hệ xã hội sẽ được xd trên cơ sở của sự tôn trọng. Do đó xã hội sẽ tốt đẹp, phát triển, văn minh.
Một người tự trọng sẽ luôn thấy tự tin, hạnh phúc, biết trọng nhân cách của chính mình và tôn trọngngười khác. Do đó, họ có động lực mạnh mẽ trong hành động, biết định hướng trong tư duy, và luôn thể hiện tính người trong mọi hành xử. Người biết tôn trọng bản thân không chỉ có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào, biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần đến sự đánh giá tức thời của xã hội vì họ luôn quan tâm đến cộng đồng, đến trách nhiệm không chỉ với hôm nay mà cả với thế hệ mai sau.
 Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
Dẫn chứng
Thực tế đã chứng minh rằng, những con người có lòng tự trong thường đạt được thành công lớn và luôn được mọi người nể phục, kính trọng. 
Những bậc chính nhân quân tử nổi tiếng trong lịch sử như Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Cao Bá Quát và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh là gương sáng của lòng “tự trọng”, xứng đáng cho muôn đời con cháu noi theo. 	
Người Nhật Bản nổi tiếng là những người có lòng tự trọng và kỉ luật cao, điều đó đã khiến họ trở thành một quốc gia hùng mạnh như ngày hôm nay. Kĩ sư Nhật Bản Kishi Ryoichi trong quá trình xây dựng một cây cầu ở Thổ Nhĩ Kì đã bị đứt cáp. Ông đau đớn và suy sụp nặng nề, không lâu sau ông tự sát và viết thư để lại nhận trách nhiệm về mình. Có lẽ ông không phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố đó, nhưng với lòng tự trọng sâu sắc ông không thể tiếp tục sống mà lựa chọn cái chết. Cái chết của ông đã gây tiếc thương trong lòng nhiều người và người ta cũng càng kính nể hơn nữa lòng tự trọng của ông và của đất nước Nhật Bản.
Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
Phê phán
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Những người này đáng bị lên án, không được mọi người yêu quý.
Đồng thời ta cũng cần phải phân biệt lòng tự trọng với sự tự cao, luôn cho mình là quan trọng nhất, là đúng, không coi trọng ý kiến của người khác. 
Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mìnhnhư ng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn. 
Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. 
Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là "mảnh đất" tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ.
Phân biệt với tự ti luôn rụt rè, sợ hãi không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân.
Tự trọng
Tự ái
- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
-  Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
-  Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức
-  Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.
c.Bài học nhận thức và hành động? 
Nhận thức:
Hành động. Vậy làm thế nào để chúng ta có được lòng tự trọng?
Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết để có lòng tự trọng là cải thiện giá trị bản thân. Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo. "Núi cao còn có núi cao hơn", đừng tự thỏa mãn chính mình với những hiểu biết của bản thân. Tất cả mới chỉ như "giọt nước" ở trong "đại dương" rộng lớn. Hãy học cách lắng nghe, học cách tiếp thu, và đôi khi, học cách nuốt vào những lời phê bình, những nhận xét nghiêm khắc để lấy đó làm động lực cho chính mình cố gắng hơn và giỏi giang hơn.
Mỗi người cần sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối. Trung thực từ những điểu nhỏ bé nhất,khi ấy ta mới có thể có lòng tự trọng thực thụ.
Luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao, mà không cần đến sự nhắc nhở bảo ban.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. 
Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
3.KB
 Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần có, nó la thước đó, là tiêu chí làm nên giá trị bản thân con người. Lòng tự trọng giúp ta hướng đến những chuẩn mực, quy tắc chung của xã hội, làm việc tốt, nói điều hay, suy nghĩ lành mạnh, tích cực. Hãy bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình
“nghèo cho sạch rách cho thơm”
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Một lần bất tín vạn lần bất tin
Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. N
1.Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ  ... Người lớn: $10.00 
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí" 
Đọc xong, ông nói với người bán vé: 
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. 
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. 
- Vâng. 
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. 
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
4.Trẻ Mồ Côi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa. 
Cuối buổi học. 
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô. 
- Hát đi cô. 
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về". 
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen... 
Phía cuối lớp có tiếng xì xào: 
- Tao không có ba mẹ thì chào ai? 
- ... 
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
5. Lòng tự trọng của em
Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.
Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng – Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!
Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.
Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:
– Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.
6. Đứa trẻ bán vé số
“Vé số! Vé số! Chiều xổ đây!” Đó là tiếng rao của đứa trẻ trạc tuổi tôi mà mỗi lần đi ngang qua tiệm cà phê Ngọc Châu cạnh bờ hồ Trúc Giang thuộc trung tâm thị xã mà tôi thường nghe rất quen thuộc. Thú thật là tôi không biết tên bạn ấy và cũng không rõ nhà bạn ây ở chỗ nào? Nghe tiếng rao chào mời dẻo quẹo, hay hay, tôi và Vượng dừng lại nhìn cậu bạn rao mời hết bàn này đến bàn khác: “Cặp vé số gánh đẹp lắm anh ơi, mua giùm em! Còn cặp này số đẹp rồng bay, hay ra lắm! Và đây nữa, cặp nguyên sốthần tài, chú mua đi, chiều “dô” đây!” Lời chào mời của cậu vừa dịu dàng vừa tha thiết, làm cho khách hàng không có ý định mua cũng phải xiêu lòng mua vài ba tờ. Bất chợt có một vị khách ăn mặc sang trọng vẫy cậu tới, nói:
- Cặp “thần tài” bao nhiêu tờ hả cháu? 
