Đề nghị luận xã hội: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người

Khiêm tốn là gì? Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?

 Là gì?

- Khiêm tốn (hay còn gọi là khiêm nhường, khiêm cung) là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân. Khiêm tốn là không kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là hơn người khác, luôn hướng về phía tiến bộ. Khiêm tốn cũng là không ngừng học hỏi ở người khác và trong cuộc sống.

 Biểu hiện

- Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn luôn thể hiện sự trân trọng và tri ân của mình đối với thành quả lao động. Bởi đó là kết tinh của sức lực và tinh thần, của tình yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống mà bản thân mình phải giữ gìn.

- Người có đức tính khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có. Họ không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.

- Người có đức khiêm tốn thường rấy nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời. Người khiêm tôn luôn đề cao tri thức và sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng. Chủ đích của người khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

- Người có lòng khiêm tốn luôn khiêm nhường học hỏi, theo đuổi tận cùng các giá trị tốt đẹp. Họ luôn biết tôn trọng tri thức, con người và đề cao những gì tốt đẹp, chuẩn mực trong cuộc sống. Người khiêm tốn cũng luôn giữ gìn nhân cách lành mạnh và cao thượng.

- Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể. Họ luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên. Họ luôn là người giàu khát vọng, có ý chí vươn cao, vươn xa đạt được những thành tựu lớn lao và cống hiến hết mình cho xã hội.

- Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác. Không bao giờ so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc. Trong công việc họ luôn cầu tiến, tương trợ lẫn nhau, khiêm nhường lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm một cách chân thành.

 

docx 19 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề nghị luận xã hội: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người

