Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)

Câu 1. Một vật chuyển động khi nào và đứng yên khi nào, lấy VD minh họa? Tại sao nói chuyển động và đứng yên của vật có tính tương đối?

Câu 2. Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức?

Câu 3. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho VD minh họa. Döïa vaøo quaùn tính, em haõy giaûi thích taïi sao ñeå phuûi buïi treân aùo quaàn ta thöôøng giuõ maïnh quaàn aùo xuoáng ?

Câu 4: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn?

Câu 5. Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển. Lấy VD minh họa

 

doc 4 trang cucpham 22/07/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – MÔN VẬT LÝ 8
I- LÝ THUYẾT:
1. Chuyển động cơ học. (1 đ)
2. Chuyển động đều, chuyển động không đều. (1đ)
3. Sự cân bằng lực. Quán tính. (1 đ)
4. Lực ma sát. (1 đ)
5. Áp suất khí quyển. (1đ)
6. Lực đẩy Ác-si-mét. (0.5 đ)
 II- BÀI TẬP:
1. Vận tốc. (1 đ)
2. Biểu diễn lực. (1 đ)
3. Áp suất chất rắn. (1 đ)
4. Áp suất chất lỏng. (1.5 đ)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG KIỂM TRA 1 TIẾT HKI - NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH MÔN: VẬT LÍ 8
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1. Một vật chuyển động khi nào và đứng yên khi nào, lấy VD minh họa? Tại sao nói chuyển động và đứng yên của vật có tính tương đối?
Câu 2. Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức?
Câu 3. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho VD minh họa. Döïa vaøo quaùn tính, em haõy giaûi thích taïi sao ñeå phuûi buïi treân aùo quaàn ta thöôøng giuõ maïnh quaàn aùo xuoáng ?
Câu 4: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn? 
Câu 5. Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển. Lấy VD minh họa
Câu 6. Cho biết phương , chiều của lực đẩy Acsimet?
Câu 7. Hãy biểu diễn những lực dưới đây:
- Trọng lực của một vật có khối lượng 10kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 20N)
- Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn)
Câu 8. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108 km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s?
Câu 9. Một vật có khối lượng là 50kg đặt trên một sàn nằm ngang. Hỏi áp suất vật đó tác dụng lên mặt sàn là bao nhiêu nếu diện tích tiếp xúc của vật với mặt sàn là 250cm2.
Câu 10. Một thùng có độ cao 1,6m chứa đầy nước.
 a) Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm ở thành thùng cách đáy 40cm.
	b) Nếu điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì áp suất trên tăng hay giảm? Tại sao?
(cho )
---------------------Hết---------------------
(Giáo viên không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG KIỂM TRA 1 TIẾT HKI - NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH MÔN: VẬT LÍ 8
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN:
 Câu 1: - Khi ví trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. (0.25đ)
- Khi ví trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. (0.25 đ)
- Lấy VD: (0.25 đ)
- Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối (0.25 đ)
Câu 2: 
Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian. 0.25đ
Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay đổi theo thời gian. 0.25
 Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: vtb = (0.25 đ) 
 (0.25 đ) Trong đó. vtb Là vận tốc trung bình ( m/s; km/h)
 s là quãng đường đi được ( m ; km)
 t là thời gian đi hết quãng đường ( s ; h)
Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều và có cùng độ lớn. (0.25 đ)
VD: Một quả cầu treo trên sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực căng của dây. VD khác đúng cũng được điểm tối đa. (0.25 đ)
 Giải thích hiện tượng giũ bụi trong quần áo: Khi ta cầm quần áo giũ rồi dừng lại đột ngột thì tay và quần áo thay đổi vận tốc nhưng bụi không kịp thay đổi vận tốc nên vẫn chuyển động, vì vậy mà bụi văng ra ngoài. (0.5 đ)
Câu 4: VD: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh, ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường (0.5 đ)
 Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng, ngăn cản chuyển động lăn của quả bóng là lực ma sát lăn (0.5 đ)
Câu 5 : Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển :
- Trái Đất được bao bọc bởi một lớp khí quyển dày hàng ngàn ki lô mét, dưới tác dụng của trọng lực lớp khí quyển này gây nên một áp suất. (0.25 đ)
- Trái Đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. (0.25 đ)
Ví dụ : Dùng ống hút có thể hút để đưa nước vào miệng hoặc khi hút bớt không khí trong hộp sữa thì vỏ hộp bị bẹp nhiều phía. (0.5 đ)
Câu 6: Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng vuông góc với mặt đất và có chiều từ dưới lên. (0.5 đ)
Câu 7: Mỗi hình vẽ đúng được 0.5 điểm
 P = 25000 N
 P = 100N 20 N 5000N
Câu 8: Tóm tắt : (0.25 đ) 
 t = 2h
 S = 108km
 v = ? k/h ? m/s
Giải : Vận tốc của Ô tô là :
 0.25 đ
ADCT : Thay số (0.25 đ)
 0.25 đ
Đáp số : 54k/h ; 15m/s
Câu 9 : m = 50 kg F = P = 500N (0.5 đ) 
 S = 250cm2 = 0,025 m2 Giải 
 p = ? Áp suất tác dụng lên mặt sàn là.
 p = = = 20.000 ( N/m2) (0.5 đ)
Câu 10: Tóm tắt: (0.25 đ)
 a) .
 b) .
 hay ?
Giải: a. Chiều cao của cột chất lỏng:
 (0.25 đ)
Áp suất của nước tác dụng lên một điểm ở cách đáy thùng 40cm:
 (0.5 đ)
 b. Nếu điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì áp suất trên sẽ tăng lên. Vì khi điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì chiều cao của cột chất lỏng tăng lên (0.5 đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_8_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc