Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam (Có đáp án)

Phần Đọc- hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông sẽ chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình

- Ta chấm bức tranh này ! – Nhà vua công bố.

 (Hạt giống tâm hồn, NXB Văn hóa – Thông tin, 2015)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn: “Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh”.

Câu 3 (0,5 điểm). Xác định một phép liên kết câu và phương tiện liên kết được dùng trong đoạn văn in đậm.

Câu 4 (0,75 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh được gợi ra trong văn bản.

Câu 5 (0,75 điểm). Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn bức tranh nào? Lý giải ngắn gọn sự lựa chọn của em.

 

docx 9 trang cucpham 01/08/2022 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam (Có đáp án)

Đề minh họa tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
Phần I. MA TRẬN ĐỀ 
Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc –hiểu
Ngữ liệu: 
Văn bản 
văn học
Kiểu văn bản
 Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.
Trình bày sự lựa chọn của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản.
Nhận diện biện pháp tu từ, các phép liên kết câu
- Hiểu và giải thích được kiểu văn bản
.
Số câu
Số điểm
2
1,25
2
1,0
1 
0,75
5
3,0
Tỉ lệ
12,5%
10%
7,5%
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu đọc hiểu
Viết một bài văn nghị luận văn học
Số câu
Số điểm
1 
2,0
1
5,0
2
7,0
Tỉ lệ
20%
50%
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
1,0
2
1,0
2 
3,0
1
5,0
7
10,0
Tỉ lệ % điểm toàn bài
10%
10%
30%
50%
100%
Phần II. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
I. Phần Đọc- hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông sẽ chọn lấy một.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình 
- Ta chấm bức tranh này ! – Nhà vua công bố.
 (Hạt giống tâm hồn, NXB Văn hóa – Thông tin, 2015)
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? 
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn: “Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh”. 
Câu 3 (0,5 điểm). Xác định một phép liên kết câu và phương tiện liên kết được dùng trong đoạn văn in đậm. 
Câu 4 (0,75 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh được gợi ra trong văn bản. 
Câu 5 (0,75 điểm). Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn bức tranh nào? Lý giải ngắn gọn sự lựa chọn của em. 
II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản Đọc- hiểu, viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về sự bình yên trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm).
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về vẻ đẹp người lính lái xe Trường Sơn qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật.
----Hết----
Phần III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Đọc hiểu
(3,0đ)
1
- Kiểu văn bản: tự sự
- Lí giải: văn bản kể về sự việc nhà vua lựa chọn bức tranh về sự bình yên.
0,25
0,25
2
- Phép so sánh: Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ
- Tác dụng: Gợi ra sự phẳng lặng, trong sáng, yên bình của hồ nước....
* Chấp nhận cách diễn đạt khác của học sinh nếu đảm bảo đúng tác dụng của phép so sánh.
0,25
0,25
3
-HS chỉ đúng một trong các phép liên kết và phương tiện liên kết như sau:
+ Phép đồng nghĩa: nhà vua - vị vua.
+ Phép liên tưởng: nghệ sĩ, họa sĩ, bức tranh. 
+ Phép lặp: Từ bức tranh lặp 2 lần.
0,5
4
* Giống nhau: Cả hai bức tranh đều có những hình ảnh: hồ nước, những ngọn núi cao, bầu trời, đám mây... 
* Khác nhau:
+ Bức tranh thứ nhất: hồ nước yên ả, ngọn núi cao chót vót, bầu trời xanh, những đám mây trắng mịn màng,... 
->Bức tranh có những hình ảnh thật bình yên.
+ Bức tranh thứ hai: ngọn núi trần trụi, lởm chởm; bầu trời giận dữ đổ mưa như trút,..., dòng thác nổi bọt trút xuống giận dữ, chim mẹ đang an nhiên...
-> Bức tranh này không bình yên vẻ ngoài; chỉ có hình ảnh con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình là bình yên.
0,25
0,25
0,25
5
 Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể có những lựa chọn khác nhau, nhưng có kiến giải hợp lý, vẫn cho điểm tối đa. 
+ Nếu HS chọn bức tranh thứ nhất: lý giải được đó là sự bình yên được biểu hiện cụ thể, ai cũng dễ dàng nhận ra (không ồn ào, không có bất trắc, sóng gió đe dọa).
+ Nếu HS chọn bức tranh thứ hai: lý giải được đó là sự bình yên trong tâm hồn. Sự bình yên thực sự là dù sống giữa phong ba bão táp, sóng gió cuộc đời mà vẫn vững tâm, không bị ngoại cảnh tác động,...