Đề nghị luận xã hội: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người
Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người- DƯƠNG LÊ
1.Mở bài
Muốn được người khác yêu mến và kính trọng ta cần phải khiêm tốn. Khiêm tốn, giản dị là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người.
2.Thân bài
a.Khiêm tốn là gì? Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?
Là gì?
Khiêm tốn (hay còn gọi là khiêm nhường, khiêm cung) là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân. Khiêm tốn là không kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là hơn người khác, luôn hướng về phía tiến bộ. Khiêm tốn cũng là không ngừng học hỏi ở người khác và trong cuộc sống.
Biểu hiện
Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn luôn thể hiện sự trân trọng và tri ân của mình đối với thành quả lao động. Bởi đó là kết tinh của sức lực và tinh thần, của tình yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống mà bản thân mình phải giữ gìn.
Người có đức tính khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có. Họ không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.
Người có đức khiêm tốn thường rấy nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời. Người khiêm tôn luôn đề cao tri thức và sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng. Chủ đích của người khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác..
Người có lòng khiêm tốn luôn khiêm nhường học hỏi, theo đuổi tận cùng các giá trị tốt đẹp. Họ luôn biết tôn trọng tri thức, con người và đề cao những gì tốt đẹp, chuẩn mực trong cuộc sống. Người khiêm tốn cũng luôn giữ gìn nhân cách lành mạnh và cao thượng.
Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể. Họ luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên. Họ luôn là người giàu khát vọng, có ý chí vươn cao, vươn xa đạt được những thành tựu lớn lao và cống hiến hết mình cho xã hội.
Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác. Không bao giờ so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc. Trong công việc họ luôn cầu tiến, tương trợ lẫn nhau, khiêm nhường lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm một cách chân thành.
b.Bàn luận
Tại sao sống phải có lòng khiêm tốn?
Khiêm tốn là một trong những đức tính tiêu biểu, cao quý của con người, là một mẫu đức của dân tộc ta. Đây cũng là một đức tính quý báu của cha ông ta.
Người sống có lòng khiêm tốn luôn được người khác kính trọng, yêu thương và giúp đỡ. Bởi thế người có đức tính khiêm tốn luôn dễ thành công trong cuộc sống.
Người có đức tính khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết. Nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người.
Sống có lòng khiên tốn sẽ giúp ta loại bỏ mọi thói hư tật xấu, thanh lọc tâm hồn, nâng cao nhân cách, tăng cường tình yêu cuộc sống và niềm tin tưởng vào con người.
Tri thức là vô tận, bởi thế phải khiêm nhường học hỏi để tiến bộ. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả một thiên tài. Không biết thỏa mãn, đố kị, ghen tuông với thành tự của người khác sẽ khiến ta thấp hèn, đau khổ.
Sống có lòng khiêm tốn sẽ khiếm ta bình tâm vượt qua trở ngại, hạn chế được những vấp váp do vội vã trên đường đời. Sống có lòng khiêm tốn sẽ giúp ta có đủ thời gian để cảm nhận và thêm yêu cuộc sống, biết trân trọng các giá trị hiện có và nhìn rõ được những cơ hội ở tương lai.
Người sống có đức tính khiêm tốn sẽ trở thành mẫu mực là tấm gường sáng để người khác học hỏi, noi gương.
Những tấm gương sáng về đức tính khiêm tốn
Các bậc vĩ nhân đều là những tấm gương sáng ngời về đức khiêm tốn. Dù đạt nhiều thành tựu trong cuộc đời, cống hiến hết mình cho sự tiến bộ của xã hội nhưng hầu hết họ đều xem như thế là chưa đủ. Họ suốt đời học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Bởi thế, nhà bác họcDacuyn đã từng ân cần khiêm tốn nói với con gái: “Bác học không cón gnhiax là ngừng học” biểu hiện rực rỡ tính khiêm tốn ở con người.
Bác Hồ của chúng ta là một người khiêm tốn, thậm chí rất khiêm tốn. Giữ chức vụ cao nhất của Nhà nước ta, là một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới. Người được ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”, nhưng Người vẫn chỉ xem mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân với lòng khiêm tốn vô hạn. Tấm gương cuộc đời Bác là một định nghĩa hết sức sinh động về sự khiêm tốn.
c.Bài học nhận thức và hành động. Làm thế nào để rèn luyện đức tính khiêm tốn?
Để rèn luyện được tính khiêm tốn trước hết phải sống bao dung. Sống bao dung giúp ta nhận rõ lẽ đúng sai, hơn kém. Người khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống.
Hãy biết ơn và biết trân trọng những giá trị hiện có trong cuộc sống. Sống biết thể hiện lòng thành kính đối với các bậc cha ông đi trước đã có công tạo dựng cuộc sống cho chúng ta thụ hưởng. Lòng biết ơn giúp ta nhận ra những thiếu sót của mình. Nó giúp ta biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác và chân thực nhìn ra những khía cạnh của mình một cách đúng đắn nhất.
Không bao giờ so sánh thiệt hơn, biết lắng nghe và thấu hiểu, biết cảm nhận cuộc sống bằng chính tâm hồn chân thiện của mình. Biết sống đúng theo những chuẩn mực được xã hội công nhận và đề cao. Không khoe khoa, tự phụ hay đề cao bản thân. Biết chấp nhận giới hạn và nhu cầu của bản thân ở mức cân bằng, không có lòng tham hay sự thù ghét người khác.
Biết kính trọng người giỏi (hiểu biết hơn mình) và nhường nhịn giúp đỡ người yếu (chưa biết) hơn mình. Chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện. Biết ơn những gì mình đã nhận được. Biết ơn mọi người xung quanh mình, vì có họ mới có tổ chức, có môi trường của mình, và mới có sự tồn tại của mình ở đây.
