Đề nghị luận xã hội: Bệnh vô cảm
Thân bài
a. Giải thích: Bệnh vô cảm là gì +biểu hiện
- "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
- Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ:
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến
Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mình.
Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình
b.Nguyên nhân
- Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.
- Lối sống lệch lạc của con người khiến cho hiện tượng vô cảm tăng cao.
- Tuổi trẻ ngày nay còn thiếu những sân chơi lành mạnh, mang tính tập thể cao để bồi dưỡng và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.
- Gia đình và xã hội ít chú trọng giáo dục lối sống và đạo đức cho tuổi trẻ.
- Hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu chặt chẽ.
- Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
c. Hậu quả .: Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước.
- Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người.
- Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất.
- Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác
- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề nghị luận xã hội: Bệnh vô cảm
BỆNH VÔ CẢM 1/ MB Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: "Bệnh vô cảm". Vậy bệnh vô cảm là gì? 2/ Thân bài a. Giải thích: Bệnh vô cảm là gì +biểu hiện "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mình. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình b.Nguyên nhân Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Lối sống lệch lạc của con người khiến cho hiện tượng vô cảm tăng cao. Tuổi trẻ ngày nay còn thiếu những sân chơi lành mạnh, mang tính tập thể cao để bồi dưỡng và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Gia đình và xã hội ít chú trọng giáo dục lối sống và đạo đức cho tuổi trẻ. Hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu chặt chẽ. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. c. Hậu quả .: Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. d. Giải pháp Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Tạo ra sân chơi bổ ích cho mọi người tham gia. Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xh ta. 3/ Kết luận Để xứng đáng với danh nghĩa "con người" đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng. BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG I.MB: Gần đây, bạo lực học đường là một hiện tượng đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Vậy bạo lực học đường là gì? II.TB: 1. Giải thích. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN. Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. 2. Thực trạng: Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An Ở HƯng Yên gần đây một nữ sinh bị đánh trong tình trạng bị lột hết đồ. Ngay ở trường mình học........ Ở trường mình...... 3. Nguyên nhân Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, không có khả năng tự vệ, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Do sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. 4. Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp Ảnh hưởng đến gia đình Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình. Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Ảnh hưởng đến xã hội: Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động. 5. Giải pháp. Cá nhân người gây ra bạo lực học đường:cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức. Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. Gia đình: Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình Nhà trường Ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Xã hội: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội, coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mĩ III/KB: Bạo lực học đường là một hiện tượng xấu cần lên án và xóa bỏ. Mỗi chúng ta cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.. ************************************************* Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh. Ông bà ta thường nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có nghĩa là nếu đi nhiều nơi tìm hiểu nhiều thứ bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu chỉ quanh quẩn một khu vực nhỏ tầm nhìn sẽ rất hạn hẹp. Bởi thế những chuyến tham quan du lịch sẽ giúp cho mỗi chúng ta thu nhận được rất nhiều điều bổ ích. Vậy tham quan, du lịch là gì? Đấy là khi ta đặt chân đến những không gian mới mẻ để chiêm ngưỡng vè đẹp của cảnh quan, thiên nhiên, khám phá cuộc sống sinh hoạt của con người, để giao lưu học hỏi, trải nghiêm Về sức khỏe Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể nhìn qua sách báo, góp phần tích cực vào việc cải thiện sức khỏe Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Vả lại, các hoạt động ngoài trời sẽ giúp ta năng động, khỏe khoắn. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống. Về kiến thức: Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn giúp ta hiểu sâu hơn những bài học trong nhà trường, đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở. Với một chuyến tham quan du lịch địa đạo Củ Chi ở thành phố HCM, chúng ta không khỏi cảm phục lòng yêu nước đến quên mình của các chiến sĩ bộ đội. Tham quan di tích địa đạo này, mỗi chúng ta chợt nhận ra hoà bình tự do ngày hôm nay thật đáng quý biết bao, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của các chiến sĩ bộ đội, từ đó, ta càng thêm quý trọng cuộc sống của bản thân, sống sao cho tốt để xứng đáng với cái độc l ... i, gây ung thư phổi Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc, do dùng quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Đối với gđ: Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy. Đối với xã hội: Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà! d.Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan là do người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng thử ma túy cho dù chỉ thử một lần nhưng vẫn bị nghiện ma túy. Môt số thanh thiếu niên ăn chơi đua đòi. Đặc biệt, ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buôn lỏng nên một số thanh thiếu niên đã rơi vào cảnh nghiện ngập. Ngoài ra, công tác quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy, những người sau cai nghiện còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót. Công tác tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy của các đoàn thể chính trị đã được tăng cường thường xuyên. e.Cách phòng chống: Nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Bản thân Mỗi người cần phải tìm hiểu về tác hại, luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Gia đình Quan tâm chăm sóc, dạy dỗ con, giáo dục để con hiểu được sự nguy hiểm của tệ nạn này Cho con tham gia những hoạt động tập thể lành mạnh để phát con thể hiện được năng lực của bản thân, có kĩ năng sống tốt, tránh xa tệ nạn Khi con đã mắc tệ nạn cần động viên, quan tâm để con cai nghiện thành công Xã hội Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ. 3.KB Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy. 2.LÒNG THƯƠNG NGƯỜI Yêu thương là một trong những tình cảm vô cùng cao đẹp của con người. Vậy lòng yêu thương con người là gì.. 1.Giải thích:Vậy ta hiểu lòng yêu thương là gì? Lòng yêu thương là tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Đó có thể là tình cảm của những người ruột thịt, của tình bạn bè. Biểu hiện: Ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và giúp đỡ giữa con người với con người, Đó có thể là giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động Có khi là sự trân trọng với những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những thành công của những người xung quanh ta có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè Hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao Cái nhăn mặt của người bạn khi chứng kiến bạn mình khốn khổ uống một viên thuốc. Cái an ủi của cổ động viên nhí BĐN với cổ động viên Tây ban Nha cao to lực lưỡng khi Pháp thua BĐN, sau đó CĐV đi hẳn mới phát cờ chiến thắng. Ở hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tại sao lại cần có lòng thương người? Tình yêu thương rất cần trong cuộc sống. Nó luôn mang lại những điều kì diệu cho cả hai. Người nhận: khi yêu thương giúp đỡ người khác hay xoa dịu đi những lỗi đau về tinh thần mà những người xung quanh đang phải chịu đựng sẽ bù đắp được cho phần nào những thiếu thốn về vật chất mang lại cho họ cơ hội được sống giúp họ thêm nghị lực, niềm tin để vươn lên giữa cuộc đời. Có thể thành tích học tập của bạn không phải là tốt nhất, có thể cách nói chuyện của bạn hơi khô khan, có thể các em mặc của bạn không đẹp, có thể hình thức của bạn không ưa nhìn nhưng lòng nhân ái của bạn có thể khiến người khác cảm thấy ấm lòng. (Học cho ái, học để làm gì? - Tiêu Vệ) Người cho: Không chỉ vậy, được yêu thương người khác cũng là niềm hạnh phúc là ý nghĩa của cuộc sống chúng ta. Bởi ” Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”. Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Vì thế khi yêu thương ta sẽ có được niềm vui, sự yêu thương của người khác với mình. -> cho đi là còn mãi. Người có tình yêu thương được nhiều người yêu quý, chào đón- dễ gặt hái thành công: Vì tình yêu thương toát ra từ cử chỉ, hành động, ánh mắt, lời nói....đem đến cho người khác “tín hiệu” bạn là người đáng tin cậy. Nhờ thế mà người khác sẵn sàng hợp tác với bạn. Vì tình yêu thương sẽ làm cho mọi người xích lại gần nhau, tạo thành một khối thống nhất là cho cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn, Bởi thế mà thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. VD chứng minh: kể các phong trào ngày vàng vì bạn, hiến máu.... Phê phán biểu hiện sai trái Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô cảm, lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại.-> dễ dàng có thể giết hại người khác. -> Nơi lạnh giá không phải là nơi.... Nhưng người có tấm lòng san sẻ, giúp đỡ người khác cũng phải thật sự chân thành. Tình thương ấy phải từ thiện tâm của mình, không vụ lợi hay giúp đỡ người khác với thái độ hàm ơn, bề trên, coi thường, bố thí khiến người khác mặc cảm tủi thân. Một số người khong khó khăn nhưng lại chờ đợi sự giúp đỡ của người khác. Hoặc có một số vị quan chức lại ăn chặn sự giúp đỡ cho người nghèo. Tất cả đều cần lên án,. Một số người lợi dụng tình yêu thương của người khác. 3.Làm gì? Nhận thức: Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng, đố, kị, làm cho xã hội văn mình tươi đẹp hơn Thái độ: Vì thế mỗi người hãy dành tình yêu thương cho mọi người thật nhiều. Hành động: Để làm được điều này thì bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. “Cho đi là còn mãi”. Do đó từ bây giờ mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình một lòng yêu thương từ việc làm nhỏ nhất để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
File đính kèm:
- de_nghi_luan_xa_hoi_benh_vo_cam.doc