0,75
Làm văn
(7,0 đ)
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn theo quan điểm HS đã thể hiện ở câu 5 phần Đọc – hiểu; vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng,... 
 - Có thể viết đoạn văn theo hướng 2 như sau:
+ Giải thích về bình yên: yên lành, không gặp điều gì tai hại, rủi ro... 
+ Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không ồn ào,... mà luôn cảm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn. Đó chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên. 
+ Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách, điều quan trọng là giữ vững được sự bình yên trong tâm hồn. Đó là sức mạnh giúp ta đứng vững, đi lên trong nghịch cảnh.
+ Phê phán những người bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, không tìm được sự bình yên trong tâm hồn...
+ Cần rèn luyện bản lĩnh, niềm tin để có được sự bình yên trong tâm hồn.
Thang điểm:
+ Điểm 0: HS không làm được bài hoặc sai lạc hoàn toàn.
+ Điểm 0,5 =>1,0: HS đáp ứng được một số yêu cầu về kiến thức, song bài viết còn sơ sài, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 1,0 =>1,5: HS đáp ứng khá tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, còn mắc một số lỗi.
 + Điểm 1,75 =>2,0:  HS đáp ứng tốt về kĩ năng và kiến thức, rành mạch, diễn đạt tốt, có đầu tư suy nghĩ, sáng tạo.
2
Định hướng chung: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
 b) Xác định đúng vấn đề: nghị luận về hình ảnh bài thơ: vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thể hiện được cảm xúc chân thành. 
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 
e) Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu, chính tả...
Định hướng cụ thể: 
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
0,5
* Triển khai vấn đề nghị luận: 
- Lần lượt làm nổi bật từng vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ lái xe được khắc họa trong bài thơ.
- Học sinh có thể có cách triển khai ý khác nhau nhưng cần hướng tới các ý sau:
- Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp gian khổ hiểm nguy.
 + Các anh bước lên xe không có kính với phong thái ung dung, tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh. 
+ Các anh chủ động mở rộng tầm nhìn, mở rộng tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ để giao hoà với vạn vật xung quanh khi ngồi trong buồng lái không có kính. 
+ Các anh chủ động chấp nhận khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
- Tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn:
+ Tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe được hình thành từ trong thử thách bom rơi .
+ Các anh chào nhau bằng cử chỉ thật đặc biệt khi gặp nhau; cùng nhau nấu cơm khi đến bữa, cùng chung bát đũa khi gặp bữa và trở thành gia đình đầm ấm, thành tình anh em ruột thịt.
3,0
1,0
- Tình yêu Tổ quốc thiết tha, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì Miền Nam thân yêu.
 + Các anh bất chấp xe bị tàn phá méo mó, biến dạng, bất chấp hiểm nguy để “ Xe vẫn chạy” vì tiếng gọi tha thiết của miền Nam. 
 + Các anh chỉ cần một trái tim trong xe là đủ.
* Đánh giá và khái quát vấn đề:
- Nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp người lính:
+ Khai thác chất liệu thơ từ hiện thực chiến trường, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, giàu sức gợi.
+ Những câu thơ mang dáng dấp văn xuôi, lời thơ đậm chất khẩu ngữ ; nhịp thơ, giọng thơ sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng mà vẫn đầy sức sống.
- Suy nghĩ, khẳng định,: 
 Vẻ đẹp những chàng trai lái xe anh dũng, kiên cường trong bài thơ là vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt, hào hùng. Họ đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, đã cống hiến không tiếc máu xương để ngày đêm chi viện sức người, sức của cho miền Nam. 
- Liên hệ bài học: yêu mến, tự hào, biết ơn sâu sắc , sống xứng đáng với cha anh
Thang điểm:
+ Điểm 0: HS không làm được bài, hoặc sai lạc hoàn toàn..
+ Điểm 0,5 ->2,0: HS đáp ứng được một số yêu cầu về kiến thức, song bài viết còn sơ sài, diễn đạt lúng túng.
+ Điểm 2,0 -> 3,0: HS đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu, song bài viết chung chung, triển khai chưa thật cụ thể, rành mạch.
+ Điểm 3 ->4: HS đáp ứng khá tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 + Điểm 4,0 ->5,0: HS đáp ứng tốt về kĩ năng và kiến thức, rành mạch, diễn đạt tốt, sáng tạo.

File đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_so_giao_duc_va_dao.docx