Đề nghị luận xã hội: Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin

Giải thích câu nói

- Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu “học” là gì?

o “Học” là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng của nhân loại dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ, ông bà, thầy cô hoặc tự học từ thực tế, bạn bè, và các phương tiên truyền thông.

o Quá trình này nhằm đến cái đích chung đó là làm phong phú hiểu biết của con người, giúp phát triển toàn diện nhân cách. Đặc biệt, học trang bị cho mỗi con người chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, những kĩ xảo nghề nghiệp từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của XH, đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.

- “Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao.

o Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng

o Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ. Đó là hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

- Còn học mãi? Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Khi chúng ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi chúng ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở.

 Như vậy câu nói “Học, học nữa, học mãi ” đã khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học, luôn học hỏi những điều chưa biết ở mọi lúc mọi nơi, học suốt đời để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

 

doc 2 trang cucpham 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin

Đề nghị luận xã hội: Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin
Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” – Lê nin
1.MB
Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ là khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường mà phải ở mọi lúc mọi nơi. 
Vì thế, Lê Nin đã khuyên nhủ mọi người “Học, học nữa, học mãi".	
2. TB:
a. Giải thích câu nói
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu “học” là gì? 
“Học” là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng của nhân loại dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ, ông bà, thầy cô hoặc tự học từ thực tế, bạn bè, và các phương tiên truyền thông.
Quá trình này nhằm đến cái đích chung đó là làm phong phú hiểu biết của con người, giúp phát triển toàn diện nhân cách. Đặc biệt, học trang bị cho mỗi con người chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, những kĩ xảo nghề nghiệp từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của XH, đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.
“Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. 
Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng 
Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ. Đó là hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn học mãi? Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Khi chúng ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi chúng ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. 
Như vậy câu nói “Học, học nữa, học mãi ” đã khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học, luôn học hỏi những điều chưa biết ở mọi lúc mọi nơi, học suốt đời để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.
b.Bàn luận:
Ý nghĩa: Tại sao cần phải làm như vậy?Thế tại sao cần " học, học nữa, học mãi " ? 
Trí nhớ là hữu hạn, có cái học rồi lại quên. Nếu không học thì.
Vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như đại dương mênh mông còn sự hiểu biết của mỗi con người trong chúng ta chỉ như giọt nước mà thôi. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có bao phát minh mới ra đời, kiến thức nhân loại luôn phát triển từng ngày. Vì thế chúng ta phải luôn học tập không ngừng, để mở rộng tầm hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống,...
Nếu ta không “học, học nữa học mãi” thì ta sẽ ngu dốt, kiến thức nghèo nàn, lạc hậu rồi sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình cũng như xây dựng đất nước. Bởi vậy “học và chỉ có học nữa, học mãi” thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.
Không chỉ học lúc trẻ mà cả già.
Người luôn học hỏi thì họ sẽ biết nhiều. Do đó sẽ biết trân quý giá trị của cuộc sống, họ có ý chí nghị lực, có lòng thương người, khiêm tốn vì họ luôn cho rằng hiểu biết, bao dung vì họ hiểu k ai là hoàn hảo..
Luôn học tập khiến ta dễ dàng chung sống, khẳng định được giá trị của bản thân, thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, quý trọng.
Phê phán: Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Hiện nay, trong nhà trường còn có những học sinh được bố mẹ dốc toàn bộ sức lực và hi vọng cho con đến lớp nhưng con lại lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp rồi thì ko chịu tiếp tục học hỏi. NHững người như vậy thật đáng bị chê trách. 
c.Muốn như thế phải làm như thế nào nhỉ? 
Nhận thức:: Đây là một lời khuyên vô cùng giá trị.
Hành động: Để làm được điều đó, chúng ta cần
Ở lớp: chú ý nghe thầy cô, ghi chép bài đầy đủ
Ở nhà, tự học bài, học nhóm với bạn
Chúng ta phải chủ động,chịu khó học hỏi, tìm hiểu những thứ mới, đi nhiều nơi để gặp nhiều người mới để học tập những kinh nghiệm bổ ích, những điều hay lẽ phải từ họ. 
Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp ta học hỏi được rất nhiều điều hay như từ Internet ta có thể biết được nhiều điều bổ ích, học được nhiều thứ thú vị mà ta chưa hề biết. 
Ngoài ra, sách báo cũng là nơi mà ta cần học hỏi. Sách là một kho táng vô tận, là nơi ghi lại nhiều đìều tinh tuý của nhân loại,...
Tóm lại, có rất nhiều phương tiện học tập nhưng để việc học đạt kết quả tốt, chúng ta phải xác định động cơ học tập, cần có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập hiệu quả. Học ở mọi lúc, mọi nơi.Có như vậy thì chúng ta mới luôn thành công.
3.KB:
“Học, học nữa, học mãi” là lời khuyên vô cùng hữu ích. Vì thế mà mỗi chúng ta phải học tập thật nhiều, học không mệt mỏi, học bất kì lúc nào và bất kì nơi đâu. Có như thế, chúng ta mới làm chủ mọi công việc, mới thành công, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. 

File đính kèm:

  • docde_nghi_luan_xa_hoi_giai_thich_cau_hoc_hoc_nua_hoc_mai_cua_l.doc