Tất cả vì sự hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân. Ham học hỏi, khiêm nhường học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ người khác thành công là bí quyết thành công của các thiên tài.
Hiểu như thế chúng ta mới thấy rằng, bản chất thật của con người thì quí trọng hơn những giá trị chóng qua bên ngoài. Vì thế, tập luyện sống khiêm tốn đúng mức sẽ giúp chúng ta đi tới sự thật ấy. Khiêm tốn sẽ sinh hoa quả bình an, tự tại.
3.Kết bài:
Khiêm tốn là một đức tính cần có ở mỗi người. Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này. Bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ. Kể cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.
Nghị luận về tính khiên tốn
1.Mở bài
Để thành công trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng và yêu thương, mỗi người cần hình thành và bồi dưỡng cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính không thể thiếu đó là sự khiêm tốn. (Nghị luận tính khiêm tốn)
2.Thân bài
a.Giải thích +biểu hiện
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, sự kính nhường, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao (cầu) sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao gờ chịu chấp nhân sự thành công của cá nhân mình  trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng  cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Người có đức tính khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Lúc nào họ cũng tỏ ra thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.	
b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn?
Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm học thêm mãi mãi.
Sống rất cần có sự khiêm tốn bởi chỉ có khiêm tốn, tự kiềm chế tính kiêu ngạo tự mãn, ra sức lắng nghe, học hỏi để kiện toàn bản thân hơn nữa. Mỗi sự tiến bộ của bản thân trong học thức là điều kiện tiên quyết khẳng định mọi thành công. 
Có đức tính khiêm tốn sẽ giúp ta có đượcbình tĩnh, tự tin và sáng suốt khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, vươn tới thành công.
Người có đức tính khiêm tốn, sống chuẩn mực. luôn được mọi người yêu mến, hợp tác và hỗ trợ. Thái độ nhã nhặn, lịch sự, cầu thị luôn là những yếu tố thuyết phục lòng người. Bởi thế, những bậc vĩ nhân thường hết sức khiêm tốn khi nói về bản thân và sự nghiệp của mình.
Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý.
c.Ta cần làm gì để có được đức tính khiêm tốn?
Để có được đức tính khiêm tốn, trước hết ta phải biết sống bao dung, sống vì mọi người, không tham lam, gỉ dối hay hận thù người khác. Một khi tâm hồn rộng mở, lòng tham không còn, đức tính khiêm tốn tự khác sẽ có.
Sách Thượng Thư viết “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”. Khổng Tử cũng cho rằng nếu khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người. Cuộc sống luôn vận động theo quy luật nhân quả, tạo tác điều tốt đẹp tất sẽ nhận lại được điều tốt đẹp tương xứng.
Để khiêm tốn cũng cần phải sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Lòng biết ơn giúp ta biết sống đúng lẽ phải, biết quý trọng công sức và của cải, biết sống tương trợ hòa đồng với mọi người. Không ai có tự mình làm nên tất cả. Kế thừa và phát huy các thành quả ... n so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm học thêm mãi mãi.
Tôi không chối cãi với bạn, là con người khi đã tự tạo cho mình một tài năng cao siêu, quán chúng, một địa vị lẫy lừng, một tiếng tăm vang dội, tạo được cho mình một đời sống ấm no ai lại không ấy đó làm mừng. Nhưng, thưa bạn, đối với chính cá nhân con người là như thế, song bạn có dám quả quyết là những tài ba ấy, những kinh nghiệm ấy, những khôn ngoan ấy có thể là một định luật bất di bất dịch đối với tất cả mọi người không? Bạn có đủ tin tưởng rằng với những thứ mình đã thực hiện được trên đời không ai có không. 
Tôi tin tưởng là không bao giờ, và tôi còn dám cả quyết là con người dù tài bao nhiêu chăng nữa, cái tài ấy, cái khôn ngoan hiện hữu ấy vẫn không bao giờ quả quyết là không ai hơn được. Những ai còn tin tưởng như vậy là sai lầm, là khờ dại, là chưa biết nghệ thuật xử thế.
Tôi xin bạn nhớ cho rằng tài cán con người là một chuyện đương nhiên, nhưng tài quán chúng tuyệt đối với tất cả mọi người là một chuyện khác, con người chúng ta chỉ hơn được người là ở đó. Có những kẻ nhỏ hơn ta, thua kém ta, nhưng nếu so sánh với mọi người thì thật là điều vô lý vô cùng.
- Nếu bạn là một người tài giỏi, tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn.
- Nếu bạn là một nhà nghệ sĩ tài hoa ư?
- Xã hội còn khối người tài hoa hơn bạn hàng trăm lần.
- Nếu bạn là một nhà triệu phú ư?
- Xin thưa, ngoài trường đời còn lắm người tỷ phú giàu sang phú quý hơn bạn gấp nghìn lần v.v
- Einstein – nói về cái tôi & sự hiểu biết: Hãy luôn khiêm tốn để sự hiểu biết được nhiều hơn
Sức mạnh của con người nằm ở chỗ nhận biết về sự thật của mình. Và đức tính Khiêm tốn sẽ giúp bạn nhận ra chính bạn rõ hơn và thật hơn. 
Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
9.TÍNH KHIÊM NHƯỜNG
Để thành công trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng và yêu thương, mỗi người cần hình thành và bồi dưỡng cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính không thể thiếu đó là sự khiêm tốn. (Nghị luận tính khiêm tốn)
Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người. Vậy khiêm tốn là gì?
Là gì? Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử thế hàng ngày. 
Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. 
Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. 
Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. 
Tại sao? Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. 
Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. 
Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi thế nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh và có được những mối quan hệ gần gũi và thân thiết. 
Phê phán mặt trái
Trong cuộc sống ngày nay còn rất nhiều người coi trọng danh tiếng, đẳng cấp và quyền lợi. Họ sẵn sàng giành giật những điều tốt đẹp về mình mà sẵn sàng đụng chạm đến những quyền lợi của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp nhưng vì nhiều người cùng ham muốn đạt được, chẳng ai biết khiêm nhường, chẳng ai chịu lùi ra sau mà gây nên bao tranh giành, thù oán và chia rẽ. 
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, tự mãn, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu, dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Làm gì? Thế nên mỗi người trong chúng ta cần phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này bởi nó đem lại hạnh phúc cho con người, giúp chúng ta chung sống hòa bình, yêu thương mà không có lòng đố kỵ ghen ghét. 
Muốn thế chúng ta phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này. Cuộc sống có rất nhiều thử thách để ta rèn luyện đức tình này. 
Chúng ta phải học cách nhường nhịn, phải biết bước xuống để nhường cho kẻ yếu thế hơn ta bước lên dù ta có thừa khả năng để làm điều đó, đừng quá hiếu thắng, quá tham vọng, đừng để “cái tôi” lên trên lợi ích của tập thể. 
Hãy tập sống để trở thành 1 con người biết nhường nhịn, đừng quá mưu cầu danh lợi là chúng ta đã bước dần trên con đường khiêm tốn.
Tóm lại, khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công của mỗi người. Bởi thế mỗi chúng ta không ngừng rèn luyện bản thân để có được đức tính đó?
Nghị luận về tính khiên tốn
1.Mở bài
2.Thân bài
a.Giải thích +biểu hiện
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, sự kính nhường, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao (cầu) sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao gờ chịu chấp nhân sự thành công của cá nhân mình  trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng  cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Người có đức tính khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Lúc nào họ cũng tỏ ra thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.	
b.Tại sao con người lại phải khiêm tốn?
Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm học thêm mãi mãi.
Sống rất cần có sự khiêm tốn bởi chỉ có khiêm tốn, tự kiềm chế tính kiêu ngạo tự mãn, ra sức lắng nghe, học hỏi để kiện toàn bản thân hơn nữa. Mỗi sự tiến bộ của bản thân trong học thức là điều kiện tiên quyết khẳng định mọi thành công. 
Có đức tính khiêm tốn sẽ giúp ta có đượcbình tĩnh, tự tin và sáng suốt khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, vươn tới thành công.
Người có đức tính khiêm tốn, sống chuẩn mực. luôn được mọi người yêu mến, hợp tác và hỗ trợ. Thái độ nhã nhặn, lịch sự, cầu thị luôn là những yếu tố thuyết phục lòng người. Bởi thế, những bậc vĩ nhân thường hết sức khiêm tốn khi nói về bản thân và sự nghiệp của mình.
Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý.
c.Ta cần làm gì để có được đức tính khiêm tốn?
Để có được đức tính khiêm tốn, trước hết ta phải biết sống bao dung, sống vì mọi người, không tham lam, gỉ dối hay hận thù người khác. Một khi tâm hồn rộng mở, lòng tham không còn, đức tính khiêm tốn tự khác sẽ có.
Sách Thượng Thư viết “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”. Khổng Tử cũng cho rằng nếu khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người. Cuộc sống luôn vận động theo quy luật nhân quả, tạo tác điều tốt đẹp tất sẽ nhận lại được điều tốt đẹp tương xứng.
Để khiêm tốn cũng cần phải sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Lòng biết ơn giúp ta biết sống đúng lẽ phải, biết quý trọng công sức và của cải, biết sống tương trợ hòa đồng với mọi người. Không ai có tự mình làm nên tất cả. Kế thừa và phát huy các thành quả lao động sẵn có của người khác đã gây dựng nên để tạo ra những gì mới mẻ và tiến bộ hơn, lớn lao hơn vốn là bản chất của xã hội loài người. Bởi thế, những gì chúng ta có hôm nay chính là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ. Sống biết ơn là thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc đời.
Để có được tính khiêm tốn thì đừng bao giờ so đo tính toán thiệt hơn. Cũng đừng vì hơn thua mà tranh đoạt hiềm khích lẫn nhau. Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ. Hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Lắn nghe để thấu nhận đúng đắn, thấu hiểu để cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những ai còn khó khăn hơn mình. hãy luôn hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp, tìm lấy cái thiện trong chính mình để có thể sống khiêm nhường.
Hãy khên ngợi người khác nhiều hơn là chê bai. Lời khên ngợi phải luôn chân thành, xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy ắp yêu thương. Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Không nên bảo thủ khi phạm phải sai lầm mà hỹ dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của bản thân, ra sức sửa chữ và hoàn thiện nhân cách, nhân lực của mình. 
Luôn giúp đỡ người khác là hành động thường thấy của người khiêm tốn. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
Bài học nhận thức và hành động
Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự tại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.
Học lối sống và hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
3.Kết bài:
“Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị” (Angghen). Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.

File đính kèm:

  • docxde_nghi_luan_xa_hoi_duc_tinh_khiem_ton_la_duc_tinh_can_co_o.docx