Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)

Câu 1. (2đ)

Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Nêu ví dụ?

Câu 2. (1đ)

Hãy kể các loại lực ma sát mà em đã học. Cho một ví dụ về lực ma sát có lợi

Câu 3. (2đ)

a) Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

b) Tại sao khi kéo một gàu nước từ dưới giếng lên, lúc gàu còn ngập trong nước thì kéo thấy nhẹ hơn khi gàu lên khỏi mặt nước?

Câu 4. (1đ)

Áp suất của nước biển tác dụng vào một người thợ lặn là 370800N/m2. Hãy tính độ sâu của người thợ lặn so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.

Câu 5. (3đ)

Một người đi xe máy trên đoạn đường đầu dài 78km với vận tốc 30km/h, đi đoạn đường tiếp theo dài 15km mất 24 phút.

a. Tính thời gian đi quãng đường đầu.

b. Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy khi đi hết cả quãng đường

c. Người đi xe máy đến nơi lúc mấy giờ? Biết người đó bắt đầu khởi hành lúc 8giờ

 

doc 4 trang cucpham 22/07/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA HKI – MÔN VẬT LÍ LỚP 8
NĂM HỌC 2013 - 2014
BƯỚC 1: MỤC ĐÍCH KIỂM TRA 1 TIẾT
	a. Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 đến tiết thứ 18 theo phân phối chương trình	
b. Mục đích
 	- Đối với học sinh:
Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 18
 	- Đối với giáo viên:
Nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học.
BƯỚC 2: HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra bằng hình thức tự luận 100%
Bước 3: THIẾT LẬP MA TRẬN:
TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Chuyển động cơ học
4
3
3*70% = 2.1
4 – 2,1 = 1,9
(2,1*100)/17 = 12.4
(1,9*100)/17 = 11.2
2. Lực
4
3
3*70% = 2.1
4 – 2,1 = 1,9
(2,1*100)/17 = 12.3
(1,9*100)/17 = 11.2
3. Áp suất
7
6
6*70% = 4.2
7 – 4,2 = 2.8
(4.2*100)/17 = 24.7
(2.8*100)/17 = 16.5
4. Công
2
2
2*70% = 1.4
2 – 1,4 = 0.6
(1,4*100)/17 = 8.2
(0.6*100)/17 = 3.5
Tổng
17
14
9.8
7.2
57.6
42.4
TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
(Đề này gồm 6 câu tự luận)
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TL
Lí thuyết
1. Chuyển động cơ học
12.4
(12.4*6)/100= 0.7 = 1 câu
1 (2đ) 
5’
2đ
2. Lực
12.3
(12.3*6)/100= 0.7 = 1 câu
1 (1đ) 
5’
1đ
3. Áp suất
24.7
(24.7*6)/100= 1.4 = 1 câu
1 (2đ)
10’
2đ
4. Công
8.2
(8.2*6)/100= 0.4 = 0 câu
Vận dụng
1. Chuyển động cơ học
11.2
(11.2*6)/100= 0.6 = 1 câu
1 (3đ)
15’
3đ
2. Lực
11.2
(11.2*6)/100= 0.6 = 1 câu
1 (1đ)
5’
1đ
3. Áp suất
16.5
(16.5*6)/100= 0.9 = 1 câu
1 (1đ)
5’
1đ
4. Công
3.5
(3.5*6)/100= 0.2 = 0 câu
Tổng
100%
6
6 (10đ) 45’
10đ
BÖÔÙC 3: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VL6:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
TL
Cấp độ cao
TL
1. Chuyển động cơ học
· Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Như vậy, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối và tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
· Dựa vào tính tương đối của chuyển động hay đứng yên để lấy được ví dụ trong thực tế thường gặp.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Số câu hỏi
C1
C5
2
Số điểm
2
3
5
2. Lực
- Nêu các loại ma sát
- Ví dụ
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
Số câu hỏi
C2
C6
2
Số điểm
1
1
2
3. Áp suất
- Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét
Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
Số câu hỏi
C3
C4
2
Số điểm
2
1
3
TS câu hỏi
2
1
3
6
TS điểm
3
2
5
10
BƯỚC 4: BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:
Câu 1. (2đ) 
Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Nêu ví dụ? 
Câu 2. (1đ) 
Hãy kể các loại lực ma sát mà em đã học. Cho một ví dụ về lực ma sát có lợi 
Câu 3. (2đ)
a) Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
b) Tại sao khi kéo một gàu nước từ dưới giếng lên, lúc gàu còn ngập trong nước thì kéo thấy nhẹ hơn khi gàu lên khỏi mặt nước?
Câu 4. (1đ) 
Áp suất của nước biển tác dụng vào một người thợ lặn là 370800N/m2. Hãy tính độ sâu của người thợ lặn so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
Câu 5. (3đ) 
Một người đi xe máy trên đoạn đường đầu dài 78km với vận tốc 30km/h, đi đoạn đường tiếp theo dài 15km mất 24 phút.
a. Tính thời gian đi quãng đường đầu.
b. Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy khi đi hết cả quãng đường
c. Người đi xe máy đến nơi lúc mấy giờ? Biết người đó bắt đầu khởi hành lúc 8giờ
Câu 6. (1đ) 
Hãy biểu diễn lực tác dụng lên vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn là F1 = 250N. Vẽ thêm lực F2 cân bằng với lực F1
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Hướng dẫn
Điểm
Câu 1 (2đ)
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên
1
- Ví dụ đúng
1đ
Câu 2 (1đ)
Nêu đúng ba loại lực ma sát
0.5đ
Nêu ví dụ đúng 
0.5đ
Câu 3 (2đ)
Nêu phương, chiều, độ lớn lực đẩy Ác-si-mét đúng 
1đ
Giải thích đúng
1đ
Câu 4 (1đ)
Tóm tắt
0.25đ
Công thức đúng
0.25đ
Thay số tính đúng kết quả
0.5đ
Câu 5 (3đ)
Tóm tắt
0.25đ
Tính thời gian 
+ công thức (0.25đ)
+ tính toán đúng (0.75đ)
1đ
Tính vận tốc trung bình 
+ công thức (0.25đ)
+ tính toán đúng (0.75đ)
1đ
Tính được thời điểm đến nơi
0.75đ
Câu 6 (1đ)
Biểu diễn F1 đúng TLX
0.5đ
Biểu diễn F2 đúng
0.5đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_8_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc
  • docCẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1-LY8-HKI.doc