- Dạ, năm mươi ạ! Vị khách cầm lấy cặp vé số, rồi rút bóp đưa cho cậu tờ giấy bạc một trăm nghìn loại tiền mới. Cậu cầm lấy, vẻ mặt hớn hở, cám ơn vị khách. Vị khách đi rồi, cậu tần ngần nhìn theo như muôn gửi lời chào cám ơn. Thế rồi, cậu mân mê tờ giấy bạc. Bỗng cậu hớt hơ hớt hải đuổi theo vị khách. Vừa chạy cậu vừa kêu to: - Chú gì ơi! Chờ cháu với! Chú trả dư tiền cho cháu một trăm ngàn, nè!
Ông khách cảm động xoa đầu cậu, nói:
- Cảm ơn cháu! Cháu là một đứa trẻ thật thà trung thực có lòng tự trọng. Chú biếu luôn cho cháu đấy! 
- Không! Cháu không nhận đâu. Chú mùa giùm cháu nhiều như thế là cháu cám ơn rồi
Nói xong, cậu nhét tờ giấy bạc năm mươi ngàn vào túi vị khách rồi tung chân sáo nhảy đi, miệng huýt gióbài gì đó không rõ.
7.Buổi học thể dục
Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người. Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! Cố lên!”.
Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!” – Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.
Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.
Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.
8.Sự tôn trọng dành cho ‘’gã ăn mày’’
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu người khởi nghiệp thất bại, có biết bao nhiêu người thất nghiệp không tìm được việc làm và có biết bao nhiêu người tốt nghiệp xong không tìm được công việc đúng chuyên môn mà mình đã học. Điều này là do đâu? Đó chủ yếu đều là do họ không định vị được vị trí của bản thân mình.
Một vị doanh nhân New York giàu có nhìn thấy một người đàn ông quần áo cũ rách bán bút chì ven đường, thấy vậy vị doanh nhân thương tình bèn bỏ lại cho người đàn ông 1 USD rồi vội vã rời đi.
Đi được vài bước, vị doanh nhân chợt nhận thấy mình làm như vậy là không ổn, liền quay lại chỗ người đàn ông bán bút chì nhặt vài cái bút, đồng thời xin lỗi và giải thích rằng ông ta vừa nãy quên không lấy bút, mong người đàn ông bán hàng đừng để bụng. Cuối cùng trước khi rời đi, vị doanh nhân này còn nói rằng: "Anh và tôi đều là doanh nhân, anh có hàng để bán, hơn nữa đều có giá trên mỗi sản phẩm."
Một thời gian sau, trong một bữa tiệc tối với các người bạn, một nhà doanh nhân ăn mặc lịch sự đã tới bắt tay vị doanh nhân New York nọ và tự giới thiệu: " Có thể ngài đã quên tôi, và tôi cũng không hề biết tên của ngài, nhưng tôi mãi mãi không bao giờ quên ngài, bởi ngài chính là người đã khiến tôi lấy lại sự tự trọng và sự tự tin. Tôi luôn nghĩ rằng, mình chỉ là một tên ăn mày bán bút chì ven đường cho đến khi gặp ngài và chính ngài đã bảo cho tôi biết rằng: Tôi cũng là một doanh nhân".
Vị doanh nhân New York cũng không hề ngờ rằng chỉ một câu nói đơn giản của mình đã khiến người đàn ông khốn khổ đó tái lập sự tự tin, đồng thời nỗ lực hết mình để đạt được thành quả như hiện giờ.
Câu chuyện trên cho ta thấy, làm người ai cũng mong muốn mình có được sự tôn trọng, và khi người bán bút chì nghèo khổ đó thiếu thốn tiền bạc, thiếu thốn sự tôn trọng thì vị doanh nhân New York kia lại tôn trọng anh ta, giúp anh ta tái lập lại lòng tự trọng, lấy lại được sự tự tin, không còn tự hạ thấp bản thân mình nữa và từ đó đi đến được thành công.
Không làm được trụ cột của xã hội thì chúng ta hãy làm một con ốc vít chắc chắn. Đừng mù quáng hùa theo đám đông để chôn vùi cá tính của mình, đừng để những thế tục bao phủ trái tim, đừng để sương mù che mắt, và đừng để bóng tối đưa bạn xuống vực thẳm, hãy nhận ra chính mình, tự định vị cho bản thân, và vì mơ ước mà vươn xa.
9. Câu chuyện về lòng tự trọng hay
Hoa và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền sinh hoạt Đoàn. An vốn dĩ nhà nghèo, bố mẹ đau ốm nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong ngừoi. Nên An đã quyết định vay tiền của Hoa để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Hoa ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn Hoa và hứa ba ngày nữa sẽ trả cho Hoa. Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Hoa, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền trả Hoa. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Hoa 60 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Hoa nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.
10. Lòng tự trọng giữa lòng thành phố
Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng "Thôi anh không mua đâu.". Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng "Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập" nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói 
_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít...
Trên đây là bài viết về Những câu chuyện về lòng tự trọng hay nhất.Qua những mẫu chuyện trên cho thấy.Lòng tự trọng là thứ chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy.Chỉ một phút mất cảnh giác bởi những cám dỗ chúng ta hoàn toàn có thể sẽ đánh mất đi lòng tự trọng.Và đánh mất đi chính mình.Chúc các bạn có những phut giây thoải mái nhất tại Vform nhé,và đừng quên để lại những nhận xét những mẫu chuyện hay về lòng tự trọng của chính các bạn nhé!

File đính kèm:

  • docde_nghi_luan_xa_hoi_long_tu_trong.doc