Đề minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

 (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của bài hát trên ?

Câu 2(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong văn bản.

Câu 3(1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất mà lời bài hát mang đến là gì?

Câu 4 (0,5 điểm): Các hình ảnh “ánh lửa”, “bình minh”, “mặt trời”, “hạt nắng” có những đặc điểm gì giống nhau?

 

doc 6 trang cucpham 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)

Đề minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Có đáp án)
SẢN PHẨM THỰC HÀNH SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
MA TRẬN - ĐỀ BÀI MINH HỌA
   Mức độ
 NL ĐG
 Nhận biết
Thông hiểu
              Vận dụng
   Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 I. Đọc - hiểu 
 - Ngữ liệu: văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọnngữ liệu: 01 văn bản hoàn chỉnh. Dung lượng vừa phải tương đương với VB được học chính thức trong chương trình. 
- Nhận diện được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn VB bằn các kiến thức về Tiếng Việt, thể loại, đề tài, chủ đề của VB.
(Câu I.1)
- Hiểu được vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ dược sử dụng trong văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong văn bản.
(Câu I.2, I.3)
Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản.
(Câu I.4)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
1
10%
4
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội
Viết một bài văn NLVN
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
1
0,5
5%
2
1,5
15%
2
3
30%
1
5
50%
6
10
10%
ĐỀ BÀI MINH HỌA
I ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Đọc  văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
 (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của bài hát trên ?
Câu 2(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong văn bản.
Câu 3(1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất mà lời bài hát mang đến là gì? 
Câu 4 (0,5 điểm): Các hình ảnh “ánh lửa”, “bình minh”, “mặt trời”, “hạt nắng” có những đặc điểm gì giống nhau? 
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung lời bài hát trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lối sống có trách nhiệm của học sinh.
Câu 2 (5,0 điểm)
Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, trang 122 có viết: “Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn”. 
Bằng cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, em hãy làm rõ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. 
Đọc hiểu
1
Biểu cảm, miêu tả
0,5
2
- Chỉ ra phép điệp ngữ:
+ Hãy sống như..
+ Và sao không là
+ Sao không là
- Tác dụng: Phép điệp ngữ nhấn mạnh khát vọng cao đẹp của tác giả, đặc biệt còn khiến lời thơ như giục giã nhắc nhở con người về lẽ sống tốt đẹp.
1
0,5
0,5
3
. Thông điệp lời bài hát mang lại: biết yêu cuộc sống, yêu cuộc đời tha thiết, cần có khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
1,0
4
Nhận xét về sự giống nhau giữa các từ ngữ: Đều gợi ra sự tươi sáng, có thể đem lại ánh sáng, sự sống và niềm tin cho con người.
II. Tập làm văn
( 7điểm )
1
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn
0,25
b. Xác định được vấn đề nghị luận
0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, Có thể viết đoạn văn theo hướng dẫn sau:
 - Nêu cách hiểu: Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thândám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.
- Nhận thức được lứa tuổi học sinh cần sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Nêu biểu hiện của lối sống có trách nhiệm:
+ Thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; Yêu thương, quan tâm, gắn bó với gia đình; Tích cực trong học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động tập thể; Sống tích cực, sẵn sàng cống hiến
- Khẳng định giá trị tích cực của lối sống có trách nhiệm.
1,0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
2
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê .
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài , Kết bài giới thiệu đầy đủ về vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định. Kết bài khát quất được nội dung nghị luận.
0,25
b. Xác định được vấn đề nghị luận
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau: 
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
+ Đánh giá nhận định và cảm nhận về thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước qua nhận định
Phương Định là cô gái có tâm hồn trẻ trung, trong sáng, luôn lãng mạn, yêu đời với một tâm hồn đẹp, giàu mơ mộng.
+ Tác giả để nhân vật Phương Định tự giới thiệu về mình bộc lộ sự tự tin, hồn nhiên, thanh lịch với vẻ đẹp bên ngoài và duyên thầm bên trong (dẫn chứng).
+ Phân tích vẻ đẹp lãng mạn, yêu đời với tiếng hát, những hiểu biết và cả sự “bịa” bài hát hồn nhiên, thông minh của Phương Định (dẫn chứng cụ thể).
+ Người con gái hay ngồi bó gối mơ mộng với tâm hồn tinh tế trước trận mưa đá bât ngờ và gợi cả về một kí ức
Phương Định – một cô gái dũng cảm, sống có lí tưởng.
+ Vừa rời ghế nhà trường cô đi vào chiến trường, luôn tự trọng một cách kiêu hãnh “không bao giờ đi khom” và hình ảnh đẹp nhất trong lòng cô là hình ảnh những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ
+ Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, với cái chết để hoàn thành công việc cũng như luôn bình tĩnh khi phá bom nổ chậm, cái chết cũng chỉ là một hình ảnh thoáng qua trong đầu (dẫn chứng).
Phương Định – cô gái có tình đồng đội, đồng chí sâu nặng
Có những chia sẻ và cảm nhận rất trìu mến về đồng đội (với Nho và chị Thao).
Chia sẻ những khó khăn gian khổ với đồng đội, chăm sóc và yêu thương đồng đội của mình.
Với tình huống độc đáo, truyện đã thể hiện tâm trạng đau đớn, lo lắng, quan tâm của cô với đồng chí, đồng đội – đó là vẻ đẹp làm cho Phương Định tỏa sáng trên trang truyện.
 Mở rộng, liên hệ:
+ So sánh Phương Định với chị Thao và Nho, rút ra vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh.
+ Đây là truyền thống dũng cảm, kiên cường, đẹp đẽ và vinh quang của dân tộc mà thế hệ trẻ cần phải giữ gìn và phát huy.
- Đánh giá chung về nhận định và khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Phương Định.
4,0
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ đạt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
*Lưu ý:
	1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
	2.chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có cảm xúc.
	3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
	4. Không cho điểm những bài chỉ nêu chung chung sáo rỗng. 

File đính kèm:

  • docde_minh_hoa_ngu_van_lop_9_so_giao_duc_va_dao_tao_thanh_hoa_c.doc