Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.

 Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.

 Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.

 Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”

 Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.

 Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[ ]

 (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87)

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào?

Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?

Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.

Phần II. Làm văn (8.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.

 

docx 7 trang cucpham 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SẢN PHẨM TẬP HUẤN KĨ THUẬT XÂY DỰNG
 NGHỆ AN MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN 
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức 
Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn THCS, trọng tâm là Ngữ văn lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
 2. Kĩ năng 
 - Đọc hiểu văn bản
 - Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học).
 3. Thái độ: 
	- Có tinh thần nghiêm túc khi nhìn nhận đánh giá vấn đề 
	- Có thái độ trân trọng với các giá trị của văn học dân tộc
=> Định hướng phát triển các năng lực: tư duy, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ của học sinh. 
 II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN
 1. Hình thức: Tự luận
 2. Thời gian: 120 phút
 3. Cách tổ chức thi : tập trung theo các hội đồng thi trong toàn tỉnh.
 III. MA TRẬN
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng
số 
I. Đọc hiểu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản nghệ thuật/ văn bản nghị luận
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: văn bản/ đoạn trích có độ dài khoảng 50 – 300 chữ.
- Nhận biết thể loại/ phương thức biểu đạt, ngôi kể của đoạn trích/văn bản.
- Nhận biết biện pháp tu từ, kiểu câu trong đoạn trích/ văn bản.
- Thu thập thông tin trong văn bản/ đoạn trích.
- Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của đoạn trích/ văn bản.
- Lí giải nội dung, ý nghĩa của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thông tin trong đoạn trích/ văn bản.
- Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức.
- Trình bày quan điểm của bản thân về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích.
Tổng
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
1.0
0.5
0.5
2.0
Tỉ lệ
10%
5%
5%
20%
II. Làm văn
1. Nghị luận xã hội
Viết bài văn nghị luận xã hội
Tổng
Số câu
1
1
Số điểm
3.0
3.0
Tỉ lệ
30%
30%
2. Nghị luận văn học
Viết bài văn nghị luận văn học
Tổng
Số câu
1
1
Số điểm
5.0
5.0
Tỉ lệ
50%
50%
Tổng số
Số câu
2
1
1
2
6
Số điểm
1.0
0.5
0.5
8.0
10.0
Tỉ lệ
10%
5%
5%
 80%
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ MINH HỌA TẬP HUẤN
NGHỆ AN
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 20.. – 20..
Môn thi: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.
	Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.
	Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
	Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”
	Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.
	Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[]
 (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87)
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. 
Câu 2. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào? 
Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? 
Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.
Phần II. Làm văn (8.0 điểm) 
Câu 1. (3.0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm) 
Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có ý kiến cho rằng: Bài thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm. 
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 60)
Từ việc Đọc hiểu bài thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NGHỆ AN
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 20.. – 20..
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
 ĐỀ MINH HỌA TẬP HUẤN
 (Bản hướng dẫn chấm gồm 4 trang)
 A. Hướng dẫn chung 
 - Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo nắm bắt nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
 - Tổng toàn bài là 10.0 điểm, chiết điểm từng câu đến 0.25, không làm tròn số.
 B. Hướng dẫn cụ thể
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
2.0
1.
 Ngôi kể: thứ ba
0.5
2.
 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là nêu được ý sau: bỏ than vào nồi đất mang theo bên người khi đi đường.
0.5
3.
- Đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất và thứ hai đồng thời có cách lí giải thấu đáo, thuyết phục.
 - Chỉ đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất hoặc người đàn ông thứ hai và có cách lí giải hợp lí.
 - Chỉ đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất và người đàn ông thứ hai nhưng chưa lí giải được vì sao.
 - Câu trả lời chung chung, mơ hồ, chưa đưa ra được quan điểm đúng đắn, chưa đánh giá, chưa bảo vệ được quan điểm của mình hoặc không trả lời.
0.5
0.5
0.25
0.0
4.
 Thí sinh biết bày tỏ, đánh giá về ý nghĩa nhan đề văn bản. Sau đây là định hướng: 
 Đây là một nhan đề hay, sâu sắc vì:
 - Là ngọn lửa thực ấm nóng, sưởi ấm, chiếu sáng cho con người.
 - Là ngọn lửa của tình yêu thương, sẻ chia.
0.5
II
1.
 Nghị luận xã hội về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
3.0
a.
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận :
Mở bài, thân bài, kết bài.
0.25
b.
 Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
Tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
0.25
c.
 Triển khai vấn đề nghị luận: 
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để làm nổi bật luận điểm. Biết kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng, dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động.
 Sau đây là một hướng giải quyết:
- Tình yêu thương được đặt ra trong văn bản:
 Đoạn trích đã ca ngợi tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của con người đối với những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Bàn luận về tình yêu thương của con người trong cuộc sống:
 + Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau
 + Nêu biểu hiện của tình yêu thương của con người trong cuộc sống bằng những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu.
 + Ý nghĩa của tình yêu thương đối với bản thân, những người xung quanh và đối với xã hội.
 + Phê phán những người sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với nỗi đau, khó khăn của người khác
 + Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
0.25
1.75
d.
 Sáng tạo:
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề cần nghị luận
0.25
e.
 Chính tả, dùng từ, đặt câu :
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
2.
 Nghị luận văn học ý kiến bàn về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
5.0
a.
 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 
 Mở bài, thân bài, kết bài.
0.25
b.
 Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
Ý kiến về hình ảnh ẩn dụ trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
0.25
c.
 Triển khai vấn đề nghị luận 
 Trình bày các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động.
Thí sinh có thể chọn lọc những hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu để bày tỏ suy nghĩ về ý kiến, không bắt buộc phải phân tích tất cả các hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong bài thơ.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
* Làm sáng tỏ ý kiến qua các ý sau:
 Tất cả các hình ảnh ẩn dụ được lấy từ thiên nhiên, đẹp, gợi cảm góp phần bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng là của nhân dân ta đối với Bác: 
- Hình ảnh ẩn dụ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam : 
+ Hình ảnh hàng tre: là ẩn dụ cho phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 
+ Hình ảnh tràng hoa: là ẩn dụ cho tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác- muốn dâng lên Bác
những gì đẹp nhất của cuộc đời mình.
- Hìn ảnh ẩn dụ thể hiện vẻ đẹp con người Bác: 
+ Hình ảnh mặt trời trong lăng: là ẩn dụ cho tầm vóc, tư tưởng lớn lao của Bác; sự bất tử của Bác trong lòng dân tộcthể hiện niềm tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác.
+ Hình ảnh vầng trăng: là ẩn dụ cho tâm hồn, cốt cách thanh cao, trong sáng của Bác; khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc
- Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tình cảm, ước nguyện chân thành và tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác : con chim, cành hoa, cây tre trung hiếu.
 * Đánh giá:
- Ý kiến trên đã khẳng định một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp và sự thành công của bài thơ là hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm.
- Qua sự sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, thấy được tài năng nghệ thuật cũng như tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ đối với Bác.
0.5
3.0
0.5
d.
 Sáng tạo: 
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề cần nghị luận
0.25
e.
 Chính tả, dùng từ, đặt câu: 
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25

File đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_so_giao_duc_v.docx