Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

Câu 1 (1,0 điểm)

a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

b. Cho biết hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” trong đoạn trích sau:

Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:

- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 2 (1,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

 Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

a. Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích.

b. Xét về mặt hình thức, hai câu đầu trong đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó.

 

doc 3 trang cucpham 01/08/2022 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục vào đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9
QUẢNG NAM
Năm học 2012 – 2013
Môn Ngữ văn 
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. 
b. Cho biết hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” trong đoạn trích sau:
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
	Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc. 
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
a. Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích.
b. Xét về mặt hình thức, hai câu đầu trong đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó.
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những điểm chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
Câu 4 (6,0 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
---------- HẾT ---------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9
QUẢNG NAM
Năm học 2012 – 2013
Môn Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(1.0 đ)
a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. 
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. (0.25)
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.(0.25)
0.50
b. Cho biết hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” trong đoạn trích ()
Hàm ý: Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
0.50
Câu 2
(1.0 đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
a. Thành phần tình thái: đâu như
0.50
b. Phép thế - Anh thay thế cho Đại đội trưởng
0.50
Câu 3
(2.0 đ)
Nêu những điểm chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 
- Cùng chung hoàn cảnh sống và chiến đấu: 
 + Cùng chung hoàn cảnh sống: Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, là nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt...
0,50
 + Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu: Công việc của họ là tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Đó là công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh... 
0.50
- Có chung phẩm chất cao đẹp: Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh, có tình đồng đội gắn bó...
0,50
- Có những nét chung về tâm hồn của những cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt...
0,50
* Trong từng điểm chung, bài làm không nhất thiết phải nêu trọn vẹn các ý nhỏ cụ thể.
Câu 4
(6,0 đ)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận văn học để trình bày cảm nhận về một bài thơ.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, học sinh trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá.
1.00
- Cảm nhận được tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác được thể hiện qua các khổ thơ:
+ Tâm trạng, cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
+ Tâm trạng, cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác.
+ Xúc cảm và những suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh
+ Tâm trạng lưu luyến và mong ước muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác.
- Cảm nhận được giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào; hình ảnh thơ có sự kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
4.00
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ và những suy ngẫm của bản thân.
1.00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
Lưu ý:
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (một bài đạt điểm tối đa vẫn có thể còn có những sơ suất nhỏ).
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2012_2013_so_giao.doc