Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
( Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: ( 0.25 điểm) Dòng nào nêu đúng và đủ nhất nghĩa của cụm từ “ Người đồng mình” ?
A. Người ở cùng làng, có quan hệ họ hàng với mình.
B. Người có quan hệ láng giềng với mình.
C. Người dân sống trên cùng một đất nước với mình.
D. Người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc với mình.
Câu 2: ( 0.25 điểm) Trong câu thơ “ Người đồng mình yêu lắm con ơi”, tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập: .
Câu 3: ( 1.0 điểm) Những câu sau đây chưa đầy đủ kết cấu chủ - vị, đúng hay sai?
A. Người đồng mình thương lắm con ơi
B. Cao đo nỗi buồn
C. Xa nuôi chí lớn
D. Sống như sông như suối Đ
Câu 4: ( 1.5 điểm) Theo em, tại sao ở đoạn thơ thứ hai, trong câu thơ “ Người đồng mình thương lắm con ơi” nhà thơ lại sử dụng từ “ thương” thay cho từ “ yêu” đã dùng trong đoạn thơ thứ nhất?
Câu 5: ( 2.0 điểm)Từ bài thơ “ Nói với con” của Y Phương và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn ( khoảng từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của mình về cội nguồn của mỗi con người và trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng và bảo về quê hương, đất nước.
Câu 6: ( 5.0 điểm)Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 9 ( Thời gian làm bài: 90 phút) I. Mục đích: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ II với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức đề: Trắc nghiệm kết hợp tự luận III. Ma trận: IV. Biên soạn câu hỏi kiểm tra: V. Hướng dẫn chấm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc hiểu Ngữ liệu: - Văn bản nghệ thuật -Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “ Nói với con”. - Thu thập thông tin trong đoạn thơ ( chú thích từ ngữ) - Nhận diện thành phần biệt lập, kết cấu chủ - vị. - Hiểu được dụng cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật của nhà thơ. Tổng Số câu 3 1 4 Số điểm 1,5 1,5 3,0 Tỉ lệ 15% 15% 30% II. Tập Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn ngắn Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội. Viết đoạn văn nghị luận xã hội. Câu 2: Nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ. Viết bài văn nghị luân văn học. Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 9 I.ĐỌC HIỂU: ( 3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. ( Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1: ( 0.25 điểm) Dòng nào nêu đúng và đủ nhất nghĩa của cụm từ “ Người đồng mình” ? A. Người ở cùng làng, có quan hệ họ hàng với mình. B. Người có quan hệ láng giềng với mình. C. Người dân sống trên cùng một đất nước với mình. D. Người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc với mình. Câu 2: ( 0.25 điểm) Trong câu thơ “ Người đồng mình yêu lắm con ơi”, tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập: ... Câu 3: ( 1.0 điểm) Những câu sau đây chưa đầy đủ kết cấu chủ - vị, đúng hay sai? Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Sống như sông như suối Đ Đ Đ Đ S S S S Câu 4: ( 1.5 điểm) Theo em, tại sao ở đoạn thơ thứ hai, trong câu thơ “ Người đồng mình thương lắm con ơi” nhà thơ lại sử dụng từ “ thương” thay cho từ “ yêu” đã dùng trong đoạn thơ thứ nhất? Câu 5: ( 2.0 điểm)Từ bài thơ “ Nói với con” của Y Phương và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn ( khoảng từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của mình về cội nguồn của mỗi con người và trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng và bảo về quê hương, đất nước. Câu 6: ( 5.0 điểm)Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGDVN, 2010, trang 58, 59) -----Hết----- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 -2019 Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn). Hướng dẫn cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 3.0 2 Học sinh chọn đáp án D 0.25 3 Học sinh điền: gọi đáp 0.25 4 Học sinh chọn đáp án A. Đ B. S C. S D. S ( Mỗi đáp án đúng : 0,25 điểm) 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 5 Học sinh có thể sẽ trả lời: - Hai từ “ yêu” và “ thương” đều có nét nghĩa tương đồng với nhau. - Nhưng ở đoạn thơ thứ nhất tác giả sử dụng từ “ yêu” với hàm ý: Yêu: “ người đồng mình” với sự ngợi ca vì đó là những con người tài hoa, biết yêu cái đẹp, đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. - Còn ở đoạn thơ thứ hai, tác giả sử dụng từ “ thương” với hàm ý: Thương: “ người đồng mình” vì cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, cực nhọc, đói nghèo, lam lũ song luôn có ý chí vươn lên. *Trong trường hợp HS hiểu: Để tránh lỗi lặp từ trong câu. *Học sinh không trả lời được câu hỏi ( Lưu ý:Tùy mức độ HS trả lời mà GV ghi điểm) 1.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.0 6 a.Về kĩ năng: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đảm bảo được hình thức trình bày đoạn văn, làm rõ quan điểm của mình nhưng phải bám sát bản chất của vấn đề, có sự liên kết, lập luận chặt chẽ, đúng thể loại văn nghị luận xã hội. b.Về nội dung: *Cội nguồn của mỗi con người là gia đình và quê hương, đất nước. *Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương, đất nước hiện nay: Phấn đấu học tốt, được trở thành con ngoan, trò giỏi, tích lũy tri thức, kĩ năng sống, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe để góp phần xây dựng quê hương đất nước. *Trường hợp: - Học sinh nắm được yêu cầu của đề nhưng trình bày chung chung, lập luận chưa chặt chẽ. - Học sinh chỉ nêu được một trong hai ý, chưa viết thành đoạn văn. - Học sinh chưa hiểu yêu cầu của đề hoặc bỏ giấy trắng. Học sinh có thể có nhiều cách hiểu, sau đây là một số gợi ý: a. Về kĩ năng: Vận dụng được phương pháp nghị luận một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Về nội dung: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn trích. -Khổ thơ 1: Khổ thơ được tạo nên bằng cấu trúc hai cặp thơ sóng đôi những hình ảnh thực và ẩn dụ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi đứng trong dòng người chờ vào lăng. + Hình ảnh mặt trời thực sóng đôi cùng hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng vừa nói lên sự vĩ đại của Bác,vừa thể hiện sự tôn kính, tự hào, lòng biết ơn của nhà thơ, của nhân dân đối với người. + Từ hình ảnh thực dòng người đi trong thương nhớ, đến hình ảnh kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp thể hiện lòng thành kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. - Khổ thơ 2: Khổ thơ diễn tả cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng. + Trong lăng, khung cảnh và không khí thanh tĩnh, trang nghiêm. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi suy nghĩ về tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. + Hình ảnh ẩn dụ trời xanh khẳng định sự trường tồn của Bác. Câu thơ còn gợi lên nỗi đau xót không nguôi của tác giả trước sự ra đi của Người. -Đánh giả chung về nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. 1.0 0.5 1.5 0.75 0.75 (1.0) (0.5) (0.0) 1.0 4.0 0.5 1.5 1.5 0.